Ai đang muốn kinh doanh quán cafe mà còn lưỡng lự thì ở đây tôi xin liệt kê chi tiết các hình thức mở quán cafe cho các bạn. Khỏi phải đắn đo tìm kiếm từng mảng miếng, bảng tổng hợp chi tiết này sẽ giúp các chị em nhanh chóng làm ông bà chủ quán nè:
(Bài này chồng tôi làm, ảnh mê mở quán cafe lắm nên tôi gợi ý kêu lập kế hoạch thì được bài này, tôi đăng coi như chia sẻ cho cả nhà ai cần thì dùng). Ở đâychia là 4 cách nha, rồi trong 4 cách ấy có nhiều phương án lựa chọn nữa, tổng là 10 cách:
* Nhượng quyền thương hiệu cafe nước ngoài
Chắc chắn những thương hiệu sau đây cực kỳ phù hợp với những người có giấc mơ trở thành ông chủ lớn nhưng không muốn chi trả “lớn”.Tốt nhất trong số các thương hiệu nhượng quyền mà các doanh nhân cần quan tâm (xét về mọi mặt: độ nhận diện thương hiệu, chất lượng sản phẩm, dịch vụ, chi phí nhượng quyền, chi phí duy trì nhượng quyền thương hiệu,…). Do đó nếu các bạn đang có ý định hay ấp ủ giấc mơ để trở thành ông chủ thì hãy tìm hiểu kỹ lưỡng hơn về chuỗi thương hiệu của những tên tuổi đó, cân nhắc lại số vốn, khả năng của bản thân và đưa ra lựa chọn đúng đắn nhất.
Thương hiệu: Đứng đầu chắc là Starbucks (trên 7.500 quán cà phê Starbucks tại hàng trăm thành phố, ở 25 nước trên thế giới và lượng cafe bán ra mỗi ngày gần 20 triệu ly). Tuy nhiên, mình sẽ đề cập cái khả quan hơn ha, chẳng hạn:
1. Caribou Coffee
Mặc dù Caribou Coffee không có nhiều chuỗi cửa hàng cũng như mật độ phủ sóng khắp các địa điểm nhiều như Starbucks, nó vẫn thực sự được coi là một chuỗi cafe vô cùng lớn mạnh cùng độ nhận diện thương hiệu đáng nể phục.
Caribou Coffee tạo ấn tượng với đa số khách hàng bởi vị cà phê đặc biệt khó lẫn của nó, cùng một không gian ấm cúng, không mang tính thương mại của nó. Và đặc điểm nữa là nó nổi tiếng, với mức giá vốn ban đầu lại phải chăng hơn rất nhiều lần so với Starbucks
2. Coffee Bean and Tea Leaf (CBTL)
Là một trong những chuỗi cà phê phát triển và lan rộng một cách chóng mặt, phổ biến cả ở các thành phố lớn như New York, Minnesota, Texas, and Washington, D.C. Có thể nói CBTL thực sự là một trong những chuỗi cà phê độc đáo, đầy tiềm năng, thích hợp cho những người đã và đang ấp ủ đam mê trở thành ông chủ.
Được sinh ra tại miền Nam California từ năm 1963, hiện The Coffee Bean & Tea Leaf là công ty tư nhân chuyên kinh doanh về cà phê và trà lớn nhất và lâu đời nhất tại Mỹ. Vào Việt Nam từ năm 2008 sau khi công ty Việt Coffee mua lại bản quyền thương hiệu, hiện tại ở Việt Nam cũng có vài cửa hàng chủ yếu ở TP.HCM và HN
3. Seattle’s Best Coffee
4. Lavazza
Lavazza được đánh giá là chuỗi cà phê đình đám nhất nước Ý, nhưng cũng có một chỗ đứng khá vững chắc tại Mỹ. Không chỉ có vậy, Lavazza gần đây còn đã và đang chiếm lĩnh những thị trường và tập khách hàng mới, bởi vì sự tập trung tối đa của nó trong quá trình vươn xa ra ngoài quốc tế cũng như tạo dựng một chuỗi cà phê có kết cấu bền vững.
5. Gloria Jean
Gloria Jean được thành lập ở Mỹ và xây dựng chỗ đứng vững chắc, nổi tiếng trên toàn thế giới. Chỉ sau một thời gian ngắn Gloria Jean’s Coffee đã trở thành thương hiệu nổi tiếng với thực đơn đa dạng phong phú, đủ loại cà phê, nước uống phục vụ mọi tầng lớp, lứa tuổi, hương vị và nhà cung cấp.
