Mùa dịch vừa rồi mình đã hạ sinh thành công một sửu con tên Bin. Sinh con mùa dịch vậy nhưng may mắn là cũng không đến nỗi quá khó khăn và lo sợ (kỳ thực ban đầu mình cũng sợ nhưng sau đó thì được các BS y tá khuyên nhủ nên mình cũng thấy an lòng hơn). Duy chỉ có một vài bất cập trong quá trình nuôi con thời gian đầu khi còn trong mùa dịch làm mình cảm thấy chưa thể làm tốt như mong muốn.
Ví dụ như lúc “nhà ai nấy ở” theo chỉ thị 16, mình và cả chồng luôn đều không thể nào ra khỏi nhà để đi mua tã cho con được. Có 1-2 tuần đầu mình còn xin được giấy cho chồng đi mua một số món đồ lặt vặt cho con, sau đó thì hoàn toàn nhờ vào các anh chị trên phường giúp đỡ. Một điều khiến mình tiếc nhất lúc đó chính là do các cửa hàng tã gần nhà không mở cửa nên chuyện nhờ đặt hàng cũng không phải dễ dàng. Lúc ấy, một chị gái làm công tác trên phường có mua giúp mình một vài gói tã (mình cũng không nhớ rõ nhãn hiệu do khá lạ mắt), dùng cho con được khoảng tầm 1 tháng hơn thì mình thấy da con bắt đầu nổi mẩn đỏ. Ban đầu không nghĩ do tã, cứ nghĩ do bản thân mình chăm con chưa tốt, do không vệ sinh cho con đúng nên gây ra tình trạng này. Sau đó mình vẫn dùng tã đều đặn cho con, thi thoảng thì dùng xen lấn tã vải (chịu khó giặt giũ một chút) nhưng tình hình cũng cứ như vậy, dù không nặng hơn nhưng nhìn da con cứ ửng đỏ, nổi mụn mình cũng xót.
Sau đó tình hình ổn định hơn, mình có đưa con đi thăm khám BS thì BS chẩn đoán bé nhà mình bị viêm da cơ địa nhưng không phải quá nặng (BS chia sẻ trường hợp nặng và khó trị khi trẻ bắt đầu nổi nhiều mụn nước và viêm lở). BS cũng cho mình thuốc về bôi cho con kèm 1 số căn dặn về việc chăm sóc con, vd như bỏ đi tất cả quần áo bằng vải nhuộm tổng hợp, chỉ dùng loại quần áo vải bằng cotton mềm và thấm hút mồ hôi, đổi loại tã khác cho con mềm mỏng và mềm mại hơn.v.v.. Do da trẻ sơ sinh mỏng manh, nhạy cảm nên BS nói mình nên lưu tâm để tránh mọi nguy cơ gây nên kích ứng cho làn da của trẻ. Nhân đây mình cũng xin chia sẻ một ít thông tin để các mẹ chuẩn bị sinh con có thể tránh, hoặc các mẹ đang thấy trẻ có dấu hiệu mẩn đỏ trên da, da nổi mụn nhỏ, phần da nổi đỏ râm ran nóng.v.v.. thì có thể cân nhắc thay đổi thói quen trước, nếu tình hình không thuyên giảm thì mình mang trẻ đi khám nhé:
- Chọn tã cần nhất là mềm mỏng, thấm hút và khô thoáng
Tã không đơn thuần là sản phẩm thấm hút chất bẩn của con. Các mẹ khi chọn tã cần phải lưu ý nhiều yếu tố để chọn được loại tã tốt nhất với con mình. Lý do mình nói như vậy vì tã (chứ không phải quần áo) mới chính là thứ áp lên da con gần như suốt cả ngày dài. Một chiếc tã tốt nhất cho trẻ sơ sinh phải đảm bảo được: bề mặt mềm mại (lưu ý chọn các loại có bề mặt bằng bông cotton – khuyến cáo của BS); tã phải thấm hút tốt trung bình trong khoảng thời gian 4-5 giờ mà không gây tràn ngược lên bề mặt hay mép tã (mẹ chỉ cần quan sát vài lần khi thay tã cho con sẽ nhận ra loại tã nào thấm hút tốt), tã giữ cho làn da trẻ khô thoáng trong suốt thời gian sử dụng. Sau khi quyết định đổi loại tã khác cho con, mình dùng thử tã dán sơ sinh Bobby mới, loại mỏng 3mm. Hình như tã này cũng chỉ mới ra mắt năm nay thôi nên nếu mẹ nào chuẩn bị sinh con thì có thể thử hen.
Tã dán sơ sinh Bobby loại lõi mỏng 3mm này rất mềm mại. Đặc biệt đối với những bé đã bắt đầu có dấu hiệu mẩn đỏ thì việc thay đổi loại tã mới mềm hơn là điều cần thiết nha các mẹ. Không thể bỏ qua bất kỳ vật dụng gì tiếp xúc với da con. BS bảo nên nghĩ đến tất cả các khả năng có thể gây kích ứng da con, ví như quần áo hay tã bỉm áp lên da con thường xuyên thì mình càng phải chú ý kĩ để chọn loại tốt, phù hợp nhất với da sơ sinh.
