Kinh nghiệm để tránh bị "chặt chém" khi đi du lịch
Khi đi du lịch biển đảo Hạ Long ,Vũng Tàu… hoặc những địa danh du lịch nổi tiếng “chặt chém” khác, các bạn cần nằm lòng hoặc tỏ vẻ mình biết nơi đây, mình chia sẻ một số kinh nghiệm du lịch.
Đừng nên chứng tỏ mình là khách du lịch.
Nhiều bạn nghĩ đi du lịch thì tại sao lại không thể cho người khác biết mình là khách du lịch vì điều này sẽ làm cho người khác chú ý đến bạn và bạn sẽ là người bị để ý, trở thành nạn nhân bị chặt chém một đây thực sự là một điều không ai muốn khi đi du lịch
Ví dụ: người mua chỉ cần răn đe, giả vờ nói: “Nhà tôi ở bên đường, anh/chị cân cho đúng, tôi mang về cân lại nếu thiếu tôi đem trả”. Như vậy, ngay lập tức người bán có thể sẽ trừ đi 2 lạng hiển thị trên cân cho khách hàng, ví dụ thay vì 8 lạng thì bạn chỉ phải trả tiền 6 lạng.
Do đó các bạn hãy tỏ vẻ bạn biết rõ nơi này, hoặc thể hiện như định đến thăm ai đó ở nơi bạn cần đến. Đặc biệt, bạn không nên tiết lộ thông tin cá nhân để tránh bị lợi dụng. Bạn có thể chụp ảnh nhà hàng đó, biển số xe đó, ảnh người đó… để đề phòng trường hợp bị lừa.
Kinh nghiệm du lịch ở các khu vui chơi tránh bị chém:
Để thoát khỏi nạn “chặt chém” tại những “điểm đen” du lịch, bạn đừng tỏ ra mình là khách du lịch, ngược lại, hãy tỏ ra mình đã quá quen thuộc với vùng đất này.Tìm hiểu kĩ thông tin, tránh “điểm đen” du lịch
Trên một diễn đàn trực tuyến, một số du khách bị chặt chém chia sẻ như sau :
Anh Nguyễn Hùng (ở Hà Nội) kể về nỗi khốn khổ của cả gia đình khi đi du lịch ở “bãi chém” Sầm Sơn (Thanh Hóa).
Tại đây, gia đình anh rơi vào cảnh dở khóc dở cười vì những chiêu trò “chặt chém” và móc túi du khách của người dân địa phương.
Anh Hùng kể: Khi gia đình được một người dân chào mời sử dụng dịch vụ cưỡi ngựa với giá 200 ngàn đồng/tiếng, vì các con thích quá nên anh đã đồng ý. Khi cưỡi xong, cậu dắt ngựa trở mặt cho biết lúc đầu thì tính theo giờ nhưng cưỡi xong lại tính theo bước chân! Và giá mỗi bước chân ngựa là 10 ngàn đồng, tuy nhiên không phải thế là xong chuyện. Cậu này đòi nhân lên 4 lần cho mỗi lần ngựa bước bởi ngựa có… 4 chân!
“Kết cục, chúng tôi phải trả 500 ngàn đồng”, anh Hùng hậm hực kể lại.
Vì thế, lời khuyên tốt nhất cho các gia đình nếu đi du lịch thì nên tìm hiểu thật kĩ các thông tin, hoặc có thể đọc những nơi chia sẻ các kinh nghiệm du lịch , tham khảo các thảo luận trên một số diễn đàn du lịch để né tránh những chiêu đưa khách vào tròng một cách bài bản, chuyên nghiệp của người dân các khu du lịch.
Kinh nghiệm trả giá khi đi du lịch tránh bị chém
Có rất nhiều trường hợp, khách hàng đã ý thức được việc phải trả giá trước nhưng vẫn bị “há miệng mắc quai”.
Một thành viên chia sẻ: “Mình đi ăn đồ hải sản, đã mặc cả rõ ràng nhưng đến lúc thanh toán họ đòi thêm mấy trăm ngàn tiền tương ớt, gia vị… ”, thậm chí có thành viên còn bị đòi thêm tiền dọn rác với giá “trên trời” sau khi ăn uống tại một nhà hàng.
Chính vì việc không thể biết mình sẽ bị “móc hầu bao” kiểu gì nên một số du khách đành phải thực hiện phương kế vô cùng sòng phẳng là sau khi mặc cả thì bắt chủ quán viết ra giấy ký tên.
Một kinh nghiệm du lịch nữa đó là không nên đi theo “cò”
Giúp sức để chủ quán “chặt chém” du khách là lực lượng “cò” mồi chài quán ăn rất đông đảo. Từ “cò” chạy xe máy đến “cò” chạy taxi dùng đủ mánh để chèo kéo khi các quán ăn sẵn sàng chơi đẹp bằng hoa hồng 20-30% số tiền móc túi khách cho “cò”.
Một số nguồn tin cho biết: Dọc đường Thùy Vân, Hoàng Hoa Thám (Vũng Tàu), lực lượng “cò” đi xe máy lên đến hàng chục người. Mỗi ngày một “cò” có thể kiếm được ít nhất 1 triệu đồng, có ngày lên tới 3 – 4 triệu đồng, những ngày nghỉ lễ, số tiền còn tăng hơn nữa.
Một số lời khuyên nhỏ cho bạn tham khảo:
Không nên đeo quá nhiều tư trang khiến các nhà hàng, khách sạn hoặc nơi cung cấp dịch vụ nghĩ mình có nhiều tiền, từ đó, thỏa sức “chặt chém”. Tốt nhất nên mang theo các loại thẻ ngân hàng, chỉ mang một ít tiền mặt để tiêu dùng cá nhân và mua sắm, ăn uống.
Ngoài ra, dân sành du lịch cũng cho biết: Không nên đeo quá nhiều tư trang khiến các nhà hàng, khách sạn hoặc nơi cung cấp dịch vụ nghĩ mình có nhiều tiền, từ đó, thỏa sức “chặt chém”.
Nếu mang theo nhiều tiền, bạn cũng nên chia ra nhiều nơi cất trong người và túi xách, phòng khi mất cắp vẫn đủ tài chính để xoay xở. Tốt nhất nên mang theo các loại thẻ ngân hàng, chỉ mang một ít tiền mặt để tiêu dùng cá nhân và mua sắm, ăn uống.
Như vậy, định lượng được mức chi tiêu của mình, mang ít tiền cũng giúp bạn suy nghĩ kỹ lưỡng trước khi quyết định mua, sắm, tránh tình trạng bị “chặt chém”.