1. Tăng huyết áp
Natri có trong muối chế biến thức ăn nhanh sẽ khiến huyết áp của con yêu tăng lên. Đây cũng là nguồn gốc của bệnh cao huyết áp. Ngoài ra, chất này còn làm suy yếu dần hệ thống tuần hoàn trong cơ thể bé.
2. Mệt mỏi
Bé yêu có thể cảm thấy đầy bụng khi dùng thức ăn nhanh. Thức ăn nhanh không chứa nhiều chất carbohydrate và protein để cung cấp năng lượng. Do đó, bé sẽ nhanh chóng mệt mỏi và cạn kiệt sức lực cũng như khiến hoạt động trong ngày trở nên nặng nề hơn. Thay vì vậy, bạn hãy cho bé ăn những món giàu protein nhé.
3. Chỉ số cảm xúc thấp
Sự mất cân bằng hormone là nguyên nhân chính làm sự phát triển của trẻ từ 6 – 12 tuổi có nhiều thay đổi. Nếu thường xuyên ăn thức ăn nhanh, bé sẽ có suy nghĩ và hành vi thất thường. Ngoài ra, con còn có thể bị trầm cảm nếu nghiện thức ăn nhanh. Do vậy, một chế độ ăn uống bổ dưỡng là điều cần thiết để duy trì sự cân bằng hormone lành mạnh.
4. Bệnh thận
Muối natri trong thức ăn nhanh sẽ khiến huyết áp tăng cao, từ đó ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của thận, khiến cơ thể phù nề và ứ nước, gây ra các tình trạng rối loạn chức năng thận.
5. Tiểu đường
Các loại nước ngọt có gas đều chứa hàm lượng đường cao, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, làm bé có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 từ bây giờ.
6. Béo phì
Chất béo được dùng để rán thức ăn nhanh sẽ tích tụ dần trong cơ thể. Khi có ít năng lượng, con yêu sẽ không tham gia hoạt động thể chất, dẫn đến chứng béo phì cũng như nguy cơ mắc bệnh tim. Ngoài ra, nếu bé bị thừa cân thì sự tự tin của con cũng dần biến mất đấy.
7. Rối loạn tiêu hóa
Hầu hết các nguyên liệu của thức ăn nhanh đều đã qua chế biến, xử lý. Vì vậy, trẻ ít được ăn chất xơ nên dễ bị táo bón, tăng cao nguy cơ rối loạn đường ruột, ung thư ruột già khi lớn lên.
8. Loãng xương, sâu răng
Trong quá trình phát triển cơ thể, con cần các dưỡng chất thiết yếu để phát triển xương và răng. Khi ăn thức ăn nhanh, con đã không được cung cấp đầy đủ chất và trọng lượng thừa của cơ thể có thể khiến con bị loãng xương. Còn đường có thể gây sâu răng cho con vĩnh viễn.
9. Bệnh tim
Phô mai là thành phần chính trong các món ăn vặt. Chất béo làm tăng mức cholesterol, lắng đọng lại ở trong tim là nguyên nhân gây bệnh tim, dẫn đến nguy cơ bị đột quỵ rất cao.
10. Trí não kém hoạt động
Thức ăn nhanh thường thiếu chất dinh dưỡng giúp não tỉnh táo, dẫn đến việc trẻ không có khả năng tập trung thực hiện các nhiệm vụ, khả năng ghi nhớ thấp và giảm khả năng học tập.
Để tránh xa những hiểm nguy về sức khỏe của trẻ như trên, bạn hãy dành thời gian nấu cho con những bữa ăn ngon, hấp dẫn thay thế cho thức ăn nhanh nhé.
Nguồn sưu tầm