Giữa giai đoạn cao điểm của dịch thủy đậu này, ai cũng phân vân nhiều về tất tần tật các thứ liên quan, phải không? Mình cũng vậy, nên mình lập topic này để cùng nhau chia sẻ những điều cần biết về bệnh thủy đậu ở trẻ em nhé.



Bệnh thủy đậu là gì?



Bệnh thủy đậu (còn gọi là bệnh trái rạ) bệnh do virus Varicella zoster gây ra. Bệnh chủ yếu ở trẻ em, tuy nhiên cũng có những ca người lớn bị nhiễm như trường hợp thanh niên 27 tuổi bị biến chứng do thủy đậu dẫn đến đối mặt với nguy cơ tử vong mà báo chí đã đưa tin.



Làm sao biết con mình bị bệnh thủy đậu?



Bác sĩ có thể xác định chẩn đoán đúng nhất khi mà bé có nghi ngờ là bị bệnh thủy đậu.


Bệnh thủy đậu sẽ xuất hiện 10 - 14 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh, khởi phát bệnh thường đột ngột với triệu chứng nổi mụn nước, mụn nước nổi ở vùng đầu mặt, chi và thân, mụn nước xuất hiện rất nhanh trong vòng 12 - 24 giờ có thể nổi toàn thân. Mụn nước có kích thước từ 1 – 3 mm đường kính, chứa dịch trong, tuy nhiên những trường hợp nặng mụn nước sẽ to hơn hay khi nhiễm thêm vi trùng mụn nước sẽ có màu đục do chứa mủ.





Điều trị bệnh thủy đậu như thế nào?



Bệnh thủy đậu rất dễ lây lan. Giữ trẻ ở nhà cho tới khi tất cả các mụn nước đã khô và các tổn thương đóng vẩy đã giảm. Hầu hết các trường hợp bệnh thủy đậu chỉ cần điều trị triệu chứng.



Zovirax (acyclovir), là thuốc cần kê đơn, rất hữu ích trong việc rút ngắn thời gian của các triệu chứng bệnh thủy đậu nếu được sử dụng ngay trong ngày xuất hiện triệu chứng. Hầu hết các chuyên gia đều nhất trí rằng thuốc này và những thuốc tương tự nên được sử dụng cho trẻ em mắc bệnh thủy đậu có biến chứng phổi và não. Các nhiễm trùng ít nghiêm trọng hơn, một số bác sĩ khuyến cáo sử dụng thuốc này trong khi một số bác sĩ khác thì không.



Varizig, một thuốc đã được FDA phê chuẩn, dành cho trẻ em và người lớn có hệ miễn dịch yếu, trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai, trẻ sinh non, trẻ em dưới 1 tuổi, và người lớn không có miễn dịch với vi-rút thủy đậu. Varizig được sử dụng tối thiểu 2 liều tiêm tĩnh mạch, tùy thuộc vào trọng lượng cơ thể của bệnh nhân, trong vòng 96 giờ sau khi phơi nhiễm.


Ngoài ra, bác sĩ có thể khuyến cáo sử dụng thuốc kháng histamin (thuốc cần kê đơn), như Benadyl hoặc Zyrtec, để làm giảm đau, ngứa, và phù nề. Thuốc kháng sinh được chỉ định cho các trường hợp nhiễm trùng da thứ phát do vi khuẩn hoặc những người bị thủy đậu có bội nhiễm phổi (viêm phổi do vi khuẩn).




Bố mẹ nhớ hỏi kỹ bác sĩ trước khi cho dùng thuốc nhé!



Chăm sóc bé bị mắc bệnh thủy đậu tại nhà như thế nào?



- Cắt móng tay, hoặc đi tất hoặc găng tay cho bé để giữ cho da không bị trầy xước nhằm tránh nhiễm trùng thứ phát cũng như tránh không để lại sẹo.


- Để giảm ngứa, cho một ít bột yến mạch (oatmeal) hoặc bột nở (baking soda) vào nước tắm. Sử dụng khăn tắm ẩm và thoáng mát trên da để làm da dễ khô.


- Thay tã trẻ càng nhiều càng tốt để các mụn nước được khô và đóng vẩy


- Hòa tan 1/2 thìa cà phê muối trong một cốc nước ấm và dùng để súc miệng để giảm đau miệng, hoặc rửa miệng bằng dung dịch nước ấm với oxy già. Ở trẻ lớn hơn, sử dụng thuốc ngậm hoặc thuốc xịt Chloraseptic có chứa chất gây mê nhẹ.


- Giữ các tổn thương sạch bằng việc lau rửa hàng ngày. Sau đó sử dụng kem dưỡng da.


Bệnh viện Da liễu Trung ương thường sử dụng các loại dung dịch thuốc sát khuẩn nhẹ chấm lên các tổn thương thủy đậu, đặc biệt các tổn thương thủy đậu vỡ, đang tiết dịch để làm khô tổn thương và dự phòng bội nhiễm.



Làm thế nào để có thể dự phòng được bệnh thủy đậu cho bé?



Trẻ em trên 1 tuổi cần được tiêm liều vắc-xin thủy đậu thứ nhất để dự phòng bệnh thủy đậu. Liều vắc-xin thủy đậu thứ hai thường được tiêm ở độ tuổi 4 – 5 thì mới hoàn toàn dự phòng được bệnh thủy đậu.



Mình mới thu thập được một số điều trên sau khi tham khảo rất nhiều trang thông tin thôi. Các bố mẹ có hiểu biết hơn thì xin cho mình thêm ý kiến, góp ý hay bổ sung cho mình thêm nội dung để cùng chăm con qua mùa bệnh dịch nhé. Cảm ơn các bố các mẹ.





Xin mời xem thêm:


Đã có người biến chứng nguy hiểm tính mạng trong mùa dịch thủy đậu


Những bệnh da liễu có nguy cơ lây nhiễm tăng cao khi trẻ đi học trở lại sau Tết


Đây là thời điểm con dễ bị sởi nhất, bố mẹ thấy có dấu hiệu sau thì đưa đi viện gấp kẻo biến chứng



Xem video tại đây:



Bệnh thuỷ đậu - Cẩn thận biến chứng


http://www.webtretho.com/video/wp-content/uploads/sites/43/2018/03/FQ6TFLJXkP-480x360.jpg