Khi bé tiêu chảy, bà mẹ phải chú ý quan sát kỹ phân của bé. Phải nhìn cho thật kỹ xem phân có màu gì và nếu cần, phải… ngửi để xem phân có mùi gì…? Nếu phân lổn nhổn, hoa cà hoa cải, có màu xanh, có mùi chua chẳng hạn- và nếu trẻ đang được bú sữa mẹ- thì đó làtiêu chảy sinh lý,không lo, không cần chữa trị gì cả vì không phải bệnh! Bé tiêu “xèn xẹt” như vậy mà vẫn khỏe, vẫn mau lớn vì sữa mẹ là thứ sữa tốt nhất dành cho bé, hoàn toàn vô trùng, có tính acid cao, kích thích đường ruột làm cho bé đi phân loãng nhiều lần nhưng không nóng sốt, vẫn vui, vẫn chơi, vẫn lên cân đều đều Trái lại, thấy trẻ tiêu chảy mà có nóng sốt, bỏ ăn, bứt rứt, khó ngủ thì đó làtiêu chảy nhiễm trùng.


NHÌN CHẤT THẢI ĐOÁN BỆNH CỦA BÉ


Trong những ngày đầu sau khi sinh, phân của trẻ sơ sinh được gọi là phân su. Phân su có màu xanh đen, dính và sệt. Nó được tạo thành từ chất nhầy, nước ối và tất cả những gì bé đã tiêu hóa khi đang nằm trong bụng mẹ. Phân su có thể hơi khó chùi nhưng sự xuất hiện của nó là dấu hiệu cho thấy hệ tiêu hóa của bé hoạt động bình thường


1/ Phân của trẻ sơ sinh khi bé bú mẹ


Sữa non của bạn, hay còn gọi là sữa đầu, có tác dụng nhuận tràng, giúp đẩy phân su ra khỏi cơ thể của bé. Sau khoảng ba ngày bú sữa, phân của bé sẽ dần thay đổi. Phân sẽ:


• Màu sáng hơn, chuyển từ màu xanh nâu sang màu vàng. Phân vàng này có thể có mùi hơi ngọt.


• Hơi lỏng. Thỉnh thoảng phân có thể lợn cợn hoặc vón cục.


Trong những tuần đầu, bé có thể đại tiện trong khi ăn hoặc sau mỗi lần ăn. Trung bình, bé sẽ đại tiện bốn lần mỗi ngày trong tuần đầu tiên. Tần suất sẽ giảm dần và hệ tiêu hóa của bé sẽ tự thiết lập chu kỳ thích hợp. Sau đó bạn có thể thấy rằng bé sẽ đại tiện vào cùng một thời điểm trong ngày.


Sau một vài tuần đầu tiên, một số trẻ bú mẹ sẽ chỉ đại tiện vài ngày một lần hay một tuần một lần. Đây không phải là một vấn đề miễn là phân của bé mềm và ra dễ dàng.


Chu kỳ của bé có thể thay đổi:


• khi bạn cho bé ăn dặm


• nếu bé cảm thấy không khỏe


• khi bé bắt đầu bú ít hơn


2/ Phân của trẻ sơ sinh khi bé bú sữa công thức


Nếu bạn cho bé uống sữa công thức, phân của bé có thể khác với khi bú sữa mẹ. Bạn có thể nhận thấy phân:


• Nhiều hơn so với phân của bé bú sữa mẹ. Lý do là vì sữa công thức không thể được tiêu hoá hoàn toàn như sữa mẹ.


• Màu vàng nhạt hoặc nâu vàng.


• Nặng mùi, giống phân của người lớn hơn.


Trẻ uống sữa công thức dễ bị táo bón hơn trẻ bú mẹ. Trao đổi với bác sĩ nếu bạn bạn cảm thấy con mình có vấn đề về tiêu hóa.


3/ Khi chuyển từ sữa mẹ sang sữa công thức ?


