Cận thị là một trong những tật khúc xạ hay gặp nhất ở mắt, đặc biệt là xuất hiện nhiều ở lứa tuổi học sinh (từ 7 tuổi đến 16 tuổi) và người lao động trẻ. Tật cận thị chính là nguyên nhân điển hình nhất gây suy giảm thị lực, ngoài ra loại tật khúc xạ này còn có khả năng làm biến đổi cấu trúc của mắt. Vậy người bị tật cận thị cần phải làm gì? Bài viết dưới đây sẽ bật mí cho các bạn cách giảm cận thị hiệu quả.
1. Cận thị là gì?
Tật cận thị khiến tầm nhìn của người mắc bị hạn chế, người bị cận thường chỉ thấy rõ những vật ở gần và khó khăn khi quan sát các vật ở xa. Hiện tượng này được lý giải là do hình ảnh vật khi quan sát sẽ hội tụ trước võng mạc thay vì hội tụ ở võng mạc như mắt bình thường. Ngoài ra, cận thị có thể nặng hơn theo thời gian hay nói cách khác là tăng độ và độ cận càng cao thì tầm nhìn sẽ càng hạn chế.
2. Các dạng tật cận thị thường gặp
Cận thị đơn thuần: Đây là dạng cận thị phổ biến nhất, đặc biệt thường gặp ở trẻ trong độ tuổi đi học. Cận thị đơn thuần thường có độ cận dưới 6 diop và thường kèm theo các biểu hiện của loạn thị. Tuy nhiên, độ cận sẽ không mãi tăng theo thời gian, tật cận thị sẽ có xu hướng phát triển trong một giai đoạn và sau đó ngưng lại với một mức độ nhất định.
Cận thị thứ phát: Cận thị thứ phát có thể được hình thành do sơ hóa thủy tinh thể; do lượng đường huyết trong máu tăng cao hoặc là do tác dụng phụ khi sử dụng chung với một số loại thuốc kê đơn,...và do một vài nguyên nhân khác.
Cận thị giả: Có biểu hiện tương tự như tật cận thị thông thường, tuy nhiên cận thị giả (cận thị tạm thời) chỉ xuất hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Khi mắt phải điều tiết quá nhiều sẽ dễ dẫn đến tình trạng cận thị giả nhưng nhanh chóng biến mất và mắt sẽ được phục hồi nếu được thư giãn nghỉ ngơi hợp lý.
- Cận thị thoái hóa: Đây là dạng cận thị nguy hiểm nhất, người bị tật cận thị thoái hóa sẽ có độ cận vượt ngưỡng 6 diop và sẽ kèm theo biểu hiện thoái hóa võng mạc ở nửa sau của nhãn cầu. Thậm chí, người bị cận thị thoái hóa nếu không được khắc phục kịp thời có thể dẫn đến thoái hóa hoàng điểm, thoái hóa võng mạc, bong võng mạc hay lác mắt,...gây hại nghiêm trọng tới sức khỏe đôi mắt.
3. Nguyên nhân gây tật cận thị
- Cận thị do di truyền: Tật cận thị do yếu tố di truyền gây nên còn được gọi là tật bẩm sinh. Có thể hiểu là, bố mẹ bị cận thị thì đời con có thể di truyền và bị tật cận thị. Với điểm đặc trưng là độ cận tăng cao ngay cả ở độ tuổi trưởng thành, cận thị thường kèm theo những biến chứng nguy hiểm và người mắc thường khó hồi phục được thị lực hoàn toàn.
- Cận thị do mắc phải: Môi trường làm việc và học tập gây hại cho mắt, thường xuyên sử dụng các thiết bị điện tử với thời gian dài và khoảng cách gần mắt, mắt điều tiết nhiều nhưng không có chế độ thư giãn hợp lý. Cận thị do mắc phải có đặc điểm là độ cận không quá cao, quá trình tăng độ diễn ra chậm, thường độ cẫn sẽ ổn định khi bước đến tuổi trưởng thành và rất ít biến chứng.
4. Dấu hiệu của tật cận thị
- Cố gắng nhìn các vật ở xa bằng cách nheo mắt;
- Quan sát rõ những vật ở gần, vật càng xa càng không nhìn thấy rõ;
- Khô mắt, mỏi mắt thường xuyên;
- Thị lực bị hạn chế hơn vào ban đêm.
5. Cách giảm độ cận tại nhà hiệu quả
Có thể các bạn chưa biết, các bài tập mắt có thể giúp giảm độ cận thị và hạn chế tình trạng tăng độ cận!
