Chữa Cong Vẹo Cột Sống Ở Trẻ Em Với 11 Bài Tập + 3 Mẹo Đơn Giản



Cong vẹo cột sống mức nhẹ thường ít gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị sớm, cong vẹo cột sống có thể tiến triển nặng và gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống sau này. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra triệu chứng đau lưng, hạn chế vận động của hệ thống cơ xương.



Cong vẹo cột sống là gì?


Cong vẹo cột sống là hiện tượng cột sống bị uốn cong quá mức sinh lý bình thường ở đoạn cổ, đoạn ngực hoặc thắt lưng. Khi đoạn cổ bị uốn cong quá mức, đầu sẽ ngả về trước, hai vai chùng xuống và giảm độ cong thắt lưng (tư thế vai so). Nếu đoạn ngực bị uốn cong quá mức về phía sau, lưng tròn, vai thấp, đầu hơi ngả, bụng nhô về phía trước (gọi là tư thế gù). Nếu đoạn thắt lưng bị uốn cong quá mức về phía trước, bụng xệ, phần trên của thân hơi ngả về phía sau (gọi là tư thế ưỡn).







Khi bị vẹo cột sống, nếu đỉnh đường cong hướng về bên phải thì cột sống có hình chữ C ngược, nếu đỉnh đường cong hướng về bên trái thì cột sống có hình chữ C thuận. Nếu cột sống có hai cung uốn cong đối xứng nhau thì nó sẽ có hình chữ S thuận hoặc chữ S ngược (còn gọi là vẹo cột sống bù trừ).




Bất tiện của cong vẹo cột sống



Vận động: Trẻ có thể bị hạn chế cúi lưng, nghiêng người sang bên, đi lại có thể bị lệch người.



Hô hấp: Cong vẹo cột sống nặng có thể làm cho trẻ thở khó khăn hơn bình thường.



Tâm lý: Trẻ, người lớn bị cong vẹo cột sống thường có cảm giác tự ti, xấu hổ, không mạnh dạn tham gia vào các hoạt động như vui chơi, học hành, thể dục thể thao, tìm kiếm việc làm và xây dựng gia đình.



Việc làm: Người lớn bị cong vẹo cột sống có thể gặp khó khăn trong kiếm việc làm do hình thức và chức năng vận động bị hạn chế nên khó được chấp nhận.



Xã hội: Trẻ em và người lớn bị cong vẹo cột sống thường bị bạn bè, người xung quanh chế nhạo.



Trường hợp bệnh nặng có thể gây rối loạn tư thế, dị dạng thân hình, tác động xấu đến tâm lý của trẻ, hạn chế khả năng hòa nhập cộng đồng; ảnh hưởng đến chức năng của tim, phổi (giảm dung tích sống của phổi); gây biến dạng xương chậu, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của trẻ em nữ khi trưởng thành.



Chi phí điều trị cho các bệnh nhân bị cong vẹo cột sống rất tốn kém, đặc biệt là những bệnh nhân cần phải phẫu thuật chỉnh hình.




Theo thống kê, vẹo cột sống chiếm khoảng 1- 4% dân số, thường gặp ở nữ nhiều hơn nam và ảnh hưởng nhiều đến trẻ em từ 10-18 tuổi. Cong cột sống thường gặp ở trẻ em 12-15 tuổi.



Nhận biết cong vẹo cột sống?




Trong trường hợp bị vẹo cột sống, có thể nhìn thấy những bất thường như: các gai đốt sống không thẳng hàng; hai vai dốc không đều, bên cao bên thấp; xương bả vai nhô ra, khoảng cách từ 2 mỏm xương bả vai đến gai đốt sống không bằng nhau; hai tam giác eo tạo ra giữa cánh tay và thân không đều nhau, bên rộng bên hẹp; mào chậu bên thấp bên cao; hai thăn lưng mất cân đối hoặc có ụ lồi do cột sống bị xoáy vặn, xương sườn lồi lên.




Nếu bị gù thì quan sát thấy lưng tròn, vai thấp, bụng nhô, đầu ngả ra phía trước. Nếu bị ưỡn, phần trên của thân hơi ngả về phía sau, bụng xệ xuống.



Nguyên nhân cong vẹo cột sống



Căn nguyên của cong vẹo cột sốngVẹo cột sống bẩm sinh có căn nguyên từ sự bất thường trong quá trình phân chia các đốt sống, quá trình hình thành các đốt sống hay kết hợp cả hai trong thời kỳ bào thai.


Dị tật nửa đốt sống là một dạng bất thường trong quá trình hình thành thân đốt sống và là loại vẹo cột sống bẩm sinh thường gặp nhất. Dạng điển hình của dị tật này đốt sống chỉ có một phần thân đốt sống ở phía trước, một nửa cung sau và một cuống đốt sống ở phía sau. Sự bất thường về giải phẫu dẫn đến tình trạng mất cân bằng của cột sống khi trẻ phát triển gây nên vẹo cột sống.


Nếu đốt sống dị tật khu trú ở phía sau, ngoài biến dạng vẹo cột sống còn gây biến dạng gù cột sống nặng nề. Bệnh không được điều trị thường dẫn tới biến dạng cột sống tiến triển từ rất sớm 75% các trường hợp vẹo cột sống bẩm sinh có tiến triển biến dạng. Di tật nửa đốt sống là nguyên nhân phổ biến nhất gây gù, vẹo cột sống bẩm sinh.


