Em bé thở khò khè là một triệu chứng mà hầu hết các bé sơ sinh đều gặp phải và tái phát nhiều lần. Triệu chứng này của bé luôn khiến cho các mẹ lo lắng, bất an. Tuy nhiên, các mẹ không nên quá lo lắng bởi đây không phải là triệu chứng khó chữa. Các mẹ hoàn toàn có thể điều trị cho bé ngay tại nhà.


Vậy nguyên nhân của triệu chứng này là gì? Cách nhận biết và giải pháp điều trị hiệu quả dấu hiệu này là gì? Hãy cùng theo dõi những thông tin dưới đây để giải đáp những thắc mắc này nhé!


Em bé thở khò khè là gì?Thở khò khè là khi bé thở phát ra những tiếng khò khè. Các mẹ có thể nhận thấy dấu hiệu này bằng cách áp tai gần miệng hoặc mũi của bé. Nhất là khi bé ngủ, mẹ sẽ thấy tiếng thở của bé có sự khác lạ so với mọi ngày. Thường sẽ không đều và giống tiếng ngáy nhẹ.


webtretho


Tiếng thở khò khè thường xuất hiện nhiều nhất khi bé ở trong độ tuổi từ 2 – 3 tuổi. Vì ở độ tuổi này, khi có sự tác động của vi khuẩn, phế quản có thể bị co thắt, sưng, phù nề. Một số bệnh còn tiết dịch gây ứ đọng và tắc nghẽn trong cuống phổi hoặc phế quản gây viêm nhiễm (khoảng 30 – 40% số em bé còn bú mẹ sẽ có triệu chứng này).


Tại sao em bé thở khò khè?Các mẹ nên biết rằng, thở khò khè là dấu hiệu đầu tiên của rất nhiều chứng bệnh. Có bệnh nguy hiểm, có bệnh không nguy hiểm. Do đó, trước khi tìm ra phương pháp điều trị phù hợp. Mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân gây ra tiếng thở khò khè ở trẻ là gì nhé.


Thở khò khè là dấu hiệu thường gặp nhất của các bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi, hen suyễn. Bên cạnh đó, những em bé bị dị ứng hay có các biểu hiện trào ngược dạ dày. Thì cũng sẽ gặp khó khăn trong việc thở nên cũng tạo ra những tiếng khò khè khi ngủ.


Nếu trẻ còn nhỏ, dưới 1 tuổi, trẻ sơ sinh thở khò khè còn là dấu hiệu của việc bị mềm sụn thanh quản. Hoặc các mạch máy lớn chèn vùng thanh quản của bé làm cho bé khó thở. Trong trường hợp bé bị viêm thanh phế quản cấp tính. Thì ngoài thở khò khè, bé còn có các dấu hiệu khác như ho nhiều, khàn tiếng.


webtretho


Ngoài ra, khi bé bị viêm amidan cấp tính sẽ bị ho kèm theo đờm dính và có thể có dấu hiệu sưng phù ở vùng cằm, họng. Những bệnh viêm, virus thông thường như cảm cúm, sốt cũng có thể khiến cho trẻ khó thở. Dấu hiệu ban đầu có thể chỉ là ho, nhưng khi bé bị ho nhiều, có đờm dịch thì bé cũng rất dễ thở khò khè.


Những em bé bị bệnh tim bẩm sinh hay những dị vật bất thường ở đường thở nói riêng. Và hệ hô hấp nói chung hoặc những trẻ bị xơ sợi bẩm sinh. Dị tật hộp sọ hoặc u phổi cũng có các triệu chứng ban đầu dễ phát hiện như thở khò khè, bú kém… Như những bệnh khác nên các mẹ cũng cần chú ý thăm khám định kỳ cho con nhé.


Không những thế, những tác động khác gây ảnh hưởng đến đường hô hấp cũng có thể dẫn đến triệu chứng em bé thở khò khè. Chẳng hạn như mẹ cho bé nằm gối quá cao, mặc áo quá dày, quá chật hoặc đắp quá nhiều chăn cho bé. Thậm chó cả việc cho bé nằm sấp khi ngủ cũng có thể khiến cho hệ hô hấp của bé đã yếu còn hoạt động yếu hơn. Từ đó sẽ tạo nên những tiếng thở khò khè.


