1. Mục đích của quy trình can thiệp cho trẻ tự kỷ là gì?
Theo các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần, tự kỷ là một hội chứng bao gồm tập hợp các rối loạn phát triển với nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ tới nặng ở trẻ. Đặc điểm nổi bật ở trẻ tự kỷ mà chúng ta có thể thấy là phần lớn trẻ đều có những khiếm khuyết trong giao tiếp, hành vi và tương tác xã hội.
Quy trình can thiệp cho trẻ tự kỷ là việc bác sĩ, chuyên gia tâm lý áp dụng các phương pháp, quy trình, hệ thống kỹ thuật trị liệu để giúp trẻ tự kỷ giảm các triệu chứng cốt lõi của rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ, đồng thời phát triển toàn diện cho trẻ các kỹ năng, chức năng chung.
Ảnh 1: Can thiệp giúp trẻ tự kỷ giảm các triệu chứng của rối loạn phổ tự kỷ
Mục đích của quy trình can thiệp cho trẻ tự kỷ là:
- Giảm thiểu những khiếm khuyết cốt lõi: Các khó khăn về giao tiếp và tương tác xã hội; các hành vi giới hạn, các hành vi lặp lại và các vấn đề đi kèm.
- Nâng cao nhất có thể khả năng độc lập của trẻ.
- Loại trừ, giảm thiểu và phòng ngừa các hành vi không mong muốn gây cản trở sự phát triển của các kỹ năng cần thiết.
2. Phạm vi và đối tương áp dụng
2.1. Phạm vi
Tất cả các hoạt động dịch vụ can thiệp cho trẻ tự kỷ dưới 16 tuổi, thực hiện tại bệnh viện, cơ sở y tế.
2.2. Đối tượng áp dụng
Tất cả trẻ dưới 16 tuổi được chẩn đoán mắc rối loạn phổ tự kỷ; trẻ có dấu hiệu nghi ngờ tự kỷ là những đối tượng được hưởng các hoạt động và dịch vụ can thiệp trong quy trình này.
3. Quy trình can thiệp cho trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ
Quy trình can thiệp cho trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ cho các bác sĩ, chuyên gia tâm lý thực hiện tại bệnh viện, cơ sở y tế gồm:
Bước 1: Đánh giá và lập kế hoạch can thiệp
Mục đích: Các bác sĩ, chuyên gia tâm lý thực hiện đánh giá nhằm xác định tình trạng của trẻ tự kỷ trước khi tiến hành can thiệp; đồng thời từ đó có những hướng dẫn, tư vấn hợp lý
Nội dung: Thực hiện theo bộ công cụ đánh giá trước can thiệp
Đánh giá trước can thiệp
Bảng các nội dung đánh giá trước can thiệp
Tên hoạt động | Nơi thực hiện | Người thực hiện | Công cụ |
Xác định mức độ nặng tự kỷ | Tuyến tỉnh và tuyến trung ương | Bác sỹ nhi, bác sỹ chuyên khoa Tâm thần hoặc Phục hồi chức năng. | Bảng kiểm tự kỷ (Phụ lục 1.1), DSM-5 (Phục lục 1.2) |
Chuyên gia tâm lý | CARS (Phục lục 1.3) | ||
Xác định mức độ phát triển của trẻ | Tuyến tỉnh | Chuyên gia tâm lý | Dưới 6 tuổi: Denver (Phuc lục 1.4) Trên 6 tuổi: Raven (Phụ lục 1.5) |
Tuyến trung ương | Chuyên gia tâm lý | Dưới 6 tuổi: Denver, PEP-3 (Phụ lục 1.6) Trên 6 tuổi: Raven, WISC-IV (Phụ lục 1.7) | |
Xác định sự sẵn sàng | Tuyến tỉnh và trung ương | Điều dưỡng | Phỏng vấn |
Đánh giá trước can thiệp là bước quan trọng nhằm giúp bác sĩ và chuyên gia tâm lý xác định được mục tiêu và nội dung can thiệp cho trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ. Đánh giá đòi hỏi có nhóm làm việc, gồm: bác sỹ, chuyên gia tâm lý và điều dưỡng/kỹ thuật viên đã được đào tạo và có kinh nghiệm lâm sàng. Có ba hoạt động đánh giá cần thiết, đó là: mức độ nặng của tự kỷ, mức độ phát triển của trẻ, mức độ sẵn sàng can thiệp của gia đình. Ngoài ra, tuỳ vào nhu cầu của gia đình cho việc can thiệp cho trẻ tự kỷ ở lĩnh vực nào đó mà bác sĩ, chuyên gia tâm lý có thể sử dụng bổ sung các công cụ đặc biệt của chuyên ngành mình để đánh giá. Ví dụ: Thang đánh giá kỹ năng vận động, đánh giá khả năng ngôn ngữ, đánh giá các vấn đề điều hoà cảm giác…
Sau khi đánh giá, các kết quả được tổng hợp lại trong một báo cáo và thảo luận với gia đình. Theo đó trẻ tự kỷ được phân loại thuộc một trong 3 mức độ sau:
- Mức độ nhẹ
Tương ứng với mức 2 “cần hỗ trợ” theo DSM-5, CARS ở mức 31-36 điểm
Kết quả đánh giá các kỹ năng phát triển hoặc trí tuệ ở mức “châm phát triển nhẹ” hoặc “chậm pháy triển ranh giới”.
- Mức độ trung bình
Tương ứng với mức 2 “cần hỗ trợ đánh kể” theo DSM-5, CARS từ 37 điểm trở lên.
Kết quả đánh giá các kỹ năng phát triển hoặc trí tuệ ở mức “chậm phát triển trung bình”
- Mức độ nặng
Tương ứng với mức độ 3 “cần hỗ trợ rất nhiều” theo DSM-5, CARS từ 37 điểm trở lên
Kết quả đánh giá các kỹ năng phát triển hoặc trí tuệ ở mức “chậm phát triển nặng”.
B. Lập kế hoạch can thiệp
Sau đánh giá ban đầu, bác sĩ và chuyên gia tâm lý sẽ làm việc với gia đình để thảo luận, đưa ra kế hoạch can thiệp phù hợp với đặc điểm của trẻ và nhu cầu của gia đình. Trong trường hợp có nhiều hơn một chuyên gia ở những lĩnh vực khác nhau tham gia can thiệp cho trẻ tự kỷ, thì mỗi kế hoạch chung sẽ bao gồm những tiểu kế hoạch chuyên sâu ở mỗi lĩnh vực của từng chuyên gia. Theo đó, những mục tiêu cần đạt tại các tiểu kế hoạch được lồng ghép nhằm đạt được sự phát triển toàn diện của trẻ. Kế hoạch ban đầu có thể được điều chỉnh linh hoạt thông qua các buổi đánh giá định kỳ, thường là mỗi 6 tháng.
Xem chi tiết bài viết tại đây nhé các mom: https://sns.org.vn/quy-trinh-can-thiep-cho-tre-tu-ky-dien-ra-nhu-the-nao-%7C-safe-and-sound