Bài này em cóp từ trên blog của 1 anh nhà báo tự do, bài viết ngày 1/11/2007


Mũi Kê Gà - Hàm Tân, Bình Thuận - hành trình ven biển


Hành trình ven biển bắt đầu từ thị xã Bà Rịa đi về Long Hải,







xuyên qua Phước Hải, qua cảng cá Lộc An sẽ đến Hồ Tràm.






rồi đến Hồ Cốc.





Từ Hồ Cốc tiếp tục con đường ven biển đi về Bình Châu nhưng khi đến Bình Châu thì rẽ phải đi về Lagi, Hàm Tân. Từ Lagi Hàm Tân đi tiếp theo đường đi qua Dinh Thầy Thím, qua Dinh Thầy Thím khoảng 20KM nữa sẽ đến Mũi Kê Gà.



Tại đây ta thấy rõ một ngọn Hải đăng nổi lên giữa một hòn đảo nhỏ, đi buổi tối sẽ thấy đèn hải đăng xoay chớp lóe sáng. Mũi Kê Gà là nơi đón mặt trời lên sớm nhất Việt nam.





"Nằm trên đảo Khe Gà, hòn đảo được đánh giá là nơi có cảnh trí đẹp nhất vùng biển Hàm Thuận Nam, ngọn Hải đăng Kê Gà với dáng đứng mạnh mẽ, cao vút trên nền trời xanh ngắt như khẳng định vị thế giữa một vùng biển trời tuyệt đẹp, màu xanh ngọc của nước biển hoà cùng màu xanh lơ của mây trời, màu trắng của những bãi cát dài, màu xanh của những rặng thuỳ dương và những ghềnh đá hoa cương trắng hồng đã tạo cho nơi đây một vẻ quyến rũ khó tả nguyên sơ và yên bình.




Được xây dựng vào tháng 2/1897 do kiến trúc sư người Pháp Snavat thiết kế, tháp đèn xây bằng đá cao 35m, độ cao toàn bộ từ tầm ngọn đèn đến mặt biển là 65m, kích thước cạnh của tháp rộng 3m, đỉnh rộng 2,5m, chiều dày tường tháp từ chân tháp đến độ cao 6m là 1,6m, càng lên cao độ dày càng giảm từ 1,5m và mỏng nhất ở đỉnh tháp là 1m. Trên ngọn tháp có bóng đèn lớn 2000W, có bán kính quét sáng là 22 hải lý, tương đương 40km, dùng làm tín hiệu hướng dẫn tàu bè qua lại. Ngoài ngọn hải đăng còn có một căn nhà lớn hình vuông mỗi cạnh 40m, dưới nhà là một hầm chứa nước sâu 3m, trước nhà có một giếng gọi là giếng Tiên. Xung quanh chân hải đăng có hai hàng hoa sứ dọc theo lối đi do người Pháp trồng từ cuối thế kỷ trước, cho đến nay vẫn còn nguyên, toả bóng mát quanh năm góp phần tạo nên một nét đặc biệt cho vùng đất này.





Trước cửa vào Hải Đăng có một tấm đá hoa cương lớn khắc năm 1899. Đây là một tấm đá hoa cương rất lạ vì trong vùng không hề có loại đá này. Theo một số nhà nghiên cứu, có lẽ người Pháp cất công đem phiến đá này từ một vùng đất khác như là một cách tô điểm thêm cho ngọn hải đăng thêm phần diễm lệ và kỳ ảo. Quan sát kỹ, du khách sẽ thấy đây không phải là những viên đá bình thường có 4 góc mà tất cả các khối đá hoa cương dùng để xây ngọn hải đăng đều được chạm khắc thành từng ô, từng hình cạnh khớp với nhau. Nghĩa là gần như có sẵn một ngọn tháp bằng đá đã được làm sẵn, khi xây chỉ cần lắp đặt vào đúng thứ tự, góc cạnh từ dưới lên trên và chỉ cần đưa vữa vào là kết dính lại, không cần phải sửa chữa. Cấu trúc này sẽ khiến du khách có một sự liên tưởng thú vị đến các kim tự tháp của Ai Cập - tuy không thể so sánh về niên đại, ý nghĩa lịch sử - nhưng cũng đủ để chúng ta có thêm một ví dụ về sự thông minh và tài khéo léo của con người. Bên cạnh đó, với quy mô trên, ngọn Hải đăng Kê Gà hiện là ngọn Hải đăng cao và cổ xưa nhất vùng Đông Nam Á.




Sau khi tìm hiểu về lịch sử của ngọn hải đăng, du khách có thể vượt qua 184 bậc thang xoắn ốc bằng thép dẫn lên đỉnh tháp, du khách sẽ được tận hưởng cảm giác lâng lâng khó tả khi phóng tầm mắt ra bốn phía mây trời, thoả sức ngắm nhìn thiên nhiên, cuộc sống - tự thấy mình như một tiểu vũ trụ nhỏ bé giữa không gian đặc biệt mênh mông này."