Hăm tã là gì?

Hăm tã là tình trạng viêm da phát triển trong khu vực lót tã. Thuật ngữ y tế gọi tình trạng này là ” Viêm da do kích ứng với tã”. Nó gây ra mẩn đỏ nhẹ và lan rộng ở vùng mông, đùi của bé và đôi khi bạn sẽ thấy chúng nổi những đốm tương tự như phát ban (giống những đốm phỏng do nóng). Da ở tình trạng bị viêm gây ngứa và đau. Nếu tình trạng dần tệ hơn, da bé có thể bị rát và chảy máu.Hiện tượng hăm tã có thể lan ra ngoài phần tã như thắt lưng hoặc bắp đùi. Da bé bị viêm xung quanh đùi nơi da bé tiếp xúc trực tiếp với vách chống tràn của tã.


Hăm tã khác với phát ban do nóng hoặc viêm da dị ứng. Việc viêm da do hăm tã chỉ xảy ra trong khu vực tã tiếp xúc với da của bé. Khi thời tiết nóng, vùng đáy tã bọc mông bé dễ bị ban do nóng. Do đó, bạn có thể nhầm lẫn triệu chứng phát ban do nóng với hăm tã.

Hăm tã ở trẻ em: Nguyên nhân, hướng dẫn xử trí | Vinmec

Các triệu chứng hăm tã ở trẻ sơ sinh

Bé bị hăm tã sẽ có những triệu chứng rõ rệt dễ nhận thấy, mẹ hãy chú ý một chút ở các biểu hiện của bé như:

  • Bé bị đỏ da vùng quấn tã như hậu môn hoặc xung quanh bộ phận sinh dục, có thể kèm theo mùi khai.
  • Các vết đỏ qua ngày sẽ lan dần đến phần bẹn và mông đùi.
  • Từ các vết đỏ nhỏ, nhạt màu chuyển dần thành màu đỏ tươi. Sau đó thành loét đỏ, chảy nước, chảy máu thậm chí là dẫn tới nhiễm khuẩn.
  • Bé kén ăn, mất ngủ hoặc quấy khóc thường xuyên vì bị đau ở vùng da bị tổn thương.
  • Các triệu chứng hăm tã lúc ban đầu khá vô hại nhưng nếu không được điều trị dứt điểm có thể gây nên những bệnh cơ hội khác như nhiễm nấm và nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh.

Trẻ bị hăm tã: Khi nào nên đi khám bác sĩ? | Vinmec

Nguyên nhân nào dẫn đến hăm tã ở trẻ?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hăm tã ở trẻ, nhưng những nguyên nhân chính thường gặp nhất là:

1.Do không thay tã thường xuyên, tã bị tràn làm phân và nước tiểu tiếp xúc trực tiếp với làn da nhạy cảm của trẻ.

2.Tã quá chật, không thông thoáng, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển mạnh.

3. Da trẻ bị dị ứng với chất liệu làm tã, hoặc với giấy ướt để lau, làm vệ sinh cho bé, hoặc với các hoá chất dùng tạo mùi thơm cho tã giấy.

4.Tã thô ráp chà xát lên vùng da nhạy cảm của bé.

5. Nhiễm trùng hay nhiễm nấm cũng là nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ. Nấm hay vi trùng ký sinh thường có ở da, không nguy hại nhưng khi da ẩm ướt, bị dơ do nước tiểu hay phân của trẻ thì nấm và vi trùng dễ phát triển, gây bệnh trên da, làm da đỏ, nổi nhiều mụn nhỏ, ngứa, rát khó chịu.

6. Hóa chất trong bột giặt và chất làm mềm vải có thể ảnh hưởng đến làn da nhạy cảm của bé. Một số loại xà phòng thơm và nước thơm cũng có thể gây kích thích cho da.

7. Quần lót bằng nhựa có thể giữ cho quần áo bé sạch và khô nhưng nó lại không thông thoáng và làm da của bé giữ ẩm, dẫn đến hăm tã.

Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh: Hăm tã, Cổ, Mông | Huggies

Các cấp độ hăm tã là gì?

Hăm tã có 5 cấp độ khác nhau. Thường nếu không chú ý thì các mẹ chỉ phát hiện bé bị hăm tã ở mức độ 3 là mức độ trung bình.

Hăm tã cấp độ 1 (nhẹ)

Cấp độ nhẹ nhất của hăm tã là gì? Đặc điểm nhận biết:

  • Khi bé bị hăm tã ở mức độ 1 thì ở vị trí mặc tã, da của bé sẽ có màu ửng hồng ở diện tích nhỏ
  • Trên vùng da đó có thể xuất hiện những mụn nhỏ
  • Mặc dù da bé ửng đỏ nhưng vẫn khô ráo

Hăm tã cấp độ thứ 2

  • Lúc này trên da bé xuất hiện những vết ửng đỏ diện tích nhỏ
  • Những vết ửng đỏ xuất hiện trên da nhiều hơn và nằm rải rác

Hăm tã cấp độ 3 (trung bình)

Nếu trẻ bị hăm tã ở mức độ 3 thì trên da xuất hiện những vết ửng đỏ với diện tích lớn hơn

  • Hăm tã là gì khi ở cấp độ 3? Nếu trẻ bị hăm tã ở mức độ 3 thì trên da xuất hiện những vết ửng đỏ với diện tích lớn hơn
  • Vết hăm cũng đậm và rõ ràng.
  • Các vết hăm bắt đầu xuất hiện từ rải rác đến dày đặc

5 cấp độ hăm tã là gì và những điều mẹ nên ghi nhớ 2

Hăm tã cấp độ 4

  • Lúc này trên da bé xuất hiện những vết hăm rõ rệt và nhiều hơn
  • Thậm chí xuất hiện những nốt sẩn trên da
  • Da bé lúc này có thể hơi sưng
  • Cuối cùng là da bé trở nên đỏ dữ dội và có thể có cả mụn mủ.

Hăm tã cấp độ 5 (nặng)

  • Nếu ở mức độ nặng thì da bé có màu đỏ nặng, các vết hăm xuất hiện trên da với diện tích lớn
  • Da bé bị sưng và phù nề nặng
  • Diện tích tổn thương lớn hơn, những vết sẩn có mủ.

Lưu ý: khi bé bị hăm ở cấp độ nặng 4~5 ( xuất hiện mụn mủ, da bé bị sưng, phù nề…) thì nên đưa bé đến các cơ sở ý tế gần nhất để thăm khám và điều trị ( dùng các loại dung dịch sát khuẩn chuyên dụng & kết hợp với thuốc kháng sinh kê theo chỉ dẫn) 

Cách điều trị hăm tã cho trẻ hiệu quả mẹ cần biết

Vệ sinh cho bé

5 cấp độ hăm tã là gì và những điều mẹ nên ghi nhớ 3Cách đầu tiên để chăm sóc bé bị hăm tã là cần vệ sinh cho bé thật hợp lý và sạch sẽ

Cách đầu tiên để chăm sóc trẻ bị hăm tã đó chính là mẹ cần vệ sinh cho bé thật hợp lý và sạch sẽ. Cụ thể mẹ cần chú ý giữ cho da bé thật sạch và khô bằng cách có thể dùng nước hơi ấm rửa sạch toàn bộ vùng mông, bẹn cùng những phần da bị tổn thương của bé. Các chuyên gia khuyên mẹ nên áp dụng phương pháp dùng khăn xô nhúng nước ấm, sau đó từ từ vắt nước sao cho chảy nhè nhẹ lên vùng da nhạy cảm của con. Tuy nhiên, các mẹ cần hết sức chú ý đừng để nhiệt độ nước quá nóng sẽ khiến vùng da bị tổn thương càng tổn thương nặng hơn.

