Hơn 20 năm trước, tôi đi du học ở Mỹ, một giáo sư người Hoa mời tôi ăn tối. Trong bữa tối, khi nói đến thuyết tiến hóa, vợ của vị giáo sư đã há hốc mồm ngạc nhiên khi nghe “Thuyết tiến hóa chỉ là một giả thuyết”.
Cô ấy là giám đốc điều hành của một công ty, điều đó cho thấy sự hiểu lầm của mọi người về thuyết tiến hóa là rất phổ biến. Không có gì lạ bởi đối với rất nhiều người, thuyết tiến hóa, thứ đã bị thấm nhuần từ thời thơ ấu, đã xuất hiện dưới dạng chân lý trong tâm rất nhiều người. Nhưng bạn thử nghĩ xem, nếu nó là một cái đinh sắt cắm trong đầu nhiều người, vậy thì rất nhiều giáo sư nghiên cứu về thuyết tiến hóa ở Khoa Sinh vật học ngày nay đang bận tâm với việc gì?
Có thật con người so với tinh tinh chỉ khác biệt 1%?
Một lần khác, tôi trò chuyện với một đồng nghiệp tiến sĩ ở công ty, anh ta tin vào thuyết tiến hóa, đơn cử rằng sự khác biệt về ADN giữa người và vượn người chỉ là 1%. Tôi luôn nhớ con số 1% này cho đến gần đây khi tôi xem báo cáo năm 2007 của tạp chí Science “Liệu có phải con người so với tinh tinh chỉ khác biệt 1%?” (“Sự khác biệt tương đối: Sự hoang đường của 1%”) (“Relative Differences: The Myth of 1%”), mới biết rằng con số 1% này sớm đã bị lật đổ từ lâu.
Tạp chí Science đưa tin vào năm 2007 “Liệu con người chỉ khác biệt 1% so với tinh tinh? 》 (Ảnh chụp màn hình)Tuyên bố 1% được đưa ra vào năm 1975 và chỉ so sánh với một bộ phận nhỏ các gen. Mãi đến năm 2003 và 2005, bộ gen của con người và tinh tinh mới được hoàn thành giải trình tự, cho phép kiểm tra lại tính tương đồng, phát hiện ra rằng sự khác biệt lớn hơn rất nhiều so với 1%. Rất nhiều gen là cái này có cái kia không có, và trên thực tế hầu như không thể tính được tỷ lệ tương đồng đáng kể nào. Thế nhưng tuyên bố 1% vẫn được lưu hành rộng rãi như là bằng chứng của thuyết tiến hóa.
Vĩnh biệt Darwin?
Cốt lõi của học thuyết Darwin là “chọn lọc tự nhiên” – “vật cạnh thiên trạch, địch giả sinh tồn”, nói rằng trong điều kiện của sinh mệnh nguyên thủy trên Địa Cầu, vạn vật trên Địa Cầu có thể đều là do tiến hóa mà thành, và quá trình này là ngẫu nhiên, tình cờ, từ từ, từ đơn giản đến phức tạp, cốt lõi là không có sự can dự của bất cứ trí huệ bên ngoài nào, chỉ dựa vào bản năng sinh tồn (liệu bản năng này đến từ đâu? Chỗ này đã lưu lại một hệ thống lý luận mơ hồ). Hơn 100 năm qua, sinh vật học, đặc biệt là nghiên cứu gen đã có những phát triển vượt bậc, xuất phát điểm là để chứng thực thuyết tiến hóa, không ngờ đây lại là con dao hai lưỡi, rất nhiều bằng chứng đã thách thức giả thuyết của Darwin.
Năm 2009, Khoa cổ sinh vật học của Viện Khoa học Trung Quốc đã xuất bản một bài báo kỷ niệm Darwin, có tiêu đề “Vĩnh biệt Darwin?”, mục đích khuyên mọi người đừng vội nói lời chia tay. Tuy nhiên, bài báo đã tổng kết những thách thức mà thuyết tiến hóa phải đối mặt, đặc biệt gây sốc. Sau đây là một vài đoạn trích:
“Sự biến dị lớn của loài rất khó có thể dùng mô thức tiệm biến của Darwin để giải thích. Đây cũng chính là thiếu sót của học thuyết Darwin.”
“Các quần thể sinh vật mới thay thế các quần thể sinh vật cũ, sự biến hóa dần dần từ cũ sang mới này là tiến hóa sinh vật theo phương thức tiệm tiến, chậm chạp khó có thể là hiện thực.”
“Tiến hóa bằng phương thức đại bùng nổ của sinh mệnh là điều cực kỳ khó, sự tiến hóa và tính đa dạng sinh vật (hình thành các loài) có thể không phải là thông qua chọn lọc tự nhiên và cạnh tranh sinh tồn.”
