Những biểu hiện không phải trẻ bị hóc dị vật

+ Con ăn nôn ọe, chảy nước mắt

Đây là phản xạ thường gặp ở các bé mới bắt đầu ăn dặm. Khi con ăn miếng quá to con không nuốt được, bé sẽ có phản xạ ọe ra giúp bé đẩy thức ăn ra ngoài, làm giảm nguy cơ bị hóc ở trẻ.


+ Bé bị nghẹn và khóc la

Đây là biểu hiện của việc con nuốt phải mẫu thức ăn quá to so với thực quản của mình, nhưng con vẫn còn khóc, con la được thì đó không phải là hóc. Lúc này cho con uống miếng nước để thức ăn được trôi xuống. 


Biểu hiện bé bị hóc dị vật

• Con không khóc, không nói được

• Con bị tím tái

• Con không thở được


Để xác định con thở được hay không bố mẹ xem ngực bé có nhấp nhô hay không.


Nguyên nhân bị hóc ở trẻ là thay vì thức ăn đi vào đường thực quản, thì đi qua đường khí quản, gây tắt đường thở khiến con thở không được, sẽ làm cho tím tái cơ thể, nguy hiểm đến tính mạng.


👨‍👩‍👧‍👦 Bố mẹ cần làm gì nếu bé bị hóc dị vật 👨‍👩‍👧‍👦

- Khi bé xuất hiện những biểu hiện trên, bố mẹ sơ cứu lập tức, liên hệ xe cấp cứu để được hỗ trợ đưa đứa bé đến cơ sở y tế gần nhất.

- Việc sơ cứu được thực hiện khi bé còn tỉnh.

- Còn nếu con bất tỉnh thì phải hồi sức tim phổi cho con tỉnh rồi mới sơ cứu. Các mom tham khảo thêm về các phương pháp sơ cứu cho từng giai đoạn tuổi và kỹ thuật hồi sức tim phổi trên các trang mạng, xem clip có hình ảnh để hiểu rõ hơn hoặc tham gia các lớp học sơ cấp cứu cho trẻ.


LƯU Ý: 

❌Khi thấy con ọe thì TUYỆT ĐỐI không dùng tay lấy thức ăn trong miệng con. Vì như vậy vô tình đẩy thức ăn vào trong dễ gây ra hóc di vật. 

❌ Chỉ thực hiện sơ cứu hóc dị vật khi con có những dấu hiệu trên. Chứ không phải con nghẹn mà đè con ra sơ cứu sẽ gây hoảng loạn cho con.

❌ Trước khi sơ cứu hóc dị vật cho con PHẢI GỌI XE CỨU THƯƠNG để được hỗ trợ kịp thời.


hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.


(Nguồn: sưu tầm)