1. THẾ NÀO LÀ KIỂM SOÁT HIỆU QUẢ TẬT KHÚC XẠ
  • Kiểm soát hiệu quả tật khúc xạ không đồng nghĩa với việc không tăng số, không tăng độ
  • Kiểm soát hiệu quả tật khúc xạ vẫn được phép tăng số, tăng độ, NHƯNG tăng trong giới hạn sinh lý phát triển bình thường của độ tuổi
  • Tùy từng tật khúc xạ và tùy từng độ tuổi sẽ có giới hạn tăng độ sinh lý khác nhau, trung bình không tăng quá 0.50 diop/năm được coi là tăng sinh lý.
  1. ĐO TRỤC NHÃN CẦU - TIÊU CHUẨN VÀNG ĐỂ KIỂM SOÁT TẬT KHÚC XẠ
  • Tật khúc xạ do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó nguyên nhân thường gặp nhất là do sự thay đổi về chiều dài trục nhãn cầu, mắt cận thị có trục nhãn cầu dài hơn bình thường, mắt viễn thị có trục nhãn cầu ngắn hơn bình thường
  • Trong quá trình đo khám tật khúc xạ, các yếu tố như mắt điều tiết nhiều, bệnh lý tại bề mặt mắt, môi trường…đều có thể ảnh hưởng đến kết quả đo, tuy nhiên thông số trục nhãn cầu hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố này và nhạy hơn nhiều lần trong việc đánh giá độ khúc xạ
  • Đo trục nhãn cầu bằng phương pháp đo sinh trắc học có độ chính xác cao hơn hẳn so với phương pháp siêu âm A/B
  1. CẬN THỊ
  • Cận thị có 2 loại chính: cận thị mắc phải (do sinh hoạt nhìn gần quá nhiều) và cận thị bệnh lý (có liên quan đến di truyền, cận cao ngay từ nhỏ hoặc do các bệnh lý khác gây ra)
  • Cận thị mắc phải CÓ THỂ kiểm soát hiệu quả
  • Cận thị bệnh lý thường KHÔNG THỂ kiểm soát hiệu quả 100%, mà chỉ kiểm soát theo từng giai đoạn
  • Kiểm soát hiệu quả cận thị cần tuân theo các nguyên tắc sau:
  • Hạn chế tối đa các hoạt động nhìn gần (điện thoại, tv, học hành quá độ…)
  • Tăng cường hoạt động ngoài trời (tối thiểu 1h/ngày)
  • Đeo kính đúng số
  • Sử dụng các phương pháp kiểm soát độ cận (thuốc nhỏ mắt, kính áp tròng, tròng kính kiểm soát cận…)
  1. LOẠN THỊ
  • Bản thân mắt của mỗi người đều có độ loạn thị, tuy nhiên chỉ
  • Độ loạn thị tăng khi thường xuyên sử dụng mắt sai tư thế, như vừa nằm vừa xem tv, đọc sách báo hoặc ngồi học nghiêng vẹo đầu, nghiêng vẹo người…
  • Đối với trẻ nhỏ, độ loạn có thể tăng hoặc giảm nhẹ ở các lần đo khác nhau, do sự phát triển (to ra) không đồng đều giữa các trục của nhãn cầu, đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường.
  • Kiểm soát hiệu quả loạn thị cần đảm bảo trẻ luôn luôn sử dụng mắt đúng tư thế: không vừa nằm vừa xem, ngồi học đúng tư thế…
  1. VIỄN THỊ
  • Trẻ nhỏ mới sinh đều mang độ viễn thị (viễn thị sinh lý) và sẽ giảm dần theo độ tuổi của trẻ, đến khi trẻ lên 6 tuổi, độ viễn thị sinh lý này sẽ chỉ còn ≤+0.50 diop, đây gọi là quá trình chính thị hóa bình thường của cơ thể.
  • Đối với trẻ mắc viễn thị nằm ngoài khoảng viễn thị sinh lý thường do yếu tố bẩm sinh và có thể gây ra biến chứng khác như lác, nhược thị…
  • Độ viễn thị thường ổn định hơn so với cận thị và loạn thị, nên việc kiểm soát hiệu quả viễn thị chủ yếu là việc kiểm soát và điều trị các biến chứng liên quan.