“Đại bộ phận các đột biến sinh vật ở cấp độ phân tử là trung tính hoặc cận trung tính, chúng không có phần ưu việt, cũng không có phần thích ứng hay không thích ứng, vì vậy chọn lọc tự nhiên đối với chúng không khởi tác dụng… chính là từ căn bản, sự dao động của chọn lọc tự nhiên không có tính quyết định đối với tiến hóa.”
Có thể thấy, nền tảng “chọn lọc tự nhiên” của giả thuyết tiến hóa đã trăm lỗ ngàn hổng.
Chúng ta biết rằng các định luật khoa học luôn có các điều kiện biên giới. Vượt khỏi phạm vi của cơ học Newton, nó phải nhường chỗ cho thuyết tương đối và cơ học lượng tử. Thuyết tiến hóa liệu có phải cũng như vậy? Nội trong một chủng loài, bạn có thể quan sát một số biểu tượng diễn hóa, ví như, bạn có thể cải biến chó lông dài thành chó lông ngắn, nhưng dù bạn có cải biến thế nào thì chó cũng không thể biến thành lợn. Đây chính xác là một trong những mối ưu tư được biểu đạt trong bài báo “Vĩnh biệt Darwin?”.
Bài báo cũng đề cập đến “sự đại bùng phát sinh mệnh”, trong đó đề cập đến nhóm hóa thạch cổ sinh vật kỷ Cambri sơ kỳ, được gọi là “sự đại bùng phát sinh mệnh kỷ Cambri”. Dường như các loài động vật hiện sinh và sinh vật đã bị tuyệt diệt đều đột nhiên xuất hiện tại địa tầng kỷ Cambri, mà hoàn toàn không có hóa thạch tổ tiên của chúng được phát hiện tại địa tầng cổ xưa hơn. Chỉ riêng phát hiện này thôi cũng đủ khiến cho thuyết Darwin sụp đổ, đối với phương thức tiệm biến của thuyết tiến hóa Darwin, người Trung Quốc đã thực sự thấy rằng đó chỉ là một trò đùa lớn.
Có một mưu đồ chi tiết cho thuyết tiến hóa?
Ngoài ra còn có một điểm nóng tranh luận sôi nổi về thuyết tiến hóa trong “Vĩnh biệt Darwin?” chưa được đề cập, đó chính là “tính phức tạp thiếu một cũng không thể” của sinh vật. Lấy cái bẫy chuột làm ví dụ: nó gồm tấm đáy, búa, lò xo, bẫy và thanh kim loại là năm bộ phận, tất cả đều không thể thiếu. Một số người nghĩ rằng tế bào nhỏ như vậy, làm sao có thể lấy ra so sánh với cái bẫy chuột. Nhỏ không có nghĩa là đơn giản. Một con chip có kích thước bằng móng tay có thể chứa hàng chục tỷ ống tinh thể, một ổ USB flash cỡ ngón tay cái có thể lưu trữ hai triệu cuốn sách, mà cấu trúc của một tế bào sống còn phức tạp hơn một con chip và một ổ USB flash! Sinh học phân tử hiện đại đã phát hiện, trong tầng diện kết cấu phức tạp của tế bào, có hàng ngàn hàng vạn những hệ thống phức tạp không thể giản hóa, và mỗi tế bào có hàng nghìn tỷ nguyên tử, đó kỳ thực là một công xưởng vi hình.
Trong những năm gần đây, một vận động “thuyết thiết kế thông minh” chỉ trích thuyết tiến hóa đã được kích hoạt ở phương Tây, đặc biệt là ở Hoa Kỳ. Nhà sinh hóa học Michael Behe, nhân vật trung tâm của vận động, đã trích dẫn một loại bào quan có roi giúp nó di chuyển, gọi là “roi”.
Nhà sinh hóa học Michael Behe, một nhân vật trung tâm trong phong trào “thuyết thiết kế thông minh” chỉ trích thuyết tiến hóa (Ảnh: YouTube)“Roi” có vẻ đơn giản nhưng thực tế lại là một hệ thống phi thường tinh xảo. Nó sẵn có các loại công năng hoàn chỉnh như năng lượng, truyền động, điều khiển và khống chế phương hướng, v.v. và những công năng này do các “linh kiện” bao gồm các chủng các loại protein khác nhau tổ thành. Behe tin rằng “roi” của vi trùng này là một điển hình của “hệ thống phức tạp không thể giản hóa”, bất kỳ linh kiện nào của hệ thống này đều không thể khuyết thiếu. Nếu không có thiết kế chi tiết ngay từ đầu, mà chiểu theo thuyết tiến hóa của Darwin, rằng quá trình tiến hóa là liên tục, ngẫu nhiên, tình cờ và vi tiểu, thì khi mỗi linh kiện đơn độc trong quá trình của thuyết tiến hóa xuất hiện đột biến, nó rất có khả năng là một gánh nặng, theo lý thì nó nên bị đào thải, làm cách nào nó có thể kiên trì đến cuối để tổ thành một bộ phận của cỗ máy hoàn mỹ?
