GIỚI THIỆU CHÙA HANG
Chùa Hang hay Phước Điền Tự là một trong những địa chỉ du lịch nổi tiếng ở An Giang. Chùa tọa lạc tại xã Vĩnh Tế, thành phố Châu Đốc, An Giang, nằm dưới chân núi Sam, cách trung tâm thành phố khoảng 7km về hướng Đông Bắc. Sở dĩ người dân gọi nơi đây với cái tên thân thương là Chùa Hang bởi chùa có những bức tượng và bậc thang trên sườn núi dẫn đến các am nằm sâu trong hang động.
Chùa Hang là địa chỉ du lịch không thể bỏ qua khi đến An Giang.Chùa Hang có lịch sử khá lâu đời. Tương truyền, chùa do Bà Nguyễn Thị Thơ (pháp danh Diệu Thiện) lập nên vào những năm 1850. Chuyện kể rằng, sau khi lập gia đình, gặp cảnh đời ngang trái nên bà Thơ đã rời bỏ gia đình và lên chùa Tây An tu tập mong dứt được nghiệp duyên. Được một thời gian thấy người đến chùa khấn bái ngày càng nhiều nên bà đã tìm chỗ yên tĩnh để tu hành. Lúc đi về phía tây núi Tây An thì gặp cái hang động nhỏ, bà đã dựng tạm cái am bằng tre làm nơi tu hành. Sau khi bà qua đời, vì cảm mến sự đức độ của bà, ông Phán Thông cùng người trong làng quyên góp tiền của và cho xây dựng chùa và đặt tên là Phước Điền Tự, tục gọi là chùa Hang. Trải qua nhiều lần trùng tu và xây thêm một số công trình mới, chùa hình thành nên diện mạo tuyệt vời như ngày nay.
Chùa Hang có lịch sử khá lâu đời.Theo giải nghĩa của người dân thì "Phước" có nghĩa là phước lành, "Điền" là ruộng, là mảnh đất. Cái tên Phước Điền mang ý nghĩa chỉ mảnh đất gieo trồng phước lành, mong muốn một cuộc sống bình yên an lành và nhiều điều tốt đẹp đến với người dân.
Cảnh quan yên bình nhìn từ Chùa Hang.Ngoài ra chùa còn gắn liền với truyền thuyết Thanh Xà, Bạch Xà. Cạnh am bà Thơ tu hành có một cái hang sâu, bên trong có cặp mãng xà to, từ khi bà đến tu hành, chúng hàng ngày được nghe kinh Phật thì trở nên hiền lành, ăn chay, trông thú dữ, kẻ gian và không hại người. Bà liền đặt tên cho cặp mãng xà là Thanh Xà và Bạch Xà. Kể từ khi bà mất, chúng cũng biến mất không dấu vết.
Cặp Thanh Xà Bạch Xà trong truyền thuyết.Tour Châu Đốc Hà Tiên chất lượng 2N2D giá rẻ
KIẾN TRÚC CHÙA HANG
Nằm trên triền núi Sam, chùa có vị trí vô cùng đắc địa với lưng tựa vào núi, mặt hướng ra cánh đồng bao la của miền biên giới phía Tây. Đứng từ đây du khách có thể cảm nhận vẻ yên bình, sự yên tĩnh, tôn nghiêm cùng tầm nhìn thoáng đãng chốn linh thiêng. Xung quanh chùa bao bọc bởi hàng cây xanh mát, cùng nhiều loại hoa đủ sắc màu quanh năm đua nở tạo nên khung cảnh hữu tình nên thơ cho cảnh quan chùa.
Chùa được bao phủ bởi cây xanh tạo nên khung cảnh nên thơ.Về kiến trúc tổng quan, chùa mang sắc thái của những ngôi đình chùa cổ điến: mái ngói bốn cạnh cong vút, lợp ngói ống, kết cấu bằng hệ thống cột kèo rất chắc chắn. Phía trước chùa có hai cái am thờ tượng Di Lặc và Quan Âm Bồ Tát. Trước mặt có Tứ Đại Hộ Pháp uy nghiêm hướng về chân núi.
Bốn bức tượng Tứ Đại Hộ Pháp.Chùa được chia thành nhiều tầng với các công trình nằm tựa lưng vào núi, những am chùa này được kết nối bằng hệ thống hành lang và bậc đá khá cao. Điều này khiến nhiều người liên tưởng đến những cung điện giống như trong phim cổ trang. Đi lên chùa ta sẽ gặp hai ngôi bảo tháp thờ hai vị có công nhất đối với sự phát triển của chùa là bà Diệu Thiện và nhà sư Thích Huệ Thiện. Bảo Tháp bên dưới thờ nhà sư Thích Huệ Thiện, bên trên dành cho vị sáng lập ra Chùa Hang là bà Thơ (hay bà Thợ). Ngoài ra còn có một nơi riêng tri ân đến ông Phán Thông, người có công trong việc dựng chùa sau khi bà Thợ qua đời.
