Cơ thể con người như một cỗ máy kỳ diệu với những điều bí ẩn mà chúng ta chưa thể giải đáp hết được. Những vi khuẩn trong đường ruột tưởng chừng là những sinh vật ký sinh và gây hại cho cơ thể con người. Tuy nhiên lợi ích của một số loài trong hệ vi sinh đó (được gọi chung là lợi khuẩn) có thể sẽ làm bạn vô cùng bất ngờ. Cùng tìm hiểu xem chúng có vai trò như thế nào đối với sức khỏe con người nhé.
I – Lợi khuẩn đường ruột là gì?
Lợi khuẩn đường ruột là những vi khuẩn có lợi tồn tại trong đường ruột của con người. Chúng chiếm phần lớn của hệ vi sinh vật phát triển trong cơ thể.
Có thể nhiều người không biết rằng, ngay trong cơ thể chúng ta tồn tại một quần thể vi sinh vật phát triển mạnh mẽ. Chúng sinh sôi và phát triển chủ yếu trong ruột và trên da của con người. Hệ vi sinh vật này bao gồm vi khuẩn, nấm, virus. Chúng có thể có lợi, có hại hoặc vô hại.
Trong số đó, vi khuẩn được nhắc đến và nghiên cứu nhiều nhất vì chúng có số lượng đông đảo nhất. Có đến 40 nghìn tỷ tế bào vi khuẩn cư trú ngay trong cơ thể người. Chúng có thể ở mọi vị trí như trên da, trong miệng, trong ruột, ở âm đạo …. nhưng chủ yếu vẫn là ở ruột già. Trong khi tổng số lượng tế bào của cơ thể con người chỉ có 30 nghìn tỷ tế bào.
Như vậy, liệu sự tồn tại của những sinh vật này có gây nguy hại gì cho cơ thể hay không? Câu trả là không, vì phần lớn trong số chúng là những vi khuẩn có lợi, hay còn được gọi là lợi khuẩn, chỉ có một số ít là vi khuẩn có hại. Phải gặp điều kiện thuận lợi, chúng mới có thể phát triển để gây bệnh cho con người.
II – Vai trò của lợi khuẩn đường ruột đối với các hệ cơ quan
Vi khuẩn có lợi (lợi khuẩn) là phần không thể thiếu đối với sự tồn tại của con người. Chúng giúp bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các vi khuẩn gây hại. Đồng thời, chúng còn tham gia vào điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan như hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch, hệ thần kinh và quá trình chuyển hóa.
1. Lợi khuẩn đường ruột với hệ tiêu hóa
Tiêu hóa được xem là một trong những hoạt động sống quan trọng nhất của con người. Hoạt động này được thực hiện bởi nhiều cơ quan trong cơ thể. Vi khuẩn đường ruột cũng tham gia vào quá trình này.
Trong số hơn 1000 loài vi khuẩn đường ruột, phần lớn là các vi khuẩn có lợi. Phần đông trong số chúng là các loài và chủng thuộc Bifidobacterium và Lactobacillus.
Bifidobacterium cư trú chủ yếu ở ruột già, chiếm 90% số lượng lợi khuẩn tại đây. Lactobacillus lại cư trú chủ yếu ở ruột non. Mỗi loài có một vai trò khác nhau đối với hệ tiêu hóa
Vai trò bảo vệ
Như chúng ta đã biết, trong quá trình ăn uống, con người đưa rất nhiều tác nhân ở bên ngoài vào cơ thể. Trong đó có thể có các tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus, chất độc, vi sinh vật khác… Chúng len lỏi sâu vào ruột và xâm nhập vào các mạch máu ở ruột để đi khắp cơ thể. Các vi khuẩn có lợi trong đường ruột lúc này như một hàng rào bảo vệ ban đầu. Chúng bám dính trên thành ruột, không cho các tác nhân gây hại có cơ hội bám dính vào niêm mạc ruột. Do vậy, tác nhân gây hại sẽ bị rửa trôi bởi dịch tiêu hóa và bị đẩy ra ngoài theo phân.
Vai trò hấp thu các chất dinh dưỡng
Ngay từ khi sinh ra, con người đã được tiếp xúc với hệ vi sinh vật của mẹ ở ống sinh sản. Hệ vi sinh trong đường ruột sẽ phát triển phong phú dần và sẽ ổn định khi trẻ 1-2 tuổi. Chúng giúp quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng diễn ra nhanh hơn.
Ở trẻ sơ sinh, sữa mẹ là thức ăn đầu tiên mà trẻ cần phải tiêu hóa. Người ta tìm thấy rất nhiều vi khuẩn Bifidobacterium tồn tại trong ruột của trẻ sơ sinh khỏe mạnh. Chúng có vai trò tiết ra nhiều loại enzym hỗ trợ tiêu hóa. Trong đó có enzym lactase, giúp phân cắt đường lactose có trong sữa mẹ. Từ đó giúp cơ thể bé có thể hấp thu nhanh hơn.