Bạn có thể nhận thấy phân bé sẫm màu hơn và giống bột hồ hơn. Phân cũng nặng mùi hơn! Nếu bạn đang cho bé chuyển từ sữa mẹ sang sữa công thức thì hãy cố kéo dài thời gian chuyển đổi, tốt nhất là trong nhiều tuần. Điều này sẽ cho hệ tiêu hoá của bé có thời gian để thích nghi và giúp ngăn ngừa táo bón. Quá trình này cũng làm giảm nguy cơ bị đau, sưng và viêm ngực ở người mẹ. Khi con bạn đã thích nghi với sữa bình, bé có thể sẽ có một chu kỳ đại tiện hoàn toàn mới.


4/ Khi trẻ bắt đầu ăn dặm


Ăn dặm sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến phân của bé. Bạn sẽ thấy rằng phân của bé sẽ bị thức ăn ảnh hưởng. Nếu bạn cho bé ăn cà rốt nghiền thì nội dung trong tã của bé sẽ có màu cam sáng.


Bạn cũng có thể thấy các thực phẩm giàu chất xơ, chẳng hạn như nho khô hoặc đậu nướng xuất hiện nguyên vẹn trong tã. Điều này sẽ thay đổi khi bé lớn hơn và có thể tiêu hoá chất xơ hiệu quả hơn.


Khi bé làm quen với nhiều loại thức ăn thì phân của bé cũng sẽ đặc hơn, sẫm màu hơn và bốc mùi hơn.


5/ Phân của trẻ sơ sinh như thế nào là không bình thường?


- Tiêu chảy


Bé có thể bị tiêu chảy nếu:


• phân của bé rất lỏng


• bé đại tiện thường xuyên hơn và lượng phân nhiều hơn bình thường


• phân phun mạnh ra từ hậu môn


Nếu bạn nuôi con bằng sữa mẹ thì bé ít bị tiêu chảy hơn, vì sữa của bạn có thể giúp bạn ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn gây tiêu chảy. Trẻ uống sữa công thức thường dễ bị nhiễm trùng, đó là lý do tại sao việc khử trùng các dụng cụ và rửa tay rất quan trọng.


Nếu bé bị tiêu chảy, nguyên nhân có thể là:


• nhiễm trùng, chẳng hạn như viêm dạ dày – ruột


• quá nhiều trái cây hoặc nước ép trái cây


• phản ứng với thuốc


• nhạy cảm hoặc dị ứng với thức ăn


Nếu bạn cho bé uống sữa công thức, bé của bạn có thể phản ứng xấu với loại sữa bạn đang dùng. Tuy nhiên bạn nên nói chuyện với bác sĩ trước khi chuyển qua loại sữa khác phòng trường hợp có nguyên nhân khác.


Nếu bé đang mọc răng, phân của bé sẽ lỏng hơn bình thường nhưng không gây tiêu chảy. Nếu bé của bạn bị tiêu chảy, đừng cho rằng nguyên nhân là do mọc răng vì rất có thể là do nhiễm trùng.


Tiêu chảy thường tự hết trong 24 giờ mà không cần điều trị. Nếu không thì phải đưa bé đi kiểm tra vì bé có nguy cơ bị mất nước. Nếu bé của bạn đã tiêu chảy 6 lần trong 24 giờ qua, hãy gặp bác sĩ ngay lập tức.


- Táo bón


Nhiều trẻ mặt đỏ tía tai và rặn mạnh khi đại tiện. Đây là điều bình thường.


Táo bón là khi:


• Bé của bạn có vẻ thực sự gặp khó khăn trong việc đại tiện.


• Phân nhỏ và khô, giống như phân thỏ, de. Ngoài ra, phân cũng có thể lớn và cứng.


• Bé có vẻ cáu gắt, căng thẳng và khóc khi đại tiện.


• Bụng bé có cảm giác cứng khi sờ vào.


• Phân bé có lẫn những sợi máu. Điều này là do những vết nứt trên da, gọi là vết nứt hậu môn, do phân cứng gây ra.


Trẻ bú mẹ không thường ít bị táo bón hơn trẻ uống sữa công thức. Sữa mẹ chứa tất cả các chất dinh dưỡng thích hợp để giữ phân mềm. Pha quá nhiều sữa bột với lượng nước quá ít có thể dẫn đến táo bón. Luôn làm theo hướng dẫn trong khi pha sữa. Chắc chắn rằng bạn đã cho đủ lượng nước cần thiết vào bình trước khi đổ sữa bột vào.