Ngưng cho bé dùng tã

Có thể mẹ sẽ thấy rất bất tiện nếu không thể dùng tã cho con. Tuy nhiên khi bé bị hăm tã thì đây là điều thực sự nên làm. Mẹ có thể dùng tã cho bé khi bé ngủ nhưng cần đảm bảo da con khô ráo hoàn toàn. Trên thực tế thì các bác sĩ vẫn khuyên mẹ nên ngưng cho bé dùng tã trong khoảng 1-2 ngày cho đến khi da con hồi phục hẳn.

Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra xem nguồn tã có vấn đề gì ko ( chất liệu tã thô ráp, có chất gây dị ứng,..)

Thay bỉm cho con đúng cách

Cách chữa hăm tã là gì? Thêm một cách để chữa hăm tã cho trẻ đó là thay bỉm cho trẻ đúng cách. Vì có rất nhiều mẹ vẫn chưa thật quan tâm đến vấn đề này nên đôi khi không nhận thức được việc mình đang đóng bỉm sai cách cho con.

Khi chọn bỉm cho con mẹ cần chắc chắn về loại bỉm mình đang dùng: loại bỉm này có bị bí không? Có nhiều nylon quá không? và cuối cùng là có gây kích ứng cho da của con không?

Mẹ nên thay bỉm cho con sau từ 2-4h dù bỉm lúc đó đã đầy hay chưa. Đừng vì tiết kiệm mà chưa thay cho con khi bỉm chưa đầy, điều này chính là nguyên nhân có thể làm cho bé bị hăm tã.

5 cấp độ hăm tã là gì và những điều mẹ nên ghi nhớ 4Sử dụng kem trị hăm chuyên dụng 

Nếu trẻ bị mẩn ngứa hay bị hăm thì bạn có thể sử dụng một số loại kem hăm lành tính chuyên dụng. Các mẹ tham khảo dòng trị hăm siêu nhạy Bepanthen Pommade nội địa pháp đang rất được ưa chuộng vì tính hiệu quả và vô cùng lành tính của nó .

Xem chi tiết sản phẩm Bepanthen pommade >>> tại đây 

Lưu ý : Nếu sử dụng kem hăm vài ngày ( tối đa 7 ngày) mà không thấy đỡ hăm, thì rất có thể trẻ đang bị dị ứng với một vài tác nhân xung quanh nào đó. Tác nhân có thể có trong môi trường, trong nguồn nước, hoặc trong khẩu phần ăn của trẻ. Bạn nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để kiểm tra được nguyên nhân và có phác đồ điều trị.

Một số biện pháp ngăn ngừa hăm tã ở trẻ em

  • Rửa sạch mông, bẹn cho trẻ thường xuyên sau khi trẻ đi tiêu hoặc đi tiểu. Bạn có thể tham khảo dung dịch vệ sinh chuyên dụng WELEDA LINIMENT BABY hàng nội địa đức cho da con được vệ sinh sạch sẽ hơn và phòng ngừa hăm tã hiệu quả.
  • Để mông thoáng mát nhiều lần trong ngày.
  • Để tránh nhiễm trùng, nhiễm nấm nên rửa tay sạch TRƯỚC và SAU khi thay tã cho bé.
  • Nên sử dụng loại tã lót ít dùng chất tạo mùi, ít hoá chất chừng nào tốt chừng nấy.
  • Thay tã thường xuyên.
Hăm tã ở trẻ em: Nguyên nhân, hướng dẫn xử trí

Thay tã thường xuyên cho trẻ

  • Các vật dụng bằng vải mới như: quần, áo, nón, vớ, khăn ….. nên được giặt sạch trước khi dùng.
  • Nên dùng các loại vải thoáng, mát, hút nước tốt .
  • Dùng nước ấm và khăn bằng vải mềm để làm sạch vùng mặc tã sau khi em bé tiểu, Có thể cho một lượng nhỏ sữa tắm cho em bé lên khăn mềm để lau sau khi đi ngoài.