Gan con khô cứng, chai sạn vì mẹ tẩm bổ cho con bằng những loại thực phẩm trẻ nào cũng thích
Em không ngờ là hành động tẩm bổ để con tăng cân, béo khỏe lại khiến con mắc bệnh nặng như thế này, giờ lo chạy chữa mà thấy xót xa.
Con trai em mới 5 tuổi thôi nhưng bị viêm amidan và bác sĩ chỉ định phải gây mê để nạo. Nhưng khi cầm kết quả xét nghiệm máu thì bác sĩ cũng giật mình vì men gan của con trai em tăng rất cao (gấp 5 lần bình thường).
Thế là bác sĩ không nạo nữa mà chuyển sang khám chuyên khoa. Ở đây, các bác sĩ đã tiến hành làm các xét nghiệm nhận được kết quả là con em không bị viêm gan siêu vi (A,B,C,D) thông thường.
Bác sĩ kết luận là viêm gan nhưng chưa tìm ra con virus nào gây ra, nên chỉ cho uống thuốc hạ men gan.
Ai nghe qua tình cảnh của con em cũng nói rằng tội con còn nhỏ quá mà men gan còn tăng cao quá, khiến gan con khô cứng, chại sạn. Mỗi lần xét nghiệm thấy bác sĩ lấy ra cả ống máu, còn con thì khóc tím tái cả người, em cũng như muốn ngừng thở luôn.
Khi em đem thắc mắc của mình về vấn đề men gan tăng cao dẫn đến xơ gan của con trai thì được bác sĩ cho biết những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do em đã bồi bổ cho con sai cách.
Con em vốn người hơi gầy gò nên khoảng 1 năm trở lại đây em đâu tư bồ bổ bằng sữa công thức đắt tiền, rồi cho con ăn nhiều món ngon bổ dưỡng, tươi sạch nên số cân cũng được cải thiện đáng kể, em chưa hết vui thì nay bác sĩ lại nói em sai. Sai là sai thế nào?
Lý giải thắc mắc của em bác sĩ cho rằng, trẻ uống sữa công thức cũng gây men gan cao do sữa công thức thiếu chất antitrypsin, chất này làm gan không chuyển hóa được hết các chất trong sữa và gây tích tụ gây nguy hiểm cho gan của trẻ.
Không những vậy, gần 1 tháng nay em cho con uống thuốc kháng sinh liên tục để điều trị viêm mũi họng và viêm tai giữa. Và chính loại thuốc kháng sinh mà con em đang uống cũng góp phần vào tình trạng men gan tăng quá cao, gan khô cứng, chai sạn ối với một đứa trẻ còn quá nhỏ như con trai em.
Từ đó bác sĩ đã nêu ra những nguyên nhân chính dẫn đến men gan tăng cao ở trẻ em ngoài yếu tố bẩm sinh hoặc rối loạn chuyển hóa hoặc di truyền từ mẹ sang con lúc mang thai.
- Khi trẻ còn nhỏ đã phải tiếp xúc với môi trường ô nhiễm: Khi còn nhỏ, sinh lý của các bé chưa phát triển hoàn thiện cộng thêm quá trình chuyển hóa cơ thể chưa ổn định dẫn tới chưa có sự thanh lọc các loại độc tố ra ngoài nên dễ gây ra các bệnh về gan như men gan cao, gan nhiễm virus.
- Uống quá nhiều thuốc kháng sinh: Việc uống quá nhiều thuốc kháng sinh trong một thời gian dài hay lạm dụng thuốc ngay từ nhỏ cũng dẫn tới men gan cao.
- Trẻ uống sữa công thức: Việc uống sữa công thức gây men gan cao là do trong sữa thiếu chất antitrypsin, chất này làm gan không chuyển hóa được hết các chất trong sữa và gây tích tụ gây nguy hiểm cho gan của trẻ.
Ngoài ra, trẻ bị rối loạn đông máu xuất huyết, nội huyết và trẻ bị béo phì cũng dẫn tới gan nhiễm mỡ, men gan cao.
Hậu quả có việc bị men gan cao sẽ dẫn đến trẻ thường sẽ có hiện tượng sốt và nổi mẩn ngứa ngáy, bệnh thường nặng hơn về đêm gây khó chịu và nhiều bất tiện cho cuộc sống.
Còn về lâu dài nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng như xơ gan, ung thư gan. Đồng thời, men gan cao để lâu dài sẽ gây ra giảm tuổi thọ.
Vì vậy, khi thấy trẻ có dấu hiệu bị men gan cao như vàng da, nổi mẩn ngứa thì cần cho trẻ đi khám ngay để phòng bệnh và điều trị kịp thời.
Đồng thời khuyên các mẹ nên có biện pháp phòng tránh men gan cao ở trẻ em theo các quy tắc sau:
Một là: Khi mang thai, người mẹ cần ăn uống nghỉ ngơi hợp lý, điều độ khoa học để cung cấp đủ dinh dưỡng cho con, giúp mẹ khỏe con khỏe.
Hai là: Các chị nên cho con bú sữa mẹ hoàn toàn ít nhất trong 6 tháng đầu. Trong trường hợp mẹ không thể cho con bú vì phải điều trị bệnh hiểm nghèo thì cũng nên hạn chế tối đa việc sử dụng sữa công thức.
Ba là: Các mẹ phải xây dựng cho con chế độ ăn uống nghỉ ngơi điều độ và luôn giữ cân nặng ở mức trung bình. Đặc biệt là hạn chế tối đa tình trạng béo phì.
Cuối cùng là nên cho con tham gia các hoạt động luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, đừng để như con em nhé. Giờ thì em phải lên đưa con đi trị bệnh, vừa phải xây dựng lại chế độ ăn uống ngủ nghỉ cho con hợp lý hơn.