Em bé thở khò khè nên xử lý như thế nào?Như chúng tôi đã nói ở trên, em bé bị thở khò khè có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Mẹ nên quan sát kỹ các biểu hiện của bé để từ đó có phương pháp điều trị kịp thời. Để xử lý trẻ bị thở khò khè, bạn nên lưu ý một số điều sau:


1. Không tự ý dùng thuốcKể cả thuốc kháng sinh, thuốc long đờm hay thuốc kháng viêm… Bạn cũng không nên tự ý dùng thuốccho trẻ khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Bởi nếu bạn tự ý cho bé dùng thuốc, có thể không những không đạt hiệu quả mà có khi còn khiến cho tình trạng thở khò khè của bé trở nên nặng hơn. Do đó, tốt nhất bạn nên đưa bé đi khám chuyên khoa nhi và tai – mũi – họng sớm để xác định rõ nguyên nhân và có biện pháp can thiệp kịp thời cho bé nhé.


2. Cho bé bú đúng cáchMẹ nâng đầu bé lên cao một chút, bế bé áp bụng vào bụng mẹ, bé ngậm sâu quầng đen núm vú. Khi cho con bú, một tay mẹ ôm giữ lưng và mông con. Còn một tay thì đỡ lấy bầu ti, 2 ngón trỏ và giữa của mẹ kẹp nhẹ phía trên quầng đen núm vú. Để chặn bớt sữa khi sữa phun tia để tránh làm bé bị sặc.


webtretho


Tuy nhiên, nếu bé vẫn thấy khó chịu và không bú được. Mẹ nên vắt sữa ra cốc rồi dùng thìa bón cho bé từng ít một. Nhưng mẹ cũng nên nhớ là cho con bú mẹ ngay khi có thể để tránh hiện tượng bé bỏ bú mẹ nhé.


3. Nhỏ nước muối sinh lýTrong trường hợp em bé thở khò khè là do tắc mũi vì bị cảm, ho. Thì bạn có thể làm thông thoáng mũi cho bé bằng cách nhỏ 2- 3 giọt nước muối sinh lý. Sau khi nhỏ xong, mẹ nghe lại hơi thở của bé. Nếu bé bị nghẹt mũi thì sẽ thở êm hơn sau khi được làm thông thoáng mũi.


webtretho


Nhỏ nước muối sinh lý là một biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả và an toàn. Nó giúp làm mềm vảy cứng, loãng dịch nhầy đóng nghẹt trong mũi để dễ đào thải ra ngoài. Cải thiện tình trạng sinh hoạt và vận động của trẻ.


4. Dùng ống hút mũiChọn mua ống hút mũi, bạn nên chọn loại có kích cỡ vừa với lỗ mũi nhỏ xíu của bé. Đầu tiên, đặt bé nằm ngửa, bóp bóng để đẩy hết không khí bên trong ra ngoài. Nhẹ nhàng đặt đầu ống hút vào trong lỗ mũi của bé (bạn không nên đẩy vào quá sâu nhé). Thả thả bóng để hút nước mũi của bé vào ống, lấy ống ra và lại bóp bóng để xả nước mũi trong ống vào khăn. Hãy làm lại với bên lỗ mũi còn lại nhé.


webtretho


5. Chạy máy làm ẩm không khíVào những tháng mùa đông, thời tiết khô hanh, tác dụng của máy sưởi càng làm khô không khí gây khô mũi của bé, đóng gỉ và làm nghẹt mũi. Do đó, để máy làm ẩm không khí chạy trong lúc bé ngủ có thể giúp phòng ngừa và giảm tình trạng nghẹt mũi cho bé.


6. Hạt chanhBạn dùng hạt chanh giã nhuyễn, trộn với đường phèn và nước lọc rồi đem hấp cách thủy (hoặc hấp trong nồi cơm vừa cạn nước). Bạn hấp cho đến khi nước sôi hoặc cơm chín là dùng được. Tiếp đó, bạn dùng nước hỗn hợp đã hấp nóng này cho bé uống 1 – 2 thìa café/lần. Ngày cho bé uống 4 – 6 lần sẽ rất nhanh giảm ho và tiêu đờm, đồng thời, làm giảm chứng thở khò khè cho bé.


Ngoài ra, mẹ cũng phải theo dõi sát sao biểu hiện bệnh của bé để nhận biết trường hợp nặng hơn. Và đưa bé đi khám kịp thời, tránh những hậu quả không đáng có. Còn đối với những em bé dưới 3 tháng tuổi bị thở khò khè. Cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay vì đây là triệu chứng bệnh nặng ở lứa tuổi này.


Nếu bé bị thở khò khè kéo dài, dai dẳng ( 3 – 4 tuần), cha mẹ cần cho bé đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám. Vì trong nhiều trường hợp phải làm xét nghiệm chuyên sâu mới có thể xác định, chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.


Hi vọng rằng những thông tin trên đây về vấn đề em bé bị thở khò khè sẽ giúp ích cho các bà mẹ trong quá trình nuôi con, giúp bé luôn khỏe mạnh và phát triển trong điều kiện tốt nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này của chúng tôi!


Nguồn: https://bacsicare.com/em-be-tho-kho-khe