Đối với người lớn, lượng lợi khuẩn đường ruột có thể sẽ bị giảm.đi nếu không có chế độ ăn uống và bổ sung hợp lý. Một số loại lợi khuẩn như Bifidobacterium và Lactobacillus giúp tiêu hóa chất xơ. Chúng biến chất xơ thành chất béo chuỗi ngắn như butyrate, propionate và acetat. Các chất này nuôi thành ruột của bạn và thực hiện nhiều chức năng trao đổi chất.
Ngoài việc hỗ trợ hấp thu tối đa chất dinh dưỡng, lợi khuẩn còn có thể chuyển hóa.các chất dinh dưỡng thành các vitamin thiết yếu cho cơ thể như vitamin B, K. Vitamin B có rất nhiều tác dụng đối với cơ thể như bảo vệ thần kinh, mắt… Đặc biệt, vitamin B12 là nguyên liệu cho quá trình tạo máu. Vitamin K tham gia vào quá trình đông máu. Thiếu vitamin K có thể gây ra chứng xuất huyết.
Giảm táo bón
Vai trò giảm táo bón liên quan trực tiếp đến lợi khuẩn ở ruột già (90% trong số đó là Bifidobacterium).
Chúng có thể làm mềm phân và tăng nhu động ruột – tăng lực đẩy phân ra ngoài. Bifidobacterium bám dính trên thành ruột già, tiết ra một lớp chất nhầy để làm trơn ống tiêu hóa. Lớp nhày này có thể giúp phân di chuyển dễ hơn. “Màng lưới” các lợi khuẩn cũng làm cho ruột già giảm tái hấp thu nước. Từ đó giữ nước cho phân được mềm dẻo hơn. Chúng sinh ra các acid béo chuỗi ngắn như acid butyric, acid propionic và acid acetic. Các acid này giúp kích thích ruột tăng nhu động – là những “làn sóng” đẩy phân từ ruột về phía hậu môn.
Giảm tiêu chảy
Tình trạng tiêu chảy thường xảy ra khi các vi sinh vật gây hại chiếm ưu thế hơn so với vi khuẩn có lợi. Chúng có thể tiết ra độc tố tiêu diệt lợi khuẩn, gây ra rối loạn chức năng tiêu hóa. Chẳng hạn như khi sử dụng kháng sinh lâu ngày, các vi khuẩn có lợi cũng bị kháng sinh tiêu diệt. Hay trong trường hợp trẻ sinh non, hệ vi sinh đường ruột của trẻ vốn chưa.được phát triển toàn diện, dễ bị mất cân bằng.
Nếu bổ sung một cách hợp lý, lợi khuẩn đường ruột sẽ có tác dụng cân bằng lại hệ vi sinh. Ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại bằng cách cạnh tranh vị trí và thức ăn của chúng. Lợi khuẩn còn tiết ra lớp màng nhầy giúp giảm các tác động gây kích thích ruột.
Nghiêm trọng hơn, tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột có thể gây ra chứng viêm ruột hoại tử ở trẻ em, đặc biệt trẻ sinh non. Ở các đối tượng này, niêm mạc ruột còn yếu ớt, dễ bị các yếu tố gây hại tấn công gây tổn thương. Nặng hơn có thể tạo nên các ổ hoại tử trong ruột. Nếu được bổ sung men vi sinh đúng cách sẽ giúp trẻ phòng ngừa được tình trạng này.
2. Hệ miễn dịch
Hệ miễn dịch là hàng rào phòng thủ tự nhiên của cơ thể trước các yếu tố gây hại. Có đến 70% tế bào miễn dịch nằm ở ruột. Do đó các lợi khuẩn đường ruột cũng đóng góp một vai trò không nhỏ trong việc xây dựng.một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Chúng vừa tạo một lớp bảo vệ ban đầu, chống các tác nhân gây hại bám lên thành ruột. Đồng thời vừa kích thích tăng lượng kháng thể (sIgA, IgG) để tiêu diệt các tác nhân gây hại đó.
Khi các phản ứng miễn dịch diễn ra quá mạnh mẽ, chúng tiết ra các chất trung gian hóa học.như Cytokin gây viêm (IL-4, IL-5, IL-13…). Điều này có thể gây bất lợi cho cơ thể. Một số loại lợi khuẩn đường ruột, chẳng hạn Bifidobacterium lúc này tham gia vào điều tiết phản ứng viêm. Chúng có thể giảm các Cytokin gây viêm, giảm triệu chứng viêm, dị ứng.
