Ô mai đã không còn quá xa lạ đối với đời sống của mỗi người. Ô mai hay còn được gọi bằng những tên khác như Mai, Má pheng, Mơ muối, Mơ đen….và một số tên gọi khác. Ô mai không chỉ là một trong những món ăn ngon được nhiều người ưa thích mà còn được xem là một vị thuốc khá quen thuộc. Trong y học dân gian, Ô mai có tác dụng điều trị khàn tiếng, trị ho, viêm họng, cảm lạnh, chữa đau bụng, kiết lỵ, tiêu chảy, ức chế vi khuẩn có hại gây bệnh và ngăn chặn ung thư…cùng một số loại bệnh khác.
Tuy rằng ô mai được sử dụng như một loại thức ăn và như một loại thảo dược để điều trị bệnh của y học cổ truyền. Nhưng việc sử dụng ô mai không đúng cách, liều lượng sẽ gây ra tác dụng không hề mong muốn. Chính vì thế, hãy cùng Tiệm ô mai tìm hiểu rõ hơn về đặc tính, cách dùng ô mai qua bài viết dươi đây nhé
Thông tin chung & mô tả về cây Ô mai
Thông tin chung
- Tên khoa học: Prunus Armeniaca L hay còn gọi là Armeniaca Vulgaris Lam.
- Tên tiếng việt: Mơ muối, xí muội, Má pheng, Hạnh, Mai
- Họ: Họ hoa Hồng – Rosaceae
- Công dụng: điều trị khàn tiếng, trị ho, viêm họng, cảm lạnh, chữa đau bụng, kiết lỵ, tiêu chảy, ức chế vi khuẩn có hại gây bệnh và ngăn chặn ung thư…cùng một số loại bệnh khác.
Mô tả về cây Ô mai
Ô mai thường được biết là cây gỗ, cao từ 5 đến 6 mét, đường kính của thân cây lên đến 40cm có tán dày đặc rất chắc chắn. Các cành non và lá non thường có màu nâu hồng cuộn lại với nhau.
Mũi nhọn ngắn đầu, lá cây có gốc hình tim hoặc hình tròng, mép lá có dạng răng cưa. Lá dài khoảng 5 đến 9cm thường có hình trứng dài, rộng từ 3 đến 8cm và thường có lông lông, mặt dưới phẳng.
Cuốn cây thường rất ngắn, hoa có màu trắng mọc đơn độc và thành cặp vào đầu mùa xuân. Quả ô mai thường có màu vàng đến cam, màu lục thường nhuốm khi tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời. Có dạng hình cầu, đường kính từ 1,5 – 2,5cm. Thịt mọng nước, có vị chua hoặc ngọt tùy theo quả.
Công dụng của ô mai mang lại cho sức khỏe con người
Công dụng trong y học cổ truyền
Theo đông y, hạt ô mai có vị đắng, tính ôn, có ít độc. Hạt ô mai có tác dụng giáng khí, chỉ khái, bình suyễn, nhuận trường, thông tiện.
Ô mai (vị chua) và Bạch mai (vị chua, mặn) có tính mát; nên có tác dụng chỉ khái, sinh tân dịch. Ngoài ra, quả ô mai có tác dụng kháng khuẩn, nhuận phế. Nhờ tác dụng trên, tại Ấn Độ, người dân lấy quả ô mai dùng để nhuận tràng và hạ sốt.
Theo y học hiện đại
Phần quả được dùng để chữa bệnh đau bụng do các loại giun có hại gây ra, tiêu chảy kéo dài, viêm họng, khàn tiếng, khó thở
Phần hạt dùng để tiêu đờm, chống khó thở, đại tiện khó khăn, táo bón.
Phần dầu thường chữa bệnh nhuận tràng và làm các loại thuốc bổ.
Thay vì ăn nguyên trái, thì có thể dùng làm nước quả mơ uống giải khát, tăng sức đề kháng, bền bỉ và chống gây mệt mỏi, giúp ăn ngon miệng hơn và chống rối loạn tiêu hóa.
Ngoài ra, còn được làm rượu mơ với công dụng tiêu hóa thức ăn tốt hơn, giúp ăn ngon hơn, ngủ ngon, Loại bỏ các loại vi khuẩn có hại cho cơ thể.
Theo y học cổ truyền
Về y học cổ truyền thì quả ô mai có tính đắng, ôn hòa và có ít độc. Hạt ô mai có tác dụng chỉ khái, nhuận trường, thông tiện, bình suyễn, và giáng khí trong cơ thể.
Bạch mai có vị chua, mặn có tính mát, ô mai có vị chua; nên có tác dụng để sinh tân dịch, chỉ khái. Ngoài ra, còn có công dụng nhuận phế, kháng khuẩn. Nhờ các tác dụng trên nên nhiều nước trên thế giới đã dùng ô mai để làm liều thuốc trị bệnh nhuận tràng, hạ sốt.
Liều lượng và cách dùng Ô mai
Điều trị ho tức ngực, khó thở
Liều dùng khoảng 4,5 – 9g hạt ô mai mỗi ngày, dạng thuốc sắc uống.
Điều trị ho khó thở, viêm họng, khản tiếng, lỵ, ỉa chảy kéo dài, giun đũa
Liều dùng 4 – 8g quả ô mai/ngày, ngậm hoặc sắc uống.
Tác dụng thuốc bổ, nhuận tràng
Dùng dầu ô mai dạng thuốc sữa khoảng 5 – 15ml/ngày. Hoặc dùng dầu ô mai làm thuốc bôi tóc.
Một số bài thuốc điều trị bệnh từ Ô mai
Chữa viêm đau túi mật, sỏi mật: Dùng 15g diên hồ tố, 15g cam thảo chế, 15g kê nội kim, 15g kim tiền thảo, 15g ô mai, 15g hải kim sa mang tất cả sắc thuốc uống.
Tây giun theo đông y: 10g Ô mai, 6g xuyên tiêu và 3 lát gừng tươi đem sắc uống
Chữa bệnh tiểu tiện không tự chủ, tiểu đường: 10g ô mai, 10g thục địa, 10g đan phiến, 10g hoài sơn, 2g nhục quế và 10g ngũ vị tử. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Chữa ho, khan tiếng: 10g mạch môn, 5g cam thảo, 20g ô mai, 20g hoàng kỳ, 10g trần bì, sắc 2 bát nước đến khi còn lại nửa bát, dùng mỗi ngày 1 thang.
Tổng kết:
Qua bài viết trên, Tiệm ô mai mong rằng đã cung cấp thêm thông tin có ích về công dụng của quả Ô mai. Ngoài ra, nếu bạn chưa biết chỗ mua quả ô mai ngon, giá rẻ và uy tín thì hãy nhanh tay inbox ngay cho tiệm ô mai để thưởng thức ô mai ngon nhé.