Trẻ sơ sinh thường bị nôn trớ vào những tháng đầu hoặc ở trẻ mới bắt đầu ăn dặm. Vì sao lại có hiện tượng này và mẹ nên xử lý những cơn nôn trớ của bé như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu bé bị nôn trớ và cách xử trí như thế nào nhé!



Nguyên nhân trẻ hay nôn trớ



Nôn trớ ở trẻ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau:



Nguyên nhân sinh lý:



Đối với trẻ bị nôn trớ thì các hệ thống tiêu hóa của trẻ vẫn còn yếu. Đặc biệt, các van trong dạ dày có sự hoạt động chưa đồng bộ dẫn tới việc trẻ dễ nuốt hơi vào dạ dày. Chỉ cần mẹ đặt nằm ở tư thế nghiêng sau khi nuốt hơi vào dạ dày thì trẻ sẽ bị ọc sữa ra ngoài ngay.



Ở trẻ trong giai đoạn ăn dặm, trẻ thường bị nôn trớ do ăn quá no hoặc ăn quá nhiều. Mẹ chỉ cần thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt cho trẻ thì sẽ hạn chế được tình trạng nôn trớ ở trẻ.










webtretho
Trẻ bị nôn trớ


Nguyên nhân bệnh lý:



Nôn trớ ở trẻ có thể là biểu hiện của nhiều loại bệnh khác nhau như phản xạ tự nhiên đẩy các chất mà cơ thể cho là có hại ra môi trường ngoài.



Các nguyên nhân gây nôn trớ do bệnh lý có thể là do các vấn đề về hệ tiêu hóa bị nhiễm virut đường tiêu hóa, ngộ độc thức ăn, dị ứng thức ăn, lồng ruột, trào ngược dạ dày hoặc đôi khi do bã thức ăn vón cục ở tá tràng gây ra.



Một số bệnh liên quan tới đương hô hấp như viêm nhiễm đường hô hấp, viêm amindan cũng có thể khiến trẻ nôn trớ. Hay thậm chí là do những bệnh lý bẩm sinh đã có như hẹp môn vị hoặc dị tật ống tiêu hóa khiến cơ thể trẻ phản ứng nôn trớ.



Xử lý đúng cách khi trẻ bị nôn trớ



Mẹ cần chú ý khi trẻ có dấu hiệu buồn nôn là cần phải nhanh chóng đỡ trẻ ngồi dậy để chất nôn không bị trào vào khí quản làm trẻ bị sặc mà xả hết chất nôn ra ngoài. Càng tuyệt đối không được bế xốc trẻ lên khi trẻ đang nôn tránh gây nguy cơ tràn dịch vào phổi xảy ra.



Một lưu ý với mẹ về cách xử lý khi trẻ chuẩn bị nôn là tuyệt đối không được cắt cơn nôn của trẻ bằng cách cho trẻ uống thuốc chống nôn. Nôn ói là một phản xạ khá tự nhiên của cơ thể mỗi người và nếu dùng thuốc chống nôn để ngăn lại thì có thể tăng nguy cơ gây hại cho cơ thể và khó có thể chẩn đoán được các dấu hiệu bệnh đang tiềm ẩn, thậm chí có thể gây ra ngộ độc cho người dùng nếu không sử dụng đúng cách.



Khi trẻ đang ăn mà bị nôn trớ thì mẹ nên ngừng việc cho ăn lại để hệ tiêu hóa của trẻ nghỉ ngơi. Ngay sau đó mẹ nên bổ sung nước bằng nước sôi để nguội hoặc dung dịch Oresol cho trẻ bởi khi trẻ nôn cơ thể sẽ mất nước rất nhiều.










webtretho
Cần chú ý khi trẻ bị nôn trớ


Khi nào cho bé đến bệnh viện?



Mẹ cần đưa bé đến bệnh viện ngay nếu triệu chứng nôn/ trớ kéo dài hoặc đi kèm với các biểu hiện mất nước hoặc sốt, đau bụng, lơ mơ, co giật, tiêu chảy,… Riêng với lứa tuổi từ 7,8 tháng đến 1 tuổi, nếu xuất hiện tình trạng nôn nhiều kể cả khi không có thức ăn và khóc thét đột ngột thì có thể bé đã bị lồng ruột. Lúc này, mẹ cần nhanh chóng đưa bé đi cấp cứu để các bác sĩ tháo xoắn tránh ruột bị hoại tử, phải cắt bỏ.










webtretho
Cho trẻ đi khám nếu thấy bất thường


Phòng tránh nôn trớ cho trẻ



Để tránh bé bị nôn trớ, đối với những bé đã đến tuổi ăn dặm, mẹ không nên cho con ăn quá nhiều thức ăn trong một lần. Khi tập cho bé ăn dặm, nên cho bé ăn từ ít đến nhiều và từ lỏng đến đặc. Khi thử món mới mẹ chỉ nên cho bé thử 1 lượng thật ít và tăng lên từ từ, sau khi bé quen mới cho vào thực đơn hàng ngày của bé. Với các bé dưới 6 tháng, mẹ cần chia nhỏ các cử bú của bé, tập cho bé bú từ từ và không cho bú quá no. Nếu bé bú bình, mẹ cần chú ý để sữa ngập núm vú để tránh việc bé nuốt không khí vào dạ dày, gây no giả hoặc trớ sữa.



Mẹ không nên cho bé nằm bú và sau khi bú xong, mẹ cần vỗ lưng cho bé ợ. Đồng thời, mẹ cũng nên bế bé khoảng 10 đến 15 phút trước khi cho bé nằm xuống. Nếu bé ngủ sau khi bú xong, mẹ cần thường xuyên quan sát, vì trớ trong khi ngủ có thể làm sữa tràn vào phổi, khí quản, gây nguy hiểm cho bé. Cuối cùng, bên cạnh xử lý việc nôn trớ của bé, mẹ cần chú ý đến yếu tố dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn của bé để đảm bảo bé luôn khỏe mạnh, mẹ nhé!



Keyword: Nhan biet va cach cham soc tre so sinh bi non tro