Táo bón cũng có thể gây ra bởi:


• sốt


• mất nước


• thay đổi lượng nước uống


• thay đổi chế độ ăn uống


• một số loại thuốc


Đôi khi, trẻ lớn bị táo bón bởi vì chúng đang cố tránh bị đau. Ví dụ, chúng có thể bị một vết rách gần hậu môn (vết nứt hậu môn). Điều này có thể trở thành một vòng tròn luẩn quẩn. Trẻ nhịn đại tiện và bị táo bón hơn nữa, những cơn đau thậm chí còn tồi tệ hơn khi trẻ buộc phải đại tiện.


Luôn đưa bé đi gặp bác sĩ ngay khi bé bị táo bón, đặc biệt nếu như có máu trong phân. Bác sĩ sẽ kiểm tra tất cả những nguyên nhân có thể gây ra táo bón.


Bạn có thể sẽ được khuyên nên cho bé uống nhiều nước, ăn thêm chất xơ (nếu bé đã ăn dặm). Nghiền mận khô hoặc mơ cho bé ăn là biện pháp bổ sung chất xơ hiệu quả.


- Phân màu xanh lá cây


Nếu bạn cho con bú sữa mẹ thì phân màu xanh có thể là một dấu hiệu cho thấy bé của bạn đã nạp vào quá nhiều lactose (đường tự nhiên trong sữa). Điều này có thể xảy ra nếu trẻ bú thường xuyên, nhưng không bú được phần sữa sau giàu dinh dưỡng. Đảm bảo rằng bé đã bú xong một bên ngực trước khi chuyển sang ngực bên kia.


Nếu bạn cho con bú sữa bột thì nhãn hiệu mà bạn dùng có thể khiến phân bé biến thành màu xanh đậm. Bạn có thể nên chuyển sang một loại sữa khác xem có tác dụng hay không.


Nếu các triệu chứng kéo dài hơn 24 giờ thì hãy gặp bác sĩ. Nguyên nhân có thể là:


• nhạy cảm với một loại thức ăn


• tác dụng phụ của thuốc


• thói quen, giờ giấc bú sữa của bé


• vi khuẩn đường ruột


- Phân rất nhạt


Phân rất nhạt có thể là dấu hiệu của bệnh vàng da, một bệnh thường thấy ở trẻ sơ sinh. Bệnh vàng da khiến da và tròng trắng mắt của bé ngả vàng và thường là tự hết trong một vài tuần sau khi ra đời. Tuy nhiên nếu phân bé trắng như phấn hãy đưa bé thăm khám bác sĩ ngay. Đây có thể là dấu hiệu của các vấn đề về gan, đặc biệt là khi bệnh vàng da kéo dài hơn hai tuần.


Chăm sóc bé tiêu chảy


Bệnh tiêu chảy ở trẻ do mấy nhóm nguyên nhân sau:


1. Do vi rút: Rota virut. Bệnh này gây tiêu chảy trên 10 lần/ngày, nôn liên tục và mất nước rất nhanh. Không có thuốc chữa triệt để, không được cầm đi ngoài, chỉ có thể cho trẻ bù nước, uống Vitamin và ăn uống tăng cường. Sau 7-10 ngày chăm sóc tốt số lần đi sẽ giảm dần và khỏi bệnh. Hiện đã có vacin phòng bệnh nhưng chỉ dành cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.


.2. Do loạn khuẩn đường ruột: thường xảy ra sau khi trẻ uống kháng sinh làm diệt vi khuẩn có lợi trong ruột hoặc do chế độ ăn uống của trẻ không ổn định dẫn đến rối loạn tiêu hoá.


- Biểu hiện: bé đi phân nhão, nước, không nhầy, không có máu, mủ, thường lẫn thức ăn không tiêu hoá hết. Không nôn, sốt, đầy bụng có thể hơi đau.