3. Hệ tuần hoàn
Hiện nay, bệnh tim mạch đang là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Nguyên nhân chủ yếu là do xơ vữa động mạch. Các mảng xơ vữa được hình thành từ cholesterol – chất béo có.nhiều trong mỡ và nội tạng động vật. Bình thường, gan sản xuất ra một lượng nhỏ Cholesterol mỗi ngày.để phục vụ cho sinh lý bình thường của cơ thể người. Tuy nhiên nếu lượng Cholesterol nạp vào cơ thể quá nhiều sẽ gây lắng đọng ở các mạch máu. Dần dần sẽ hình thành mảng xơ vữa gây bít tắc mạch máu.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu ra rằng, hệ vi sinh đường ruột có vai trò thúc đẩy làm tăng HDL-c. Đây là một chất có tác dụng vận chuyển cholesterol dư thừa từ mạch máu và các mô đến gan. Gan sẽ dùng Cholesterol để sản xuất muối mật và một số loại hormon.
Ngoài ra, lợi khuẩn (đặc biệt là Lactobacilli) còn có khả năng làm giảm lượng Cholesterol trong máu.
4. Hệ thần kinh
Một số loài lợi khuẩn đường ruột có thể giúp sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh. Trong đó có serotonin – chất dẫn truyền thần kinh chống trầm cảm chủ yếu được tạo ra ở ruột.
Hơn nữa, ruột được nối với não bằng hàng triệu dây thần kinh. Các vi khuẩn đường ruột cũng tham gia vào kiểm soát các thông tin đưa đến não qua các sợi thần kinh này.
5. Lợi khuẩn đường ruột với quá trình chuyển hóa
Giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường
Theo một nghiên cứu ở 33 trẻ em có nguy cơ bị mắc đái tháo đường type 1 cao về mặt di truyền. Trước khi bệnh khởi phát, hệ vi sinh đường ruột có dấu hiệu bị giảm đột ngột về số lượng và sự đa dạng. Đặc biệt là sự tăng lên về số lượng vi khuẩn có hại. Do đó các chuyên gia nhận định rằng, lợi khuẩn đường ruột có liên quan đến việc phòng ngừa đái tháo đường type 1 ở trẻ em. Nhiều nghiên cứu khác cũng khẳng định rằng lợi khuẩn ảnh hưởng trực tiếp đến chuyển hóa đường trong cơ thể.
Giảm nguy cơ béo phì
Một số loài lợi khuẩn có thể giảm được cân nặng của bạn theo nhiều cơ chế khác nhau: Ức chế sự hấp thu chất béo trong chế độ ăn, giảm cảm giác thèm ăn, giảm lưu trữ chất béo. Tuy nhiên, hiệu quả giảm cân của lợi khuẩn không cao và phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Nếu có giảm cũng chỉ được khoảng 1kg. Để giảm cân, bạn vẫn cần có chế độ ăn uống, luyện tập hợp lý.
Kết luận
Với những vai trò quan trọng như trên, việc duy trì số lượng và chất lượng lợi khuẩn trong đường ruột là vô cùng cần thiết. Bổ sung lợi khuẩn thường xuyên là một cách hiệu quả để giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh hơn.
III – Lợi khuẩn nào tốt cho sức khoẻ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ?
Trong hàng trăm loại lợi khuẩn khác nhau của đường ruột, Bifidobacterium là lợi khuẩn chiếm số lượng đông nhất. Chúng chủ yếu bám dính tại đại tràng. Tại đây Bifidobacterium thể hiện vai trò to lớn đối với hệ tiêu hoá và sức khoẻ tổng thể của con người. Đặc biệt với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, khi hệ vi sinh vật mới được hình thành, chủ yếu trong đường ruột là Bifidobacterium. Chúng giúp hoàn thiện bộ máy tiêu hoá và miễn dịch ở trẻ.
Bifidobacterium có vai trò:
- Ức chế sự phát triển của hại khuẩn bằng cách cạnh tranh vị trí bám dính và dinh dưỡng.
- Cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp ổn định tiêu hoá
- Cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hoá như tiêu chảy, táo bón, phân sống, nôn trớ, kém hấp thu
- Tiết ra lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc ruột
- Điều hoà nhu động ruột giúp quá trình tiêu hoá diễn ra trơn tru
- Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách kích thích hệ miễn dịch tạo ra các kháng thể IgA, IgG
- Tiết ra các enzym tiêu hoá giúp tiêu hoá triệt để thức ăn, trong đó có lactase – là enzym tiêu hoá đường lactose trong sữa.
Trong các chủng thuộc chi lợi khuẩn Bifidobacterium, Bifidobacterium BB-12 là chủng có sức sống bền bỉ và nhiều bằng chứng khoa học nhất. Với hơn 307 nghiên cứu khoa học và 180 nghiên cứu lâm sàng về hiệu quả – an toàn, Bifidobacterium BB-12 xứng đáng là lựa chọn hàng đầu để bổ sung cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Nguồn: imiale.com