Tây Tạng không chỉ gây ấn tượng bởi những kiến trúc, tâm linh huyền bí, nơi đây còn mang bản sắc văn hóa độc đáo. Đặc biệt, nền ẩm thực Tây Tạng ảnh hưởng từ đặc trưng địa lý của vùng cao nguyên Himalaya. Vậy hôm nay, mời bạn cùng chuyên gia địa phương đến với những món ăn độc đáo đó!

Với địa hình đồi núi, nguồn lương thực chính của Tây Tạng đến từ lúa mì và đại mạch. Ngoài ra, lối sống du canh du cư cùng những yếu tố thời tiết khắc nghiệt đã ảnh hưởng đến ẩm thực của Tây Tạng. Do vậy, hầu hết các món ăn đều rất giàu năng lượng và được biến tấu theo cách riêng. Dưới đây là 9 món ăn bạn nhất định phải thử khi đến với vùng đất cao nguyên lạnh giá này!

Ẩm thực Tây Tạng - Hành trình khám phá hương vị cao nguyên độc đáo

Bánh Tsampa

Khí hậu ở Tây Tạng quanh năm khô lạnh. Điều này khiến các loại hoa màu rất khó phát triển. Do đó, người dân chủ yếu sử dụng lúa mạch, lúa mì thay cho lúa gạo. Vậy nên món bánh Tsampa được làm từ lúa mạch là món ăn đặc trưng của nơi này.

Người dân thường dùng lúa mạch đã rang chín (hoặc đậu Hà Lan xào chín), đánh nhuyễn cùng với trà bơ rồi nặn thành bánh. Có thể thay trà bơ bằng sữa chua hoặc bia Chang cũng rất ngon. Bánh Tsampa kết hợp cùng trà bơ sẽ giúp tăng độ thơm béo. Hãy thử ngay món ăn này nếu đã đến Tây Tạng bạn nhé!

Mì Tạng Thukpa

Đây là món mì kết hợp giữa mì ramen và phở gà. Nước súp khá đơn giản nên phù hợp với hầu hết khẩu vị mọi người. Ngoài mì Tạng (sợi mì dày như sợi bún Việt Nam), nước dùng sẽ được hầm từ thịt bò Yak (loại bò nổi tiếng của Tây Tạng), rau ăn kèm và gia vị. Bát mì kèm một muống nước dùng bốc khói nghi ngút, hương vị đậm đà nơi đầu môi sẽ thực sự đã miệng.

Mỳ nguội

Món mì này có sợi dày, dẹt màu trắng ngà. Chúng thường được ăn cùng khoai tây thái viên chiên giòn rất độc đáo. Hương vị đặc trưng của món mì này đến từ nước sốt tương ớt Tây Tạng. Loại nước sốt đủ cay tê đầu lưỡi nhưng vẫn đảm bảo đủ thanh đạm.

Trà bơ - Thức uống đặc trưng trong ẩm thực Tây Tạng

Trà bơ là một loại thức uống được ưa chuộng và trở thành đặc sản của Tây Tạng. Nó giúp bổ sung nhiệt lượng kịp thời và mang hương vị vô cùng thơm ngon. Loại trà này giúp hỗ trợ tiêu hóa tốt, chống cảm cúm. Và giúp người dùng thích nghi tốt hơn với bầu không khí loãng ở độ cao trên 3000m so với mực nước biển.

Lưu ý rằng, người Tây Tạng luôn bày tỏ lòng hiếu khách thật lòng. Một khi họ đã mời bạn, hãy đón nhận "tình cảm" đó nhé. Đừng từ chối bởi đôi khi họ sẽ cảm thấy như đó là biểu hiện không tôn trọng.