Tạp chí Nature của Mỹ đã công bố một nghiên cứu vào đầu năm 2022, khẳng định rằng sự ra đời của đột biến gen không hoàn toàn ngẫu nhiên, ngược lại, những khu vực xuất hiện đột biến là có tính quy luật rõ ràng. Điều này chẳng phải ám thị rằng đã có một kế hoạch có trí huệ, có thiết kế trong đó sao? Tất nhiên kết quả này vẫn còn ở thời kỳ đầu. Khoa học càng phát triển, nhìn thấy càng vi quan, phát hiện sinh mệnh càng có nhiều bí ảo, sự thách thức đối với thuyết tiến hóa cũng càng ngày càng lớn. Không có gì ngạc nhiên khi một số người nói rằng thời gian là đối lập với thuyết tiến hóa.
Điều gì đằng sau “Thuyết Tiến hóa”?
Lý luận liên quan đến tiến hóa từ trước Darwin đã có, và đề xuất “chọn lọc tự nhiên” của Darwin đã choàng lên thuyết tiến hóa một tấm áo “khoa học”, từ đó làm cho thuyết tiến hóa trở nên “dễ coi”. Điều kỳ lạ là, khi mà “chọn lọc tự nhiên” đang đứng trước nguy cơ phá sản dưới muôn vàn thách thức của sinh vật học hiện đại, nhiều người vẫn cố duy hộ Darwin và tin vào thuyết tiến hóa. Tại sao như vậy?
Khi chúng ta tìm hiểu sâu hơn, lý thuyết của Darwin đã được lợi dụng bởi hắc thủ đằng sau nó, nói trắng ra, đó là “vô thần luận”. Vào thế kỷ 19, có một cuộc khủng hoảng tín ngưỡng ở châu Âu, và chủ nghĩa vô thần bắt đầu lan rộng. Tuyên ngôn Cộng sản của Marx, xuất bản năm 1848, có thể nói là một tuyên ngôn của chủ nghĩa vô thần, ra đời trước tác phẩm “Về nguồn gốc các loài” của Darwin mười năm. Không phải là Darwin đã cải biến thế giới, nhưng sự lan tràn của trào lưu bất tín Thần cần một Darwin, lợi dụng thuyết tiến hóa của Darwin để thúc đẩy sự lan rộng của vô thần luận. Cho đến ngày nay, thuyết tiến hóa gần như đã thành đại danh từ của vô thần luận.
Do đó, khi những chứng cứ phủ định cho thuyết tiến hóa của Darwin liên tục xuất hiện, những người chịu ảnh hưởng của tư tưởng “vô thần luận” không ngừng đưa ra những giả thuyết mới khác nhau để tu bổ cho nó, khiên cưỡng phụ họa cho nó, gọi nó thành “tiến hóa của tiến hóa luận”, thậm chí còn đội lên cái mũ “chủ nghĩa tân Darwin”. Đây là một phương cách tiếp cận rất khác thường trong lịch sử khoa học. Einstein dám đột phá cơ học Newton, vì đây thuần túy là khoa học, nhưng người ta không dám và không sẵn lòng đột phá thuyết tiến hóa, vì họ không coi nghiên cứu thuyết tiến hóa như một nghiên cứu khoa học, mà coi thuyết tiến hóa và thuyết vô thần là tín ngưỡng của chính họ. Vứt bỏ bằng chứng ngụy khoa học thì dễ, nhưng vứt bỏ tín ngưỡng thì khó.
Tai nạn vì “thuyết nhật tâm” của Copernicus đã trở thành câu chuyện kinh điển về việc “Giáo hội” cản trở khoa học trong quá khứ. “Thuyết nhật tâm” của Copernicus (Ảnh: Google Maps để kỷ niệm 540 năm Copernicus)Ngày nay, vô thần luận sớm đã trở thành thứ tôn giáo lớn nhất, và nó đang lấy địa vị bá vương của “Giáo hội” để cản trở con người tự do tìm hiểu. Bất kỳ tư tưởng nào động chạm vào mấu chốt của “vô thần luận” đều bị vô tình áp chế, trào phúng và bủa vây một cách tàn nhẫn. Lịch sử đang lặp lại chính nó, chỉ có vai diễn và địa điểm đã thay đổi.