- Massage mắt: Massage là một trong những động tác giúp mắt được thư giãn và nghỉ ngơi hiệu quả nhất. Thực hiện như sau: Sử dụng ngón áp út cùng ngón giữa vuốt theo chiều từ khóe mắt theo đường cung dưới mắt ra đến đuôi mắt. Thực hiện 5 lần, sau đó day ấn nhẹ quanh vùng hốc mắt và thái dương trong khoảng 2-3 phút.
- Liên tục chớp mắt: Bài tập này giúp tăng kích thích mạch máu tại vùng mắt lưu thông nên có công dụng trong việc giảm đau mỏi và khô mắt. Thao tác như sau: Người thực hiện ngồi với tư thế thoải mái, chớp mắt liên tục trong vòng 2 phút, sau đó để mắt thư giãn trong khoảng 30 giây rồi lặp lại động tác.
- Xoay tròn mắt: Thực hiện bài tập này như sau: Giữ đầu ở trạng thái cố định, nhắm mắt thư giãn sau đó từ từ điều khiển xoay nhãn cầu theo chiều kim đồng hồ và ngược lại, mỗi chiều thực hiện 10 lần.
- Nhìn thẳng phía trước và kết hợp xoay đầu: Tạo một điểm cố định trước mắt, có thể là vị trí một vật hay đánh dấu một điểm bất kỳ, tiếp theo hướng mắt nhìn vị trí điểm đó cố định. Điều chỉnh từ từ xoay đầu sang trái rồi sang phải liên tục mỗi bên 10 lần.
6. Các phương pháp khắc phục cận thị theo Tây Y
- Theo y học hiện đại, tật cận thị có thể khắc phục bằng cách đeo kính có gọng, kính áp tròng hoặc phẫu thuật. Tuỳ thuộc vào tình trạng cận thị mà có thể họ sẽ phải đeo kính áp tròng hoặc kính có gọng trong thời gian dài trong ngày hoặc chỉ phải sử dụng kính để nhìn vật ở xa.
- Phẫu thuật khúc xạ là phương pháp tiên tiến nhất của y học hiện đại giúp giảm và cải thiện tình trạng cận thị.Tuy nhiên, không phải đối tượng nào phẫu thuật khúc xạ cũng hoàn toàn cải thiện được tình trạng cận thị. Nhiều trường hợp sau phẫu thuật bị tác dụng phụ như tròng mắt bầm tím; có khả năng bị tái cận trở lại; dễ nhạy cảm với ánh sáng;...
7. Thảo dược Đông Y có khắc phục hết cận thị không?
Để khắc phục tình trạng cận thị mà không cần can thiệp các phương pháp phẫu thuật tiềm ẩn nhiều rủi ro thì “Y học cổ truyền” là một phương pháp đáng để lựa chọn. Những bài thuốc Đông y giúp hạn chế tình trạng cận thị nhưng nó không có khả năng giúp phục hồi dứt điểm chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Cơ chế tác dụng của thảo dược trong các bài thuốc Đông y là tác dụng đến toàn bộ cơ thể, vậy nên đòi hỏi người bệnh cần kiên trì trong thời gian dài thì mới thấy rõ được hiệu quả.
Nhìn chung, tất cả các bài thuốc đông y sẽ có hiệu quả bồi bổ cơ thể, kích thích thị lực, tăng cường lưu thông máu. Bởi vậy mà với những người chưa mắc chứng cận thị hoặc bị cận nhẹ thì thuốc đông y sẽ có tác dụng tốt. Còn với những trường hợp bị cận ở mức độ nặng thì các bài thuốc Đông y chỉ mang tính chất hạn chế sự gia tăng độ cận, giúp giảm tình trạng mỏi nhức mắt.
8. Những lưu ý hạn chế tật cận thị
Để hạn chế tật cận thị cần xây dựng thói quen chăm sóc và bảo vệ mắt để có một đôi mắt sáng khỏe:
- Thường xuyên cho mắt thư giãn, nghỉ ngơi, không để mắt điều tiết quá độ và làm việc liên tục.
- Tạo thói quen tốt cho mắt bằng cách học tập và làm việc trong điều kiện đủ ánh sáng, không tiếp xúc quá gần với sách vở hay màn hình máy tính, điện thoại.
- Đi khám mắt định kỳ để phòng ngừa và phát hiện kịp thời các tật về mắt. Cần bổ sung các loại thực phẩm tốt cho mắt trong bữa ăn hàng ngày.
- Các vitamin cần thiết cho mắt như vitamin A, E, C và chất khoáng có nhiều trong thịt cá, rau củ quả tươi.