- Bù nước cho trẻ: uống dung dịch Oresol; hoặc uống nước cháo thật loãng, nước gạo rang cho tí xíu muối. Nước cháo đó đặc nhưng xốp, dễ nuốt, bổ và vô cùng nhiều vitamine B1 là loại vitamine vô cùng cần cho đường ruột.


- Cho ăn uống thức ăn cầm đi ngoài:


+ Nấu cháo theo tỷ lệ: 2 thìa gạo + 1 thìa khoai tây + 1 thìa cà rốt + 1 thìa chuối xanh


+ Thái chỉ cà rốt, sao vàng và đun nước uống


+ Ninh cà rốt và chuối xanh lấy nước uống


- Chế độ ăn:


+ Không nên cho trẻ ăn ít, quá kiêng khem mà vẫn đảm bảo các nhóm thực phẩm cơ bản


+ Nên cho ăn loãng và thêm bữa ăn cho trẻ


+ Chuyển sang dùng sữa dành cho trẻ tiêu chảy: AL110, Celia, Isomil, Hop doctor, Frisosoy....


AL 110 tốt, rẻ, dễ mua, mà tác dụng nhanh, thành fần dinh dưỡng đảm bảo, đó là sữa bò thủy phân, không đường lactose, tuy nhiên nếu dùng lâu em bé sẽ ko thích nghi với sữa có đường lactose, vậy nên sau 1 hộp, nếu chuyển sang sữa thường ngay em bé sẽ dễ bị lại.


Cần có giai đoạn chuyển tiếp sữa, lúc này dùng GALIA diggest là tốt nhất, bởi vì sữa này vẫn có đường lactose, nhưng công nghệ sản xuất sữa thế nào đó khiến bé không tiêu chảy, như vậy ruột bé được thích nghi với đường lactose, đến khi chuyển sang sữa thường không bị sốc.


- Thức ăn nên kiêng:


+ Không cho bé ăn rau củ vì rau củ rất âm, lạnh bụng sẽ làm bé tiếp tục đi lỏng


+ Tuyệt đối không ăn khoai lang vì khoai lang nhuận tràng.


- Thuốc:


+ Men tiêu hoá: nên dùng men Biolactamin của Viện công nghệ sinh học, men của BV Bạch Mai hoặc men Entermi.. của Pháp. Các men này mạnh, tốt, tác dụng nhanh. Ngoài ra có các men Lactomin, Bio-acemin, Antibio... nhưng rất nhẹ.


+ Có thể dùng neopeptine (men tiêu hoá đạm và bột) giúp ruột tiêu hóa nhanh thức ăn để ruột nhanh lành, nhanh tái tạo lại hệ vi khuẩn ở thành ruột.


+ Vit


.3. Tiêu chảy do vi khuẩn:


Thường gọi là kiết lỵ, có 2 nhóm: lỵ trực trùng và lỵ amid. Trong đó lỵ amid khó chữa hơn.


- Biểu hiện: phân nhão, nhầy như nước mũi, thỉnh thoảng có lẫn máu, mủ. Kèm theo nôn, sốt, đau bụng quanh rốn. Xét nghiệm phân thấy có ký sinh trùng đường ruột, HC+ và BC+


Cách chăm sóc:


- Bù nước cho trẻ: như trên


- Cho ăn uống thức ăn cầm đi ngoài: như trên


Đặc biệt, riêng với bệnh này nên dùng các loại nước lá: cỏ sữa (1 nắm), rau sam (1 nắm), rau má (1 nắm) đun kỹ uống thay nước


- Chế độ ăn: như trên


- Thức ăn nên kiêng: ngoài các thức ăn nên kiêng như trên, nên kiêng tanh, các đồ ăn sống, nhiều đường (phomai, sữa chua có đường, hoa quả....)


- Thuốc:


+ Men tiêu hoá:


+ Có thể dùng neopeptine (men tiêu hoá đạm và bột) giúp ruột tiêu hóa nhanh thức ăn để ruột nhanh lành, nhanh tái tạo lại hệ vi khuẩn ở thành ruột. Bài viết mang tính tham khảo giúp các mẹ thêm hiểu biết không quá hoang mang khi trẻ bị tiêu chảy.