Acid folic là một loại vitamin có thể dễ hòa tan trong nước. Acid folic có lẽ không còn quá xa lạ với các mẹ bầu, khi được nhiều bác sĩ khuyến cáo bổ sung đầy đủ vào giai đoạn mang thai. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ vẫn còn thắc mắc liệu có nên bổ sung acid folic trước khi mang thai, hay bổ sung acid folic cho người chuẩn bị mang thai như thế nào là chuẩn. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

hình ảnh

1. Acid folic và tầm quan trọng của acid folic

1.1 Acid folic là gì?

Acid folic hay còn gọi là vitamin B9 – là dạng folate tổng hợp. Đây là một dưỡng chất thiết yếu, rất quan trọng với sức khỏe, đặc biệt trước và trong thai kỳ. Acid Folic không được cơ thể con người tổng hợp, do đó chúng ta cần cung cấp acid folic qua việc bổ sung các thực phẩm giàu loại vitamin này. Acid Folic được tìm thấy trong tự nhiên từ các loại thực vật, chẳng hạn như các loại rau lá xanh đậm.

hình ảnh

1.2 Tầm quan trọng của acid folic

Theo nghiên cứu, phụ nữ có thai thường dễ bị thiếu acid folic. Tại Việt Nam, điều tra của Viện Dinh dưỡng cho thấy có tới 63% phụ nữ có mức folate trong hồng cầu thấp. Mức folate đầy đủ rất quan trọng đối với chất lượng tế bào trứng, quá trình trưởng thành, thụ tinh và làm tổ của phôi thai. Acid folic tham gia vào quá trình tạo máu và hình thành ống thần kinh. Thiếu acid folic ở người mẹ có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu hồng cầu to, thậm chí gây nên dị tật ống thần kinh cho trẻ sơ sinh. Việc bổ sung acid folic trước khi mang thai cho mẹ sẽ làm giảm được khoảng 50% khuyết tật này ở trẻ. Vì vậy, việc bổ sung acid folic trước khi mang thai sẽ giúp giảm thiểu tình trạng thiếu chất ở người mẹ và giúp thai nhi phát triển tốt hơn.

2. Bổ sung acid folic bằng các thực phẩm hàng ngày

Trước lợi ích của việc bổ sung acid folic trước khi mang thai, phụ nữ có dự định mang thai cần có bữa ăn đa dạng đầy đủ chất. Phụ nữ nên lựa chọn các thực phẩm giàu acid folic như rau lá xanh, nấm rơm, mầm lúa mì, đậu đỗ, các loại hạt, trái cây đặc biệt là cam, dâu tây, lê, dưa hấu…

hình ảnh

3. Bổ sung acid folic bằng đường uống

Acid Folic có nhiều trong các trái cây, rau xanh và trứng. Vì vậy, mẹ bầu có thể bổ sung acid folic thông qua việc ăn uống thông thường. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy các khẩu phần ăn thông thường thường không đáp ứng đủ khi nhu cầu về acid folic tăng lên trong giai đoạn mang thai của mẹ. Vì vậy, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên bổ sung thêm viên vitamin tổng hợp có chứa 0,4 ‐ 1,0 mg acid folic mỗi ngày ngay từ trước khi bắt đầu mang thai để đảm bảo bản thân được cung cấp đầy đủ acid folic cần thiết.

Đặc biệt với phụ nữ có dự định mang thai có thể uống vitamin tổng hợp trước khi mang bầu chứa hàm lượng acid folic là 0,8–1 mg, và sử dụng ít nhất 3–6 tháng trước khi mang thai. Việc bổ sung nên bắt đầu sớm để đảm bảo mẹ bầu đạt được nồng độ folate cần thiết giúp phòng ngừa nguy cơ khiếm khuyết ống thần kinh và các dị tật bẩm sinh khác ở con trẻ.

hình ảnh

4. Metafolin và acid folic: Sự lựa chọn nào tốt dành cho mẹ bầu?

Acid folic là dạng tổng hợp, chưa có sẵn hoạt tính của Folate. Khi chúng ta ăn các thực phẩm chứa acid folic, cơ thể sẽ thực hiện thêm quá trình chuyển hóa chúng thành dạng hoạt động, là dạng cơ thể có thể sử dụng trực tiếp. Việc hấp thu và chuyển hóa Acid folic có diễn ra hiệu quả hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ví dụ như cách chế biến, kiểu gen…

Trong khi đó, Metafolin (L-methylfolate) là một dạng hoạt động của folate, nghĩa là nó được hấp thụ trực tiếp dễ dàng trong cơ thể. Đồng nghĩa với việc cơ thể sẽ “tiết kiệm” thời gian chuyển đổi cũng như sớm đạt được mức folate cần thiết cho cơ thể mẹ. Vì vậy Metafolin là một sự lựa chọn hiệu quả cho mẹ bầu, giúp cơ thể sử dụng tối ưu acid folic nhằm hỗ trợ phát triển mô. Viên vitamin tổng hợp chứa acid folic và metafolin được chứng minh lâm sàng giúp giảm khiếm khuyết ống thần kinh.

Chính vì vậy, phụ nữ khi có dự định mang thai cần chuẩn bị kế hoạch bổ sung acid folic cũng như các chất khác đầy đủ để thai nhi có quá trình phát triển khỏe mạnh. Nếu đang có dự định mang thai, chị em hãy tham khảo ý kiến các y bác sĩ về việc bổ sung acid folic để được tư vấn hàm lượng bổ sung phù hợp nhất.

Nguồn do Elevit cung cấp

*Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.