Đợt này mình thấy thời tiết diễn biến bất thường khi đêm và sáng lạnh, có sương mù, ban ngày nắng khiến nhiều trẻ mắc các bện về đường hô hấp. Và đọc báo thấy trong 1 tuần trở lại đây, Bệnh viện Nhi Trung ương và Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận nhiều trẻ suy hô hấp do ho gà dai dẳng.



Mình muốn share bài thuốc trị bệnh ho gà bằng các loại rau củ thiên nhiên, hy vọng hỗ trợ phần nào với thuốc mà bác sĩ đã kê cho để bé nhanh khỏe lại.



Bệnh ho gà thường gặp ở trẻ em. Lúc đầu trẻ hơi sốt, hơi đỏ mắt, ho khan, ho dai dẳng, sau ho từng cơn dài, rũ rượi, thở rít vào như gà gáy, ho ra dãi trong hơi dính, hoặc có khi nôn ra sữa và thức ăn.



webtretho



Triệu chứng



Ho gà là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây theo đường hô hấp qua các giọt nhỏ nước bọt chứa trực khuẩn ho gà. Mọi người đều có thể mắc bệnh nhưng trẻ em 1-6 tuổi dễ bị hơn; trẻ càng nhỏ bệnh càng nặng.



- Chảy mũi.


- Hắt hơi.


- Ho dữ dội


- Cảm thấy mệt mỏi và mất vị giác khi ăn.


- Ho khan.


- Tiết ra nhiều nước mắt.


- Nôn.



webtretho




Bài thuốc từ rau củ



Tỏi.



Tỏi không chỉ là một loại gia vị không thể thiếu trong gian bếp nhà bạn, mà còn được xem như một vị thuốc trị bệnh hữu hiệu.



Bạn hãy dùng 5 giọt nước ép tỏi để cho trẻ uống đều đặn từ 2 -3 lần mỗi ngày. Tình trạng ho sẽ nhanh chóng được cải thiện.



webtretho



Gừng



Dùng 1 thìa nước ép gừng tươi, pha lẫn với nước sắc của cây cỏ cà ri và thêm một chút mật ong cho dễ uống. Để có nước sắc của cây cỏ cà ri bạn cần đun sôi 1 thìa hạt cỏ cà ri với 250 ml nước, đun cho đến khi lượng nước trong nồi chỉ còn một nửa.



webtretho




Cây củ cải



Trộn lẫn 1 thìa nước củ cải tươi với 1 thìa mật ong và một chút muối. Hãy cho trẻ uống ngày 3 lần loại hỗn hợp này.



webtretho




Nho



Các nhà nghiên cứu về thảo mộc cho rằng, việc trị ho gà bằng trái nho cũng rất hiệu quả. Việc sử dụng trái nho để chữa ho gà rất đơn giản và đem lại hiệu quả nhanh chóng. Bạn chỉ cần pha lẫn 1 thìa mật ong với một cóc nước ép nho, mỗi ngày uống 1 lần, uống trong vòng 10 ngày.



webtretho




Hạt hồi



Hạt hồi rất hiệu quả trong việc chữa ho khan và ho nặng. Ngoài ra nó còn có thể giúp bạn tiêu đờm. Mỗi ngày bạn nên cho trẻ uống 1 cốc trà hạt hồi.



webtretho




Hẹ



Có tác dụng kháng khuẩn, lá và thân hành hẹ được dùng chữa ho trẻ em, hen suyễn, họng sưng đau. Ngày dùng 12-25g lá và thân hành tươi, giã nát, vắt lấy nước uống.



webtretho




Vỏ rễ dâu



Được dùng chữa ho có đờm, hen, ho ra máu, trẻ em ho gà. Ngày dùng 4-12g, sắc nước uống.



webtretho




Cỏ nhọ nồi



Có tác dụng kháng khuẩn, kháng histamin, chống viêm, cầm máu. Được dùng điều trị ho, ho ra máu, hen, viêm họng. Ngày dùng 20g cây khô, dạng thuốc sắc, hoặc 30-50g cây tươi, giã vắt lấy nước uống



webtretho




Tía tô



Có tác dụng kháng khuẩn, chống co thắt cơ trơn, chống dị ứng. Được dùng chữa ho, hen suyễn; ngày dùng 5-12g lá, sắc nước uống.



webtretho



Các bài thuốc trị ho gà ở trẻ nhỏ



Giai đoạn đầu: Do cảm nhiễm, phế hàn.



Triệu chứng: Chảy nước mũi, ngạt mũi, ho liên tục, ngày nhẹ, đêm nặng.



Bài 1: Lá chanh, lá táo, cỏ trói gà, trần bì, mỗi vị 4-8g. Sắc nước uống, ngày một thang.



Bài 2: Lá táo, lá chanh, mỗi vị 300g, lá dâu 200g. Tất cả phơi khô, tán thành bột mịn, luyện với mật ong làm thành viên bằng hạt đậu xanh. Ngày uống 40-60 viên chia hai lần.



Bài 3: Lá tía tô 12g, cam thảo dây 10g; lá hẹ, lá xương sông, mỗi vị 8g, vỏ quýt 6g, gừng 2g. Sắc uống ngày một thang.



Bài 4: Hạnh nhân (nhân hạt mơ) 12g, bách bộ 8g; trần bì 6g; ma hoàng, cam thảo, mỗi vị 4g. Nếu có sốt, thêm: tang bạch bì 12g, hoàng cầm 8g. Sắc uống ngày một tháng.



Bài 5: Bạch thược 8g; ma hoàng, quế chi, cam thảo, bán hạ chế, ngũ vị tử, mỗi vị 4g; can khương, tế tân, mỗi vị 2g. Sắc uống ngày một thang.