Đúng như tên của tã dán sơ sinh Bobby lõi nén 3mm, mình rất ấn tượng với độ mỏng bất ngờ của tã luôn. Tuy rằng ban đầu còn hơi quan ngại về khả năng thấm hút khi tã mỏng thế kia, nhưng sau khi dùng cho con rồi thì mình an tâm cực độ. Tôn chỉ thay đổi tã mỏng thoáng cho con để hạn chế hầm bí bên trong tã mà nên mình quyết tâm phải thử. Bin nhà mình đi hoa cải hoa cà khá nhiều, cứ tầm 3 giờ thì mình phải thay tã một lần. Lúc thay tã thì mình thấy ôi thật sự đáng tiền, cả cái tã đều thấm đầy chất tiêu bẩn, thấm đều chất bẩn, không bị vón cục như loại cũ con dùng. Loại cũ con dùng lúc thay tã mình thấy phần lõi bông gần như bị cuộn lại bên trong luôn, chất bẩn thi thoảng còn dính ra cả quần bỉm của con nữa. Đổi sang loại tã Bobby mới này mình yên tâm hẳn, “tạch” luôn mấy gói tã còn tồn đọng trong nhà. Đương nhiên, đổi tã là bước 1 trong công cuộc cải thiện tình hình viêm da của con thôi. Mẹ theo dõi tiếp nhé!
- Tắm chuẩn chỉnh cho con
Bản thân mình từng nghĩ nước ấm nóng sẽ giúp diệt khuẩn da tốt hơn, nhưng nóng bao nhiêu độ thì chắc không phải bà mẹ nào cũng biết, đặc biệt những bà mẹ “lính mới”. BS dặn rằng nước quá nóng sẽ làm da trẻ khô và ngứa nhiều hơn, do đó không nên tắm cho trẻ với nước quá nóng, chỉ nên dùng nước ấm (không quá 30 độ C hoặc mát hơn) phụ thuộc vào thời tiết lúc đó nha các mẹ. Mẹ không nên dùng bàn tay để kiểm tra nhiệt độ nước vì như vậy không chính xác. Mẹ nên dùng cùi chỏ khuấy xem nước có nóng hay không, da phần này khá nhạy với nhiệt độ (tương tự như da trẻ sơ sinh) nên đây là cách BS đã chỉ mình.
Nhiều mẹ lo sợ con tắm sẽ dễ bị cảm lạnh, nhưng BS khuyên rằng mẹ cần phải tắm cho con hàng ngày. Mẹ nên sử dụng sữa tắm chuyên dụng cho trẻ sơ sinh thay vì xà phòng (xà phòng thường dễ làm da khô hơn). Thay vì chà sữa tắm lên da con, mẹ nên cho trẻ ngâm mình trong chậu hoặc bồn tắm có pha sữa tắm trong thời gian 15 - 30 phút để tăng cường cấp ẩm cho da. Đây cũng là thiếu sót của mình mà khi nghe BS chia sẻ mình mới biết. Mình mặc định là sữa tắm cho trẻ sơ sinh là đã đủ dịu nhẹ rồi nên mình thoa lên da con cùng một chút nước để dễ mát-xa thôi, nhưng BS bảo làm thế thì không nên vì Bin đã sẵn bị viêm da rồi, nên hòa sữa tắm vào nước trước. Mình nghĩ các mẹ nào có thói quen thoa sữa tắm trực tiếp lên da con thì nên bỏ nha, mình đâu chắc loại nào có độ kích ứng đến đâu. Và mẹ nhớ là thời điểm tắm cho trẻ lý tưởng là 2 giờ trước khi ngủ nha vì đây cũng là cách giúp con ngủ ngon hơn.
- Em bé cũng phải skincare
BS khuyên mình nên thường xuyên sử dụng kem dưỡng ẩm chuyên dụng cho trẻ sơ sinh và cả khi bệnh đã hết thì cũng nên duy trì thói quen này. Thay vì lạm dụng phấn rôm có nhiều thành phần dễ gây kích ứng và bí lỗ chân lông, các mẹ nên bôi kem dưỡng toàn thân cho trẻ, kể cả những vùng da tổn thương nhé. Về loại kem dưỡng, do con mình đang điều trị nên sẽ dùng loại kem đặc biệt hơn, còn các mẹ nên tham khảo ý kiến BS để chọn cho con mình loại phù hợp có thể dùng hàng ngày nha. Nếu bác sĩ có chỉ định bôi thuốc thì bôi thuốc trước rồi thoa một lớp kem dưỡng ẩm phủ lên trên. Khi lấy kem để bôi cần chú ý nên sử dụng một dụng cụ sạch lấy ra một lượng vừa đủ để bôi, tránh làm bẩn lượng kem còn lại chưa dùng đến, mẹ nhớ nha! Đặc biệt, mẹ dùng tã dán sơ sinh Bobby thì có thể an tâm vì bề mặt tã dán có bổ sung thêm Vitamin E nữa. Vitamin E thì luôn được các BS khuyên dùng vì giúp giữ cho da trẻ sơ sinh mềm mịn, khỏe mạnh, lại còn hỗ trợ chống hăm nữa.
Một số cách thức giúp mẹ chăm sóc đúng đắn làn da của trẻ sơ sinh mẹ đừng quên: lựa chọn loại tã phù hợp với cơ thể sơ sinh đáp ứng đầy đủ các tiêu chí mỏng, mềm và thấm hút tốt, vệ sinh tắm rửa cho con cẩn thận (nhiệt độ nước, loại sữa tắm dành cho da sơ sinh.v.v..), dưỡng thể thường xuyên cho trẻ (kể cả khi có dấu hiệu viêm da). Đương nhiên, mỗi cơ thể mỏng manh sẽ có những phản ứng khác nhau đối với môi trường bên ngoài, nhưng mẹ hãy cố gắng giảm thiểu những nguyên nhân có khả năng gây kích ứng để bảo vệ làn da con tốt hơn, và cũng là để bảo vệ sức khỏe của con mẹ nhé. Nếu các mẹ có con cũng bị tình trạng như bé nhà mình thì hãy vào comment để mình cùng chia sẻ kinh nghiệm nha!