>> Xem thêm: Hiểu sâu hơn về văn hóa Tây Tạng huyền bí

Trà ngọt Tây Tạng

Món trà ngọt Lhasa được ví như trà sữa phiên bản Tây Tạng. Món này được pha chế trực tiếp từ trà đen, sữa bột hoặc sữa tươi và đường. Trà ngọt có độ thơm ngọt và dinh dưỡng cao. Nó rất thích hợp để vừa nhâm nhi vừa tâm sự cùng hội anh chị em bạn dì.

Bia Chang Tây Tạng

Ẩm thực Tây Tạng - Hành trình khám phá hương vị cao nguyên độc đáo

Bia Chang Tây Tạng hay còn gọi là rượu lúa mạch. Hương vị của nó là độc nhất vô nhị, khó có thể bị lẫn với bất kỳ loại thức uống có cồn nào trên thế giới. Bia không đắng, không cay. Thay vào đó là hương chua chua, ngọt ngọt đọng trên đầu môi. Sở dĩ người Tây Tạng thích uống loại bia này là bởi nó giúp làm ấm cơ thể rất hiệu quả.

Sữa chua Tây Tạng

Sữa chua của Tây Tạng gọi là Đủ Tuyết nếu làm từ sữa tươi đã chế bơ, hoặc gọi là Thiếu Tuyết nếu làm từ sữa tươi chưa được chế bơ. Một thành phần đặc biệt khác để làm nên loại sữa chua này là nấm Kefir Tây Tạng. Đây là loại sữa lên men có chứa các lợi khuẩn không có trong sữa chua thông thường. VD như vi khuẩn Lactobacillus Caucasus, Acetobacter species, Leuconostoc và Streptococcus species.

Thịt bò Yak khô

Ẩm thực Tây Tạng - Hành trình khám phá hương vị cao nguyên độc đáo

Đây là một bò rừng Tây Tạng có cơ thể to khỏe, bộ lông dài giúp giữ ấm thân nhiệt. Chúng thường sống tập trung tại vùng núi Himalaya - nơi cao nguyên với tuyết phủ dày. Tuổi thọ của loài bò này lên tới 20 năm. Bò Yak có lượng tế bào máu cao gấp 3 lần bò bình thường. Do đó, thịt bò Yak rất giàu dinh dưỡng, dai ngon. Đặc biệt là thịt bò siêu sạch.

Để làm nên món bò Yak, người dân sẽ cắt thịt bò thành dải mỏng, ướp sẵn gia vị. Sau đó treo các dải bò lên sợi dây để hong khô tự nhiên như các món thịt dê, gà khô hong gió.

Thịt khô hong gió

- Tiếp theo trong list đặc sản Tây Tạng phải kể đến gà hong gió, món ăn có lịch sử từ thời Tam Quốc. Đây là món ăn truyền thống của người Hán. Khi thời tiết lạnh dưới 0 độ C, người dân sẽ mang thịt dê, thịt gà cắt dải, phơi ở chỗ râm mát cho khô bằng gió tự nhiên. Sau khoảng 2 3 năm sẽ ra thành phẩm thịt khô hong gió.

Với cách chế biến không quá cầu kỳ, nhưng thời gian cùng yếu tố thời tiết giúp giữ nguyên hương vị tươi ngon mà không nhiều dầu mỡ. Ai ai cũng có thể thưởng thức món thịt khô này.

>> Xem thêm: VI VU TRÙNG KHÁNH - THÀNH CỔ TÙNG PHAN TỪ KHÍ KHẨU CỔ TRẤN - HỒNG NHAI ĐỘNG TỊNH THỔ A BÁ - CỬU TRẠI CÂU

Kết luận

Như vậy, Avitour đã cùng bạn khám phá hành trình ẩm thực Tây Tạng độc đáo. Hãy đến để những hương vị Tây Tạng đánh thức vị giác của bạn nhé. Đừng quên liên hệ Avitour để được tư vấn đặt tour sớm nhất!

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ:

Số 46 Cù Chính Lan, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: 024 5678 3838 

Web: www.dulichavitour.com - www.avitour.com.vn