Theo nghiên cứu của Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) năm 2017, tiêu chảy khiến hơn 1.300 trẻ dưới 5 tuổi tử vong mỗi ngày trên toàn cầu. Bệnh tuy có mức độ nguy hiểm khá cao nhưng hoàn toàn có thể ngăn ngừa và điều trị được nếu ba mẹ hiểu đúng về bệnh, qua đó chăm sóc sức khỏe cho trẻ tốt hơn.
Mỗi năm thế giới có gần 1,7 tỷ ca tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ, con số trên được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố vào năm 2017. Cũng theo WHO, tiêu chảy là nguyên nhân lớn thứ hai gây tử vong cho trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn cầu2.
Tại Việt Nam, tiêu chảy cũng là một trong mười nguyên nhân gây đe dọa đến sức khỏe rất lớn những năm gần đây.
Thế nhưng thực tế, nhiều bậc phụ huynh lại có phần chủ quan, hoặc chưa nhận thức đúng về việc chăm sóc, điều trị, và ngăn ngừa tiêu chảy cho trẻ. Việc áp dụng các quan niệm sai lầm, phương pháp dân gian không qua kiểm chứng hoặc sử dụng sai nhóm thuốc điều trị có thể đưa đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Mẹ đã hiểu rõ về tiêu chảy cấp?
Tiêu chảy là đi ngoài phân lỏng, nhiều nước trên 3 lần trong một ngày (trong 24 giờ kể từ lần tiêu chảy xuất hiện đầu tiên). Tiêu chảy cấp là tiêu chảy khởi đầu cấp tính kéo dài không quá 14 ngày, phân lỏng, nhiều nước. Đợt tiêu chảy là khoảng thời gian kể từ ngày đầu tiên bị tiêu chảy cho tới 2 ngày sau khi tính chất phân đã trở về bình thường. Nếu sau 2 ngày trẻ bị tiêu chảy trở lại, lúc này được tính là đợt tiêu chảy mới.
Nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ là do nhiễm virus, trong đó Rotavirus là “thủ phạm” chính. Theo một bài viết của tác giả PGS.TS.BS Nguyễn Thị Việt Hà đăng trên trang điện tử Bệnh viện Nhi Trung Ương năm 2015: Tại Việt Nam, 55% trường hợp tiêu chảy cấp nhập viện ở trẻ nhỏ là do Rotavirus.
Vi khuẩn là nguyên nhân thường gặp thứ hai, như E.coli, Tả…
Tiêu chảy cấp là tiêu chảy khởi đầu cấp tính kéo dài không quá 14 ngày, phân lỏng nhiều nước
Thực chất, việc trẻ đi tiêu nhiều lần là cách để cơ thể đào thải độc tố ra ngoài. Thuốc cầm tiêu chảy làm giảm nhu động ruột khiến phân không thải ra ngoài được, sẽ càng làm cho thời gian lưu trú của các virus, vi khuẩn trong đường tiêu hóa kéo dài hơn, gây nặng thêm tình trạng tiêu chảy của trẻ. Mặt khác, việc lạm dụng kháng sinh có thể làm rối loạn hệ vi sinh ruột, càng làm trẻ hấp thu kém, tiêu chảy kéo dài, lâu bình phục.
Điều trị tiêu chảy cấp như thế nào?
Theo báo cáo Hội nghị Đồng thuận Khuyến cáo về Chẩn đoán và Điều trị Tiêu chảy cấp ở trẻ em của Hội Nhi khoa Việt Nam, và Bệnh viện Nhi Trung Ương3, điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:
- Bù nước điện giải: Oresol áp lực thẩm thấu thấp là dung dịch phổ biến được các bác sĩ khuyên dùng để đề phòng mất nước cho trẻ tiêu chảy nhưng chưa có dấu hiệu mất nước, hoặc để bù nước và điện giải khi trẻ bị tiêu chảy cấp ở mức độ nhẹ và vừa.
- Bổ sung kẽm: Kẽm rất cần thiết cho trẻ trong và sau khi bị tiêu chảy vì giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, giảm tỉ lệ tái phát đợt tiêu chảy mới và đặc biệt giúp hồi phục tế bào ruột sau khi trẻ bị tiêu chảy. Do đó, việc bổ sung kẽm khi bị tiêu chảy trong 10-14 ngày sẽ giúp trẻ mau phục hồi, và giảm tỷ lệ tái phát trong 2-3 tháng sau.
- Bổ sung dinh dưỡng: Khi trẻ bị tiêu chảy cấp, không nên kiêng khem mà cần tiếp tục cho trẻ ăn theo nhu cầu, khuyến khích khi trẻ chán ăn, cho ăn từng lượng nhỏ.
- Điều trị kháng sinh: Kháng sinh chỉ được sử dụng khi bác sĩ chẩn đoán trẻ tiêu chảy là do nhiễm vi khuẩn.
- Bổ sung men vi sinh (Probiotics)
Bổ sung men vi sinh đúng cách sẽ giúp bé nhanh chóng hồi phục hệ vi sinh khi bị tiêu chảy cấp.
Ngoài tác dụng cân bằng và phục hồi lại hệ vi sinh ruột sau đợt tiêu chảy, một số men vi sinh hiện nay có ưu điểm là có thể hạn chế được các nguyên nhân tiêu chảy do vi khuẩn gây ra như men vi sinh Saccharomyces boulardii CNCM I-745. Hơn nữa, một nghiên cứu mới đây đăng trên tạp chí PLOS 2018 cho thấy, khi phối hợp men vi sinh dạng nấm Saccharomyces boulardii với kẽm (Zn) sẽ mang đến hiệu quả hơn một số thuốc khác trong điều trị tiêu chảy cấp hiện nay, vì có thể giúp bệnh nhân tiêu chảy cấp mau lành bệnh hơn nhờ khả năng rút ngắn thời gian tiêu chảy, giảm số lần đi tiêu và giảm lượng phân trong các lần tiêu chảy, ít tác dụng phụ nên thích hợp sử dụng cho mọi lứa tuổi.
Men vi sinh Saccharomyces boulardii CNCM I-745 là một trong các men vi sinh hiện nay được các hiệp hội y khoa khuyến cáo lựa chọn trong điều trị tiêu chảy cấp do có nhiều bằng chứng y học nói trên.
Truy cập thêm thông tin về Saccharomyces boulardii CNCM I-745 tại Fanpage Bé Nấm Super-B
Nguồn do Bioflora cung cấp