Gloria Jean Coffee được thành lập năm 1979 và bắt đầu thiết lập hệ thống nhượng quyền từ năm 1986. Gloria Jean hiện nay có hệ thống nhượng quyền lớn nhất về thị trường bán lẻ café với 500 cửa hàng toàn cầu.Phí cho thành viên của Gloria Jean’s Coffee là 6% của doanh thu. Phí này bao gồm thương hiệu và việc hỗ trợ kỹ thuật của hệ thống nhượng quyền.
* Nhượng quyền thương hiệu cafe trong nước
- Có hai dạng cà phê nhượng quyền phổ biến ở Sài Gòn hiện giờ là cà phê rang xay dành cho khách hàng văn phòng và cà phê xay trộn dành cho các bạn trẻ.
- Hai người nhận nhượng quyền cho biết, sau khi ký quỹ 10 triệu đồng với chủ sở hữu thương hiệu để được sử dụng các thiết bị chế biến do công ty này cho mượn, một tháng trừ hết chi phí thì mỗi người kiếm được khoảng chục triệu đồng. Lợi nhuận cho loại hình này khoảng 25-40% trên tổng doanh thu.
- Loại hình này không có dấu hiệu bền vững do tính trung thành của người mua nhượng quyền kiểu này không cao, do mở quán khá dễ nên có thể người mua sẽ làm một thời gian sau đó tự tách ra riêng.
Nếu quán nhỏ chưa đầy 10m2 được thuê với giá 15 triệu đồng/tháng, mỗi ngày bán được khoảng 150-200 ly với giá dao động từ 25.000-35.000 đồng/ly thì lợi nhuận hiện nay khoảng 25-30% trên tổng doanh thu.
Một số thương hiệu có thể tham khảo như:
1. Trung Nguyên
Trung Nguyên không bỏ vốn ra mở quán mà chỉ cho mượn thương hiệu, các chủ quán lấy hàng và công thức pha chế
muốn bán cà phê Trung Nguyên phải ký quỹ, số quỹ này 5-15 triệu, thậm chí 300 triệu đồng tùy thuộc vào quy mô quán rộng hay hẹp.
2. Milano
Ra đời từ năm 2011 và đã được nhân rộng lên trên 300 cửa hàng, tiêu chí của phía nhượng quyền là 65 triệu đồng. Trong đó, 10 triệu đồng tiền bản quyền, 55 triệu đồng là tiền để công ty hoàn tất một cửa hàng bao gồm cả trang trí, bảng hiệu, bàn ghế, quầy bán hàng.
Giá thuê mặt bằng có diện tích như trên khoảng 8-10 triệu đồng, cộng với tiền thuê nhân viên, chi phí điện nước, thưởng phát sinh, tổng chi phí một tháng khoảng 20 triệu đồng. Thông thường, một ngày quán bán tối thiểu 100 ly, một tháng sẽ lời khoảng 10 triệu đồng. Bán trên 200 ly, khoản lời tăng gấp đôi. Nếu tình hình kinh doanh ổn định và tăng trưởng đều, sau 4-6 tháng có thể hòa vốn.
3. Rovina Coffee
Đầu tư chi phí thấp nhưng hiệu quả cao. Trung bình chi phí trọn gói cho một quán với diện tích 30m2-40m2 khoảng 39 triệu đồng (giá chính xác khi chúng tôi khảo sát mặt bằng). Bạn sẽ không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào ngoài số tiền này. Chúng tôi sẽ trang trí và trang bị tất cả các dụng cụ liên quan.
* Tự mở quán cafe
Bạn có thể tự thiết kế và đầu tư, cũng như xây dựn 1 thương hiệu/1 quán cafe cho riêng mình với đủ các phong cách kiểu châu Âu cổ điển, kiểu Nhật hiện đại,
Hoặc có thể mở kết hợp như cafe sách, cafe mỹ phẩm, cafe gấu, cafe võng,...
Hay những hình thức 24h, hay cafe cóc, cafe điểm tâm,...
* Kinh doanh cafe take away
Một chiếc xe gỗ hay thậm chí là 1 thùng nhỏ cũng có thể hành nghề. Với mức vốn tối đa tầm 30-40triệu, bạn có thể kinh doanh buôn bán vi vu rồi.
Tuy nhiên việc chọn lựa địa điểm kinh doanh là khá nan giải vì lòng đường, hè phố thường xuyên cấm hàng rong, tụ tập buôn bán nên phải lưu ý kỹ.