Sự bao vây và đàn áp này được thể hiện trên tất cả các phương diện, thậm chí ngay cả lý do của sự bao vây và đàn áp cũng là hoang đường. Trong vài năm qua, đã có một cuộc tranh luận lớn giữa “thuyết thiết kế thông minh” và thuyết tiến hóa. Trong một cuộc phỏng vấn với tờ “Tin tức Khoa học và Công nghệ Bắc Kinh”, nhà xuất bản tạp chí “Khoa học” của Mỹ lúc bấy giờ đã đặt câu hỏi thanh minh nghi hoặc về thuyết tiến hóa để hưởng ứng tuyên bố có chữ ký của hơn 500 nhà khoa học, rằng: “Điều mà một số ít nhà khoa học tin không phải là khoa học.” Anh ta đại khái không biết rằng Copernicus đã từng nằm trong nhóm thiểu số, càng không biết một câu ngạn ngữ Trung Quốc rằng, “Chân lý thường nằm trong tay số ít.” Trên thực tế, hầu hết các nhà khoa học này từ bé đến lớn lên đều học rằng “thuyết tiến hóa là chân lý” trong sách giáo khoa. Không có gì lạ khi họ ủng hộ thuyết tiến hóa. Dùng từ ngữ của họ để chứng minh rằng thuyết tiến hóa là chân lý hoàn toàn không phải là một phương pháp khoa học.
Bảo lưu sự tôn kính đối với Thần
Tiến hóa luận chỉ là một giả thuyết, mọi người có thể tiếp tục nghiên cứu, nhưng chúng ta nên bảo trì một tâm trí cởi mở khai phóng, và đừng lấy việc phủ nhận Đấng Tạo Hóa làm điều kiện tiền đề. Thái độ của Einstein rất đáng để tham khảo. Einstein nói rằng ông không phải là một người vô thần luận, nhưng cũng nói ông không phải là một nhân sĩ tôn giáo. Ông coi câu hỏi về Thượng Đế là “khó khăn nhất trên thế giới” – một vấn đề không thể “đơn giản dùng có hoặc không để trả lời”, ông nhìn nhận rằng “những vấn đề liên quan là quá lớn đối với đầu não hữu hạn của chúng ta”.
Einstein: Câu hỏi về Thượng Đế là “khó khăn nhất trên thế giới” – một vấn đề không thể “đơn giản dùng có hoặc không để trả lời”, ông nhìn nhận rằng “những vấn đề liên quan là quá lớn đối với đầu não hữu hạn của chúng ta”. (Hình ảnh: Wikipedia)Các vấn đề liên quan xác thực rất lớn. Đằng sau thuyết tiến hóa là vô thần luận, đằng sau vô thần luận là gì? Đó chính là Sa-tăng, chính là ma quỷ, chính là ác linh, chúng khiến con người không tin vào Thần, khiến con người không tin thiện ác hữu báo, khiến con người không tìm được cơ sở đạo đức cần làm người tốt, cần thành thật, và mục đích cuối cùng của nó là kéo đạo đức nhân loại xuống vực thẳm, khiến con người không còn quy phạm, từ đó hủy diệt con người. Bạn nói rằng bạn chỉ đang sống cuộc sống của mình, rằng tín Thần hay tín ma không có quan hệ gì với bạn, nhưng, một xã hội không có tín ngưỡng đối với Thần, không tin vào thiện ác hữu báo thì kết quả sẽ là gì, người ta đều có thể thấy được. Bất luận những vấn nạn gian lận lừa gạt, tham ô hủ bại, hãy nói đến những trò lừa đảo “cấp cao” như luận văn tạo giả của bác sĩ, thẻ nhà khoa học tạo giả, vốn liếng xí nghiệp tạo giả v.v. từ lâu đã trở nên phổ biến ở Trung Quốc. Sống trong một xã hội như vậy, bạn nghĩ có thể không liên quan gì đến bản thân mình?
Truyền thống Trung Quốc nói rằng “trên đầu ba thước có Thần linh”, nhưng đảng Cộng sản Trung Quốc đã áp đặt chủ nghĩa vô thần đối với nhân dân Trung Quốc. Cơn sốt khí công trong những năm 1980 đã mở mang tư tưởng và kết nối mọi người với truyền thống Trung Hoa. Kể từ khi bè phái của Giang Trạch Dân phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999, ĐCSTQ một lần nữa giương cao ngọn cờ của chủ nghĩa vô thần và xuất thủ bức hại chính tín “Chân – Thiện – Nhẫn”. Chẳng phải cuộc khủng hoảng thành tín, đánh mất đê tuyến đạo đức của xã hội Trung Quốc chính là quả đắng của dòng nghịch lưu này?
Einstein nói rằng “những vấn đề liên quan là quá lớn đối với đầu não hữu hạn của chúng ta”, vậy nếu nói về sự liên quan giữa sự tin hay không tin Thần với đạo đức nhân loại, vấn đề này thật sự là quá lớn quá lớn. Đối mặt với những luận điệu lợi dụng ngôn từ của giả thuyết tiến hóa để buôn bán vô thần luận, chẳng phải cần thiết phải bảo lưu một tâm thái cảnh giác sao?