Nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em không phải là bệnh lý thường gặp, tuy nhiên lại ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ sau này. Căn bệnh này thường do sự phát triển bất thường của vi khuẩn niệu đạo, bắt nguồn từ những nguyên nhân như trào ngược bàng quang - niệu quản bẩm sinh, hẹp miệng niệu đạo bẩm sinh, hẹp da quy đầu, dị tật,…Nhưng dù là nguyên nhân gì thì cũng cần phát hiện sớm để được điều trị kịp thời.


Dấu hiệu lâm sàng của căn bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em có thể từ không triệu chứng tới nhiễm trùng huyết. Với những trẻ càng nhỏ tuổi thì càng khó phát hiện bệnh bởi lúc này trẻ chưa biết cách thể hiện triệu chứng và hoạt động của hệ tiết niệu còn chưa ổn định.


Trẻ nhỏ nếu bị nhiễm khuẩn tiết niệu trong giai đoạn này sẽ thường xuyên khó chịu, bứt rứt, quấy khóc không rõ nguyên do, có thể số nhẹ đến sốt vừa,… Đối với trẻ lớn hơn một chút thì bắt đầu có các triệu chứng tương tự như người lớn gồm tiểu đau, tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu lắt nhắt nhiều lần, đau bụng, hay đau bụng lưng, tiểu són, tiểu dầm. Những triệu chứng này sẽ đi kèm với sốt, biếng ăn, cơ thể mệt mỏi thiếu năng lượng,…

Nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em | Vinmec


Còn với dấu hiệu cận lâm sàng thì việc chẩn đoán trẻ bị nhiễm khuẩn tiết niệu vẫn áp dụng tiêu chuẩn Kass. Tuy nhiên, với những bé còn nhỏ tuổi thì lấy nước tiểu một cách chính xác khá khó khăn.


Bởi vì nước tiểu để xét nghiệm nhiễm khuẩn tiết niệu cần đảm bảo lấy giữa dòng khi trẻ đang đi tiểu. Bên cạnh đó, cha mẹ cần đảm bảo mẫu nước tiểu không bị nhiễm khuẩn từ bên ngoài do tay của người lấy hoặc dụng cụ.