Chùa được kết nối bằng hệ thống hành lang và bậc đá cao.Đi sâu vào chùa Hang Châu Đốc ta bắt gặp hoa viên của chùa - nơi có hồ Liên Trì Hải Hội khá độc đáo, phía bên dưới mặt nước phủ đầy hoa súng. Độc đáo hơn cả là cây cầu uốn lượn bắc ngang qua hồ, xung quanh hoa viên trồng nhiều loại hoa xanh đỏ tím vàng rợp bóng quanh năm. Đi lên là chính điện, tuy không quá lớn những được bố trí hợp lý, trang hoàng phù điêu, cờ phướn uy nghi cùng một số bức tượng Phật được chạm khắc tinh xảo.
Hồ Liên Trì Hải Hội.Bên trong chính điện.Sau chính điện ta bắt gặp một cái hang động nhỏ, sâu khoảng 10m, bên trong là cặp Thanh Xà, Bạch Xà trong truyền thuyết đang canh giữ hai bên, mắt được trang hoàng bằng bóng đèn màu đỏ tăng thêm vẻ bí hiểm, uy nghi cho am. Bên ngoài am có thêm những bức tượng đặt trong vách núi đã được khoét càng làm cho khung cảnh thêm phần ấn tượng.
Những bức tượng được tạc trong đá.LƯU Ý KHI THAM QUAN
- Chùa Hang không những là địa điểm du lịch hấp dẫn mà còn là nơi chốn thanh tịnh, uy nghiêm. Quý khách khi tham quan nên tránh cười đùa bỡn cợt to tiếng ảnh hưởng đến các vị tăng ni đang tu tập bên trong.
- Trang phục khi tham quan nên gọn gàng, không quá hở hang tránh gây phản cảm trong khuôn viên chùa.
- Nếu đi vào dịp lễ, tết nên giữ gìn cẩn thận tư trang tránh mất mát đáng tiếc
- Nên thắp một nén nhang trong trường hợp muốn cầu nguyện và cắm vào bát hương, không cắm lung tung trong khu vực chùa.
ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH GẦN CHÙA HANG
Lăng Thoại Ngọc Hầu
Lăng Thoại Ngọc Hầu hay Sơn Lăng là nơi an nghỉ của vị đại thần khai quốc nhà Nguyễn Thoại Ngọc Hầu cùng hai phu nhân của ông. Sơn Lăng được đích thân ông xây dựng ở triền núi Sam thuộc thành phố Châu Đốc bao gồm các hạng mục công trình như cổng lăng, lăng mộ ông Thoại và hai phu nhân ở hai bên cùng đền thờ ông do người đời sau xây dựng. Lăng được công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1997 và là lăng mộ hiếm hoi thời nhà Nguyễn còn tồn tại đến ngày nay. Quý khách có thể tìm hiểu chi tiết về lăng Thoại Ngọc Hầu tại: Sơn Lăng và câu chuyện về công thần mở cõi Thoại Ngọc Hầu
Lăng Thoại Ngọc Hầu.Miếu Bà Chúa Xứ
Nằm trong cụm di tích lịch sử Núi Sam, miếu Bà Chúa Xứ có tuổi đời hơn 150 năm, gồm nhiều công trình lớn nhỏ khác nhau sắp xếp theo hình chữ Quốc. Ngôi chùa thể hiện sự giao thoa văn hóa đa dạng giữa nghệ thuật Ấn Độ Giáo và kiến trúc đình chùa Việt Nam. Đặc biệt ở chùa có tượng Phật Bà bằng đá sa thạch xưa nhất ở Việt Nam. Hằng năm chùa thu hút rất nhiều người về hành hương thăm viếng.
Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam.Chùa Phật Thầy Tây An
Chùa Tây An hay Tây An Cổ Tự do tổng đốc Doãn Uẩn xây dựng vào năm 1847 trên sườn phía Đông Bắc của núi Sam. Hơn 170 năm qua, chùa Tây An đã được sửa chữa nhiều lần. Hai lần sửa chữa lớn nhất là: Năm 1861, Hòa thượng Nhất Thừa trùng tu lại chánh điện và hậu tổ. Đến năm 1958, Hòa thượng Bửu Thọ đứng ra vận động dân đóng góp tiền của, công sức xây dựng ba ngôi lầu cổ, mặt chính của chùa và sửa chữa ngôi chính điện. Kiến trúc chùa mang phong cách nghệ thuật Ấn Độ và Hồi giáo kết hợp với kiến trúc cổ dân tộc.
Tây An Cổ Tự.