Dấu hiệu hẹp bao quy đầu ở trẻ em mà các mẹ cần biết
Dấu hiệu hẹp bao quy đầu ở trẻ em mà các mẹ cần biết. Khoảng 10% trẻ em Việt Nam bị chít hẹp bao quy đầu. Đây là tình trạng bao da bó chặt lại toàn bộ quy đầu làm cho không lộn được (chít hẹp hoàn toàn), hoặc lộn ra một cách khó khăn (bán chít hẹp).
Bao quy đầu là một bao da mỏng bọc phía ngoài của quy đầu dương vật. Bao da này gồm có hai lớp da. Lớp ngoài liền với da của thân dương vật, sau khi trùm kín quy đầu rồi gập lại 180 độ. Từ đây lớp trong được hình thành, dính sát vào rãnh quy đầu. Ở phía mặt dưới của quy đầu, lớp da này gấp lại thành một nếp gờ gọi là phanh hãm. Bên trong hai lớp da này được cấu tạo bởi mô liên kết gồm rất nhiều sợi chun giãn, đàn hồi; do đó bao quy đầu có thể lộn lên, lộn xuống dễ dàng.
Ở trẻ em, bao quy đầu dài và trùm kín quy đầu. Đến tuổi dậy thì, do các biến đổi của hệ thống nội tiết, dương vật phát triển nhanh, to và dài ra làm cho bao quy đầu lộn ra ngoài. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường.
Biểu hiện của chít hẹp bao quy đầu :
- Bao quy đầu không lộn hoặc khó lộn ra.
- Đối với trẻ em, một số trường hợp bao quy đầu chỉ để cho một lỗ rất nhỏ. Trẻ đi đái, nước tiểu chảy ra đọng lại ở bao quy đầu làm cho đầu dương vật to và phồng lên. Sau khi trẻ đái xong, một lúc sau nước tiểu từ bao quy đầu mới chảy ra hết.
- Trẻ thường bị viêm nhiễm bao quy đầu: Biểu hiện bao quy đầu sưng đỏ mọng nước, dân gian thường gọi là tầm bọt hay viêm đường tiết niệu (đái buốt, rắt...).
- Các chất tiết cô đọng lại thành hạt, mảng trắng sờ vào như hạt đậu hoặc vòng nhẫn cứng ở đầu dương vật.
- Đối với trẻ vị thành niên thì dương vật bé và ngắn hơn bình thường.
Biến chứng do hẹp bao quy đầu nếu không Nong, Cắt
Các trường hợp hẹp hoàn toàn để lâu rất dễ bị ung thư dương vật. Đa phần những người hẹp hoàn toàn trên 30 tuổi trở lên khi đến trung tâm nam khoa đều đã bị xơ nên khó bóc tách hết. Một số ít người khi bóc tách ra, quy đầu đã xơ chai và bạc màu, cá biệt có vài ba trường hợp dương vật đã cứng như đá, được chẩn đoán là ung thư dương vật.
Bán hẹp do bao quy đầu thắt nghẽn lại ở thân và đầu dương vật làm ứ trệ tuần hoàn gây viêm hoại tử. Một số trường hợp bán hẹp thường xuyên bị viêm nhiễm làm cho bao quy đầu hẹp lại (hẹp thứ phát).
Xử trí như thế nào khi bị hẹp bao quy đầu?
Việc xử trí bao quy đầu có rất nhiều quan điểm khác nhau. Đối với người dân châu Á (Việt Nam, Trung Quốc), chỉ can thiệp khi bao quy đầu hẹp gây biến chứng. Đối với người dân phương Tây, 80% cho rằng cắt, Nong bao quy đầu từ sớm ngay lúc trẻ đẻ ra vì:
- Khi bao quy đầu được Nong, Cắt, nước tiểu và các chất tiết của quy đầu không bị ứ đọng, tránh được viêm nhiễm tại chỗ và viêm tiết niệu ngược dòng.
- Cắt bao quy đầu sớm, dương vật sẽ thoải mái phát triển, khi tuổi dậy thì, đầu dương vật to và dài ra.
- Bao quy đầu được Nong, Cắt sớm, quy đầu được tiếp xúc với lông, da, quần áo thường xuyên làm cho ngưỡng kích thích xuất tinh tăng lên, hạn chế được tình trạng xuất tinh sớm.
- Nong, Cắt bao quy đầu sớm sẽ tránh được ung thư dương vật do chất tiết của quy đầu (bựa sinh dục spasmin gây nên).
Nong bao quy đầu là thủ thuật rất đơn giản, cần nong rộng và bóc tách hết chỗ bám dính. Cắt bao quy đầu là biện pháp triệt để tránh hẹp lại, cũng như làm cho dương vật được thoải mái phát triển. Tránh cắt quá sát và không làm cho phanh hãm quá ngắn vì sẽ gây đau khi giao hợp. Cắt bao quy đầu nên thực hiện sớm đối với trẻ, tốt nhất nên trước tuổi dậy thì.