Trường hợp dị tật khu trú ở vùng cột sống ngực có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng phổi. Trẻ có vẹo cột sống bẩm sinh ở vùng ngực thường bị bệnh lý tim phổi nặng nề và chết trước 20 tuổi. Quan điểm phẫu thuật sớm nắn chỉnh biến dạng đối với các loại dị tật đốt sống có nguy cơ tiến triển biến dạng đã được chấp nhận rộng rãi.



Một số nguyên nhân khác


Do bệnh hệ thần kinh: U xơ thần kinh, bại não, bại liệt, viêm đa rễ thần kinh, bệnh tủy sống.



Cong vẹo cột sống ở tuổi học sinh có thể phát sinh do ngồi sai tư thế vì bàn ghế không phù hợp với chiều cao của học sinh, chiếu sáng bàn học kém, mang cặp sách quá nặng về một bên vai.



Phòng ngừa cong vẹo cột sống


Để phòng ngừa cong vẹo cột sống trước hết cần phải nâng cao sức khỏe chung của cơ thể bằng cách rèn luyện thể dục thể thao cho các bắp thịt, các tổ chức liên kết, dây chằng các khớp khỏe, làm tăng sự dẻo dai bền bỉ và phát triển cân đối.



Cần phòng chống suy dinh dưỡng, còi xương ở trẻ nhỏ. Chế độ ăn cần có đủ protein, chất khoáng và vitamin.



Bàn ghế ngồi học phải phù hợp với lứa tuổi và tư thế ngồi học phải đúng. Nơi học tập ở trường phải đảm bảo chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo. Ở nhà, ngoài hệ thống chiếu sáng chung, gia đình cũng cần trang bị đèn ở góc học tập cho các em học sinh để đảm bảo ánh sáng tốt hơn. Cần thực hiện giờ nghỉ giải lao giữa các tiết học.



Học sinh không mang cặp quá nặng, trọng lượng cặp sách không nên vượt quá 15% trọng lượng cơ thể. Cặp phải có hai quai, khi sử dụng học sinh đeo đều hai vai, tránh đeo lệch về một phía.



Học sinh cần được khám cột sống định kỳ nhằm phát hiện sớm các trường hợp cong vẹo cột sống để có thể có cách xử trí và điều trị kịp thời.




Điều trị cong vẹo cột sống


Điều trị cong vẹo cột sống là một quá trình phức tạp cần có sự kết hợp giữa việc điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa và việc luyện tập hằng ngày để nắn chỉnh tư thế đúng. Tình trạng cong vẹo cột sống có thể được cải thiện nếu được can thiệp sớm và kiên trì theo sự hướng dẫn của bác sỹ chuyên khoa phục hồi chức năng.




Phục hồi chức năng cho trẻ cong vẹo cột sống theo phương pháp AIFO



Việc điều trị vẹo cột sống dựa chủ yếu vào góc vẹo cột sống. Nếu góc vẹo nhỏ, dưới 40 độ, bệnh nhân có thể dùng áo chỉnh hình và theo dõi sát. Nhưng khi góc vẹo lớn hơn 40 độ thì phải được phẫu thuật chỉnh hình. Nếu vẹo 50 – 60 độ, các chức năng hô hấp và tim mạch sẽ bị ảnh hưởng. Ở các em gái, nó còn gây khó khăn cho việc sinh nở sau này. Ngoài ra, chứng vẹo cột sống thường kèm thêm nhiều bệnh khác như sa ruột, sa dạ dày, chân vòng kiềng, chân chữ X, bàn chân bẹt, bẹp lồng ngực, méo xương chậu..



Các bài tập vận động dưới đây có thể tiến hành cho trẻ cong vẹo cột sống ở mọi lứa tuổi và mức độ nặng nhẹ khác nhau.


Các bài tập giúp điều trị cong vẹo cột sống siêu hiệu quả


Bài tập 1: Kéo dãn cơ bên lõm của đường cong ở tư thế nằm sấp







Mục tiêu: Kéo dãn các nhóm cơ phía lõm của đường cong thắt lưng.



Tư thế trẻ: Nằm sấp.



Tiến hành



− Trẻ bám tay bên vai thấp vào mép giường. Ta nâng hai chân, hông trẻ đưa sang phía đối diện với bên lõm của cột sống thắt lưng. Làm 10 lần.



− Trẻ bám tay bên vai thấp vào thành giường nâng người lên, tay kia kéo người về phía chân. Giữ tư thế này vài giây. Làm 10 lần.



Bài tập 2: Tăng tầm vận động của cột sống lưng ở tư thế ngồi



webtretho



Mục tiêu: Tăng tầm vận động gập của cột sống lưng, kéo dãn nhóm cơ duỗi lưng.



Tư thế trẻ: Ngồi 2 chân duỗi thẳng và áp sát, 2 tay đưa ra phía trước.



Tiến hành: Bảo trẻ đưa hai tay ra trước chạm các ngón, lưng gập. Giữ ở tư thế này vài giây. Làm 10 lần.



Bài tập 3: Chỉnh cong vẹo cột sống ở tư thế ngồi