Khi các doanh nghiệp (DN) xây dựng mối quan hệ với nhà cung cấp (NCC), việc quản lý chuỗi cung ứng và Supplier Relationship Management (SRM) đóng vai trò vô cùng quan trọng. SRM không chỉ giúp DN tối ưu hóa chi phí mà còn góp phần cải thiện chất lượng sản phẩm, giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên, khi việc quản lý SRM không được chú trọng hoặc thiếu chiến lược rõ ràng, DN có thể đối mặt với nhiều hậu quả nghiêm trọng như:
- Gián đoạn chuỗi cung ứng: Thiếu sự phối hợp hiệu quả với NCC có thể gây ra thiếu hụt nguyên liệu hoặc sản phẩm, làm gián đoạn quy trình sản xuất và phân phối
- Tăng chi phí và lãng phí: Chi phí giao dịch và vận chuyển cao hơn khi không tối ưu hóa SRM, làm tăng chi phí đầu vào và làm giảm hiệu quả hoạt động
- Giảm chất lượng sản phẩm: Mối quan hệ yếu kém với NCC có thể ảnh hưởng đến chất lượng nguyên liệu đầu vào, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cuối cùng
- Mất cơ hội cải tiến và đổi mới: Thiếu sự hợp tác chặt chẽ với NCC làm mất cơ hội nâng cao quy trình và sáng tạo sản phẩm mới
- Tăng rủi ro pháp lý và uy tín: Quản lý SRM yếu kém có thể dẫn đến vi phạm các quy định về pháp lý, lao động, hoặc đạo đức, ảnh hưởng đến uy tín và tiềm năng phát triển của DN
- Khả năng đàm phán yếu: Khi SRM không được chú trọng, doanh nghiệp khó có thể đàm phán được các điều khoản hợp đồng hoặc giá cả thuận lợi với nhà cung cấp, làm mất lợi thế cạnh tranh
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn cách thức triển khai SRM cũng như những giải pháp công nghệ giúp DN quản lý và vận hành SRM hiệu quả.
Đọc thêm bài viết tại: vietnam.atalink.com/blog/tam-quan-trong-cua-supplier-relationship-management/