Lưu ý:



- Ho gà được điều trị bằng các kháng sinh đặc hiệu, dùng sớm để rút ngắn thời gian bệnh, giảm lây lan và các biến chứng. Giảm ho và cắt cơn ho bằng thuốc an thần, thuốc kháng histamin. Bệnh nhân còn được dùng thuốc trợ tim, chống nôn khi cần thiết; dùng thêm vitamin A, D, C, B1 và B6.



-Bệnh nhân mắc chứng ho gà nên hạn chế và tránh ăn sinh ra đờm dãi như sữa, bơ sữa châu, kẹo, bột mỳ, đường. Chế độ ăn uống nên gồm cam, cà chua, cải bắp, bầu, bí.



- Uống nhiều nước, ăn các món ăn loãng nhiều nước như súp, cháo để phòng tránh hiện tương khử nước.



- Nếu tình trạng bệnh kéo dài nên nhanh chóng đưa người bệnh tới bệnh viện để kịp thời xử trí.



- Ho gà có thể dự phòng hiệu quả bằng vacxin, về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ chuyên khoa.



webtretho



Trẻ bị ho kiêng ăn gì?



Có hai nhóm thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ bị ho cần các mẹ lưu ý:



Thực phẩm ngọt, nhiều dầu gây béo



Theo Đông y, ho phần lớn do phổi bị nhiệt gây ra. Hàng ngày nếu trẻ ăn quá nhiều các thực phẩm béo, ngọt, vị đậm sẽ khiến cơ thể bị bốc hoả, làm triệu chứng ho nặng hơn.



Ngoài ra, cũng không nên cho bé ăn nhiều các thực phẩm chiên rán, bởi các thực phẩm này sẽ tạo thêm gánh nặng cho dạ dày, làm dịch đờm sinh ra nhiều hơn, khiến bệnh ho càng khó chữa khỏi. Các thực phẩm chứa lượng chất béo cao như lạc, hạt dưa, sôcôla… khiến cơ thể sinh ra nhiều dịch đờm, làm bệnh ho càng nặng thêm.



Thực phẩm để lạnh



Đối với trẻ em bị ho không nên cho bé ăn đồ bảo quản trong tủ lạnh hoặc đồ đông lạnh mà chưa qua giã đông hoặc làm nóng. Theo quan niệm Đông y, khi cơ thể bị nhiễm lạnh sẽ gây tổn thương cho phổi, mà ho phần lớn là do các bệnh ở phổi gây ra. Lúc này nếu ăn uống các thực phẩm lạnh dễ gây ra tắc khí ở phổi, khiến các triệu chứng càng nặng thêm. Đồng thời, các chứng viêm ít nhiều cũng có quan hệ đến tì. Nếu ăn uống quá nhiều thực phẩm lạnh, cũng có thể gây tổn thương tì vị, khiến chức năng tì bị suy giảm.



webtretho



Chế độ ăn uống cho trẻ bị ho



Cha mẹ cần chú ý, không nên nấu loãng thức ăn hơn thường lệ vì điều đó khiến trẻ đã ăn ít lại càng bị thiệt thòi về chất dinh dưỡng. Vẫn duy trì cho mỡ, dầu vào bột hay cháo của trẻ ngay cả khi trẻ bị sốt kèm theo tiêu chảy.



Lưu ý là khi trẻ bị ho, thường hay chán ăn nên cần cho trẻ ăn món dễ tiêu. Theo bác sĩ Lâm, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, khi trẻ bị ho, cơ thể mệt mỏi dễ dẫn đến chán ăn, ăn ít hoặc bỏ ăn. Nếu trẻ không chịu ăn như bình thường hoặc ăn ít hơn, có thể cho trẻ ăn thành nhiều bữa, và các thực phẩm nấu cho bé cần dễ tiêu, nấu mềm. Như vậy, dinh dưỡng cho trẻ bị ho mới được đảm bảo cung cấp đầy đủ và hợp lý



Chưa có chứng cứ khoa học nào chứng minh những thực phẩm như tôm, cua, gà… gây ảnh hưởng tới việc chữa ho cho trẻ. Vì vậy, cha mẹ có thể hoàn toàn yên tâm làm đa dạng bữa ăn để trẻ được thay đổi khẩu vị, ăn được nhiều hơn và mau khỏe hơn.



webtretho




Trẻ rất cần ăn những món có nhiều nước, dễ tiêu nhưng cũng đầy đủ dưỡng chất như súp, cháo, sữa… Nên cho trẻ ăn những thực phẩm giàu sinh tố A, giàu chất kẽm và chất sắt như: các loại thịt bò, gà, trứng, rau có màu xanh, đỏ. Cần hạn chế những món ăn chế biến có quá nhiều mỡ như chiên, xào…


Lúc bình thường, trẻ có thể ăn 6 lần/ngày (kể cả bữa bột và bữa sữa) nhưng lúc trẻ ho có thể tăng 8 – 10 lần/ngày, mỗi lần ăn một ít, đo đó có thể cách khoảng 2 giờ cho trẻ ăn một lần.



Trẻ ho nhiều có thể nôn ra thức ăn vừa mới ăn xong kèm theo nhiều đờm nhớt, vì thế trước khi cho trẻ ăn nên cho uống vài thìa nước, sau đó cho trẻ nằm sấp rồi vỗ về lưng trẻ nhằm giúp đờm nhớp không còn đọng ở cổ trẻ. Điều này giúp trẻ đỡ ho và ăn bớt nôn. Tuyệt đối khi trẻ đang ho, khóc không được ép trẻ ăn, uống bởi việc làm này có thể dẫn đến việc trẻ hít vào phế quản thức ăn, nước uống, dẫn đến sặc, hóc dị vật và có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.



Link nguồn: https://tackk.com/tri-ho-ga-cho-be-bang-rau-cu