Nhà mình có hai bé, mà mùa dịch này một bé bị nhiễm thủy đậu rồi. Thế nên mình vừa phải lo chữa trị cho bé này và lo chuyện phòng tránh cho bé kia. Nên mình cực kỳ cần đến những bí quyết như thế này.



Mùa nắng ấm lên, mình cứ nghĩ sức khỏe của mấy đứa nhỏ sẽ tốt hơn. Nào ngờ dịch bệnh lây nhiễm tăng chóng mặt, nhất là bệnh thủy đậu. Ở trường con mình, phụ huynh được cảnh báo kỹ về bệnh này và mình cũng đọc không ít, vậy mà con mình vẫn bị nhiễm từ bạn bè. Và mình còn biết làm sao ngoài việc cố chữa trị cho bé bị nhiễm và cố phòng tránh cho bé còn lại.



Ngoài việc tránh những biến chứng do thủy đậu thì mình còn tìm hiểu kỹ về bí quyết phòng ngừa và chữa trị sẹo rỗ, vết thâm do bệnh này nữa. Vì quá nhiều trường hợp bạn bè mình có da mặt bị sẹo rỗ, vết thâm do ngày bé bị thủy đậu mà không được chăm sóc đúng cách khiến mình rất sợ.





Bệnh thủy đậu (còn gọi là bệnh trái rạ) bệnh do virus Varicella zoster gây ra. Bệnh chủ yếu ở trẻ em, tuy nhiên cũng có những ca người lớn bị nhiễm mà như thông tin mới nhất mà mình biết, là có trường hợp thanh niên 27 tuổi bị biến chứng do thủy đậu dẫn đến đối mặt với nguy cơ tử vong đấy mọi người ạ.



Mình được bác sĩ cho biết rằng bệnh thủy đậu sẽ xuất hiện 10 - 14 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh, khởi phát bệnh thường đột ngột với triệu chứng nổi mụn nước, mụn nước nổi ở vùng đầu mặt, chi và thân, mụn nước xuất hiện rất nhanh trong vòng 12 - 24 giờ có thể nổi toàn thân. Mụn nước có kích thước từ 1 – 3 mm đường kính, chứa dịch trong, tuy nhiên những trường hợp nặng mụn nước sẽ to hơn hay khi nhiễm thêm vi trùng mụn nước sẽ có màu đục do chứa mủ.





Những ngày này con mình hơi sốt nhẹ, biếng ăn. Bác sĩ cũng cho biết là bệnh sẽ kéo dài từ 7 - 10 ngày nếu không có biến chứng, các nốt rạ sẽ khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi mụn nước, không để lại sẹo, nhưng nếu bị nhiễm thêm vi trùng mụn nước có thể để lại sẹo.



Phải làm sao để những mụn nước này không để lại di chứng khiến các con phải mang làn da đầy sẹo rỗ, vết thâm đây?



Thật ra thì chăm sóc sau khi bị thủy đậu không khó, chỉ cần tuân thủ đúng những gì bác sĩ yêu cầu, khả năng hồi phục làn da lại được trở nên như cũ là hoàn toàn có thể mọi người ạ.



Và đây là những lời khuyên mà mình có được nhé!



Để hạn chế sự hình thành sẹo lõm, trong giai đoạn bệnh điều quan trọng là phải giữ vệ sinh da, tránh cào gãi, tránh bội nhiễm thêm vi trùng, vì nhiễm trùng sẽ làm bệnh càng lâu lành và khi lành dễ để lại sẹo lõm ở một số người.



Giai đoạn vừa mới lành bệnh hết mụn nước, sang thương khô, đóng mày, có thể sử dụng nghệ tươi nguyên chất bôi lên vùng tổn thương mỗi ngày 2-3 lần, tránh cào gãi.



Hoặc khi sẹo lõm mới hình thành, có thể bôi vitamin C nguyên chất với nồng độ 10% giúp kích thích tạo collagen của lớp bì, làm giảm sