Chế độ dinh dưỡng hợp lý, đảm bảo vệ sinh ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hồi phục của trẻ rối loạn tiêu hóa. Cụ thể, trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và nên kiêng gì ? Bố mẹ nên chế biến món ăn ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa
1. Nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa 1
Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Mẹ thường xuyên thấy trẻ có biểu hiện của rối loạn tiêu hóa như: táo bón, tiêu chảy, nôn trớ. Để khắc phục tình trạng này mẹ cần biết nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa là do đâu?
Đối với trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh thường bú mẹ hoàn toàn: Chất lượng sữa của mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động tiêu hóa của con. Trẻ có thể gặp rối loạn tiêu hóa do: mẹ ăn thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, mẹ ăn thức ăn lạnh như cá, tôm, cua, … hay đơn giản một thành phần nào đó trong thức ăn của mẹ khiến bé không thể dung nạp.
Ngoài ra, vẫn có một tỷ lệ nhỏ trẻ nhiễm khuẩn tiêu hóa, loạn khuẩn ruột do nguồn nước, đồ dùng vật dụng không đảm bảo vệ sinh.
Đối với trẻ dùng sữa công thức, tỷ lệ trẻ gặp rối loạn tiêu hóa cao hơn nhóm trẻ bú mẹ. Trẻ dùng sữa công thức hệ tiêu hóa dễ mất cân bằng do không được bổ sung đầy đủ lợi khuẩn. Thiếu hụt lợi khuẩn, trẻ mất đi hàng rào bảo vệ, sức đề kháng trở nên kém, dễ nhiễm trùng hơn.
Ngoài ra, khi đường tiêu hóa của trẻ bị tổn thương làm giảm hoặc mất đi khả năng tiết một số loại enzym như lactase, protease, lipase, … Nhiều trẻ gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa do không dung nạp lactose/ dị ứng đạm bò thứ phát. 
Đối với trẻ đã bắt đầu ăn dặm
Với trẻ bắt đầu ăn dặm, nhiễm khuẩn tiêu hóa / ngộ độc thức ăn là nguyên nhân hàng đầu gây rối loạn đường ruột. Hệ tiêu hóa bắt đầu tiếp xúc với thức ăn rắn, còn khá nhiều lạ lẫm. Trẻ dễ nhiễm khuẩn từ thức ăn, nước uống hoặc đồ dùng vật dụng xung quanh không được vệ sinh sạch sẽ.
Bên cạnh đó, sử dụng một số loại thuốc kháng sinh, sắt, … cũng là nguyên nhân gây mất cân bằng hệ khuẩn chí, suy giảm lượng lợi khuẩn quan trọng.
Hiểu rõ nguyên nhân giúp mẹ tìm cách loại trừ và giảm nhẹ triệu chứng rối loạn tiêu hóa của trẻ. Bên cạnh đó, trẻ rất cần được cung cấp một chế độ giàu dinh dưỡng để mau chóng hồi phục
2. Rối loạn tiêu hóa ở trẻ nên ăn gì?
Các mẹ thường khó khăn trong việc lựa chọn không biết trẻ bị rối loạn tiêu hoá nên ăn gì?  Thực phẩm nào là tốt nhất cho trẻ? Dưới đây là một số gợi ý cho mẹ tham khảo
2. Rối loạn tiêu hóa ở trẻ nên ăn gì? 1
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì/ kiêng gì?
2.1. Tiếp tục bổ sung sữa mẹ cho trẻ
Sữa mẹ luôn là lựa chọn ưu tiên hàng đầu đối với trẻ từ 0- 6 tháng tuổi. Sữa mẹ là nguồn thức ăn đầy đủ dưỡng chất nhất đối với trẻ, đặc biệt ở trẻ rối loạn tiêu hóa. Trong sữa mẹ chứa đa dạng các dinh dưỡng cần thiết: đạm, đường, chất béo, vitamin và muối khoáng. Đây đều là những chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Hơn nữa, các loại men tiêu hóa, lợi khuẩn, kháng thể trong sữa mẹ giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.
2.2. Các loại rau củ nên bổ sung cho bé rối loạn tiêu hóa
Đối với trẻ bị rối loạn tiêu hóa, việc bổ sung chất xơ và vitamin là vô cùng quan trọng. Chất xơ giúp tăng khối lượng phân, tăng khả năng lưu chuyển thức ăn và cung cấp dinh dưỡng cho hệ khuẩn chí đường ruột phát triển. Tùy từng triệu chứng táo bón hay tiêu chảy mà mẹ nên chọn những loại rau khác nhau.
Trẻ bị tiêu chảy:
Mẹ nên chọn loại rau như cà rốt, giá đỗ, rau ngót. Các loại rau này chứa các chất ổn định nhu động ruột, giảm số lần tiêu chảy.
Trẻ táo bón:
Mẹ nên chọn rau mồng tơi, súp lơ, các loại đậu, khoai lang. Chúng chứa hàm lượng chất xơ và pectin cao, có tác dụng nhuận tràng. Những món ăn từ rau xanh giúp kích thích hệ tiêu hóa, giúp bé ăn ngon miệng.
2.3. Các loại hoa quả nên bổ sung cho trẻ
Đối với trẻ táo bón
Chuối:
Chuối là loại quả rất phổ biến và cực kì có lợi đối với trẻ rối loạn tiêu hóa. Trong chuối chứa thành phần pectin giúp ngừa táo bón cho trẻ. Những thành phần khác trong chuối giúp trẻ bù lại lượng chất đã mất trong quá trình tiêu chảy.
Dứa:
Trong dứa chứa nhiều nước và chất xơ. Cho trẻ ăn dứa giúp kích thích tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng đầy hơi, chướng bụng.
Nước dừa:
Nước dừa là loại nước luôn được sử dụng để giải khát. Nước dừa chứa acid lauric chuyển thành monolaurin khi vào cơ thể chống nhiễm trùng đường tiêu hóa. Đây cũng được coi là một loại “ kháng sinh” tự nhiên, tốt cho sức khỏe trẻ nhỏ.
Đu đủ:
Trong đu đủ chứa enzym papain và chất xơ giúp cho trẻ tiêu hóa tốt và đẩy thức ăn ra ngoài dễ dàng.
Quả mọng có múi:
Các loại quả mọng có múi như cam, bưởi, quýt chứa nhiều chất xơ, nước, vitamin làm tăng khối lượng phân, mềm phân, cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ.
Bơ là một loại thực phẩm tự nhiên giàu chất dinh dưỡng và chứa gần 20 loại vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, lượng chất xơ trong bơ còn ước tính lên tới 15 g/ 1 quả, đem đến khả năng hỗ trợ táo bón rất tốt.
Đối với trẻ tiêu chảy, phân sống: 
Mẹ có thể chọn bổ sung cho bé một trong những loại hoa quả sau: (Có thể cho bé ăn trực tiếp hoặc xay, nghiền nát, bổ sung dưới dạng sinh tố)
  • Táo
  • Chuối
  • Ngũ cốc
2.4. Các loại vitamin trẻ cần bổ sung
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa khó hấp thu các loại vitamin cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt vitamin nhóm B có ít trong thực phẩm tự nhiên. Vì vậy, để tránh sự thiếu hụt mẹ nên bổ sung một số loại vitamin nhóm B khi cần thiết. Một số vitamin nhóm B ảnh hưởng trực tiếp tới hệ tiêu hóa: vitamin B1, vitamin B2, vitamin B6
 
2.5. Sữa chua
2.5. Sữa chua 1
Bổ sung sữa chua cho trẻ rối loạn tiêu hóa
Không những cung cấp các chất dinh dưỡng, vitamin sữa chua còn chứa nhiều lợi khuẩn. Trẻ rối loạn tiêu hóa ăn sữa chua sẽ tăng khả năng tiêu hóa, tăng sức đề kháng. Sữa chua bảo vệ đường tiêu hóa bằng cách tạo lớp dịch nhầy trên bề mặt ruột, bảo vệ niêm mạc ruột.
Trong sữa chua cũng giàu chất xơ như các loại hoa quả. Có thể cho trẻ ăn kèm với các loại hoa quả tạo cảm giác ngon miệng cho trẻ.
2.6. Các loại ngũ cốc
Loại thực phẩm để đa dạng bữa ăn cho trẻ rối loạn tiêu hóa là các loại hạt ngũ cốc. Một số loại nên dùng: hạt óc chó, hạt lanh, hạt chia. Những loại hạt này chứa nhiều omega- 3 đặc biệt tốt cho tiêu hóa và hệ tuần hoàn của trẻ.
2.7. Lợi khuẩn tốt nhất dành cho trẻ rối loạn tiêu hóa
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa khi đó hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng. Các vi khuẩn có lợi có thể bị tiêu diệt do nhiều nguyên nhân đã nêu ở trên. Vì vậy, mẹ cần bổ sung lợi khuẩn cho trẻ.
Đặc biệt, trẻ cần được bổ sung chủng lợi khuẩn quan trọng nhất, thiết yếu nhất: Bifidobacterium. Lợi khuẩn này chiếm tới 90% tổng số lượng lợi khuẩn trong đường tiêu hóa, giúp tăng yếu tố bảo vệ, tạo hàng rào miễn dịch tại ruột. Qua đó, trẻ giảm triệu chứng rối loạn, nhanh chóng phục hồi và trở lại trạng thái tiêu hóa cân bằng.
3. Rối loạn tiêu hóa ở trẻ nên kiêng gì?
Bên cạnh việc chọn lựa cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì thì mẹ cũng cần biết trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên kiêng gì. Điều này giúp quá trình phục hồi của trẻ nhanh hơn. Một số thực phẩm mẹ nên kiêng cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa:
3. Rối loạn tiêu hóa ở trẻ nên kiêng gì? 1
Trẻ rối loạn tiêu hóa nên tránh những thức ăn khó tiêu
 
3.1. Đồ ăn nhanh:
Đây là những món thu hút vị giác của trẻ nhưng lại chứa nhiều nguy hại. Hầu hết đồ ăn nhanh đều chế biến sẵn, chứa ít chất xơ nên trẻ ăn dễ bị táo bón. Ăn nhiều loại thực phẩm này còn có nguy cơ khiến trẻ rối loạn tiêu hóa mạn tính khi lớn lên.
3.2. Đồ ăn chứa chất cay nóng
Đồ ăn cay nóng không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ. Đặc biệt khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, chúng có thể khiến trẻ cảm thấy đau bụng. Capsaicin có trong ớt có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày và đường ruột. Điều này khiến cho thức ăn được tống nhanh xuống ruột, gây tình trạng tiêu chảy nặng hơn.
3.3. Đồ ăn khó tiêu, nhiều dầu mỡ, đồ ăn mang tính hàn
Đồ ngọt, các món chiên xào càng làm tình trạng rối loạn tiêu hóa của trẻ trầm trọng hơn. Những loại thực phẩm này trở thành “gánh nặng” đối với hệ tiêu hóa của trẻ.
Ngoài ra, một số đồ ăn có tính hàn (lạnh) như: tôm, cua, cá, hải sản, … trong thời gian trẻ đang có những bất ổn tiêu hóa, mẹ nên giảm tần suất bổ sung những thực phẩm này cho trẻ.
3.4. Sữa chứa lactose
Nhiều trẻ bị rối loạn tiêu hóa do hội chứng không dung nạp lactose. Khi trẻ uống sữa chứa lactose sẽ gây tiêu chảy. Mẹ nên theo dõi và nên chọn loại sữa thích hợp (sữa free lactose) cho trẻ trong trường hợp này.
3.5. Trẻ bị tiêu chảy nên tránh một số loại hoa quả
Trẻ bị tiêu chảy cần tránh những loại hoa quả giàu chất xơ, chứa nhiều chất kích ứng tiêu hóa như:
  • Đào
  • Mận khô
  • Mận
  • Thực phẩm giàu chất xơ
  • Tất cả các loại trái cây họ cam quýt
4. Lưu ý khi chế biến thực phẩm cho trẻ rối loạn tiêu hóa
  • Lựa chọn thực phẩm và chế biến món ăn phù hợp tình trạng rối loạn tiêu hóa của trẻ.
  • Ưu tiên nấu nhừ thức ăn, chia nhỏ thành nhiều bữa.
  • Lựa chọn thực phẩm sạch, nguồn gốc rõ ràng
  • Đảm bảo vệ sinh thực phẩm trong quá trình chế biến, bảo quản
  • Chế biến món ăn hợp khẩu vị trẻ và đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho trẻ
Tóm lại:
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa do nhiều nguyên nhân khác nhau. Mẹ nên chọn những thực phẩm phù hợp kết hợp với bổ sung lợi khuẩn. Từ đó giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, giảm tình trạng rối loạn tiêu hóa. Hy vọng bài viết này đã giúp mẹ giải đáp thắc mắc rối loạn tiêu hoá nên ăn gì, kiêng gì.
Nguồn: imiale.com