Thời tiết bắt đầu chuyển mùa là thời điểm các bệnh dịch về đường hô hấp bùng phát. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ sẽ dễ mắc bệnh hơn do sức đề kháng yếu kém.


Sốt viêm họng, viêm hô hấp là những căn bệnh rất phổ biến ở trẻ nhỏ, với các triệu chứng, sốt, chảy nước mũi, ho khan, ho đờm… Với những loại bệnh này bác sĩ thường hay cho trẻ uống kháng sinh để nhanh khỏi. Tuy nhiên, với trường hợp trẻ bệnh nhẹ chúng ta hoàn toàn có thể thể tự chữa tại nhà bằng các nguyên liệu sẵn có hoặc các giải pháp xoa bóp cho trẻ.


Cách đây 2 ngày, đón con đi học về gặp trời mưa hai mẹ con ướt nhem, tối đó con có triệu chứng sốt, em lau mát và cho con uống nhiều nước thì cơn sốt cũng hạ. Nghĩ không sao, con cũng không quấy khóc gì. Sáng hôm sau nghe con ho húng hắng mấy tiếng, em vẫn cho con đi học như bình thường và không hề can thiệp gì. Đển trưa cô giáo gọi điện báo, con em ho rất nhiều, ăn vào bao nhiêu ho ói ra hết bấy nhiêu, còn kèm thêm sốt nữa. Hoảng hồn em xin nghỉ làm chạy về chở con đi bệnh viện ngay.


Bác sĩ thăm khám và kết luận con em bị viêm hô hấp trên, rồi cho đơn thuốc mua về uống, trong đó em thấy có thuốc hạ sốt, kháng sinh và siro ho. Hạ sốt thì em cho con uống trong trường hợp con em sốt quá lau mát cũng không ăn thua, còn siro ho và kháng sinh em vẫn còn lăn tăn.


Đọc báo thấy nhiều trường hợp cho trẻ uống kháng sinh và siro ho không tốt. Đôi khi chữa hết bệnh tạm thời còn những hậu quả về sau thì không lường trước được. Nghĩ thế em đem cất 2 loại thuốc trên vào tủ thuốc gia đình và tự chữa ho cho con bằng cách lúc nhỏ mẹ em đã từng làm cho em.


Trước tiên em nấu một ấm nước nóng, đập dập 2 củ gừng cho vào nấu cùng. Nước sôi, tắt bếp, để khoảng 5 phút cho gừng tiết ra hết tinh dầu. Sau đó em pha nước tắm gội cho con như bình thường. Có nhiều mẹ vì thấy con ho và sốt nên không dám tắm cho con sợ con bệnh nặng, nhưng cách làm này hoàn toàn sai lầm đấy ạ. Vì một khi trẻ không được tắm vi khuẩn sẽ dễ xâm nhập vào cơ thể, qua đường hô hấp làm cho con ho càng nặng thêm.


Sau khi tắm gội cho con sạch sẽ xong, em lau người cho con thật khô, thoa dầu khuynh diệp hoặc dầu tràm khắp lưng, thoa nhiều ở vùng phổi và trước ngực, mặc áo có khuy cổ cho con để không bị nhiễm lạnh. Tiếp tục thoa dầu ở vùng lòng bàn chân, chỗ huyệt dũng tiền và dùng ngón tay cái massage khoảng 15 phút mỗi bên, thoa dầu thêm 1 lần nữa rồi mới mang vớ (tất) vào.


Tối đến đi ngủ em lại làm động tác massage và thoa dầu như vậy một lần nữa, quấn khăn choàng cổ cho con, kê thêm gối cho con ngủ cao hơn bình thường. Đêm đó con ngủ rất êm, không nghe ho hen gì nữa, cũng không còn khò khè hay sổ mũi. Sáng thức dậy, con khỏe mạnh lại bình thường, canh chừng đến khi con không còn ho em đưa con đến trường. Gọi điện hỏi thăm cô giáo nói con em bình thường không có biểu hiện gì lạ, nghe xong em an tâm vô cùng.


Khi con bị sốt hay sổ mũi, ho, các mẹ nên cho con uống thật nhiều nước vào nhé. Không nên ăn cơm, chỉ ăn thức ăn loãng như cháo, súp, uống sữa thay thức ăn khô, uống càng nhiều nước càng tốt. Đối với trẻ sơ sinh cho con bú thật nhiều để bù nước nhé. Hoặc mỗi khi con ho mẹ cho con ti đối với trẻ bú mẹ, con sẽ nhanh khỏi hơn.


Thời tiết cứ thay đổi như thế này, trẻ con rất dễ bị bệnh, làm mẹ cũng chẳng an tâm chút nào, có khi phải thức đêm chăm con, sức khỏe hao mòn, thậm chí đổ bệnh theo con. Vì vậy các mẹ cũng phải chú ý đến bản thân mình kẻo bệnh thì tội nghiệp con lắm.



Xin mời xem thêm:



http://www.webtretho.com/forum/f87/be-trai-som-ham-muon-vi-me-tam-bo-mu-quang-2232232/


http://www.webtretho.com/forum/f87/chia-se-kinh-nghiem-tri-rom-say-cho-tre-tu-nu-voi-2236623/


http://www.webtretho.com/forum/f87/noi-am-anh-ung-thu-vong-mac-an-mat-nao-tre-nho-2249302/