GIỚI THIỆU THÁP CHÀM POSHANƯ
Tháp Chàm Poshanư là cụm di tích đền thờ cổ của người Chăm nằm trên ngọn đồi Bà Nài thuộc phường Phú Hài, TP. Phan Thiết, Bình Thuận. Đây là công trình tiêu biểu cho kiến trúc nghệ thuật Hòa Lai đặc sắc, thể hiện tín ngưỡng và văn hóa truyền thống của người dân Champa thời xưa. Tháp được xếp hạng di tích nghệ thuật cấp quốc gia năm 1991.
LỊCH SỬ THÁP CHÀM POSHANƯ
Tháp Chàm Poshanư có niên đại cách đây khoảng hơn 1000 năm lúc vương quốc Champa còn là một thế lực hùng mạnh ở khu vực Miền Trung Việt Nam. Người Chăm chịu ảnh hưởng của Ấn Độ Giáo nên văn hóa và tín ngưỡng mang màu sắc của tôn giáo này rất nhiều, mà tháp Poshanư là một đại diện tiêu biểu.
Đến thế kỷ 15, người ta xây dựng thêm một số đền thờ với kiến trúc đơn giản để thờ công chúa Po Sha Inư - vị công chúa rất được người dân yêu quý bởi tài đức vẹn toàn. Có lẽ tên gọi Poshanư cũng xuất phát từ tên gọi của người này. Bạn đọc có thể theo dõi câu chuyện trong bài viết: Tháp Chàm Poshanư và chuyện tình éo le của nàng Công Chúa nhân hậu
NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC ĐẬM NÉT CHAMPA
Phong cách nghệ thuật các Tháp Chăm có rất nhiều kiểu kiến trúc khác nhau và chia theo từng niên đại. Riêng Tháp Chàm Poshanư do được xây dựng vào đầu thế kỷ thứ 9 nên ảnh hưởng bởi phong cách Hòa Lai, cùng thời với một số tháp khác như tháp Hòa Lai, tháp Po Dam, tháp Mỹ Sơn F3, tháp Mỹ Sơn A2, tháp Mỹ Sơn C7. Điểm dễ nhận thấy ở kiểu Hòa Lai là các vòm cửa nhiều mũi tròn với các trụ bổ tường hình bát giác làm bằng đá cát kết với hoa văn hình lá uốn cong.
Tháp phụ B nằm riêng nhích về hướng Bắc cao khoảng 12m, về cơ bản hình dáng kiến trúc giống tháp A nhưng đơn giản hơn. Trước đây trong tháp có thờ con bò thần Namdin nhưng sau đó không thấy nữa. Năm 1995 lúc khai quật dưới lòng đất đã tìm thấy 1 bàn chân và 1 tai bò thần bằng đá. Tháp phụ C là ngọn tháp thờ thần Lửa với chiều cao hơn 4m, duy nhất một cửa trổ về hướng Đông, những kiến trúc và trang trí nghệ thuật bên ngoài đã bị thời gian bào mòn chỉ còn lại một số đường nét gốc.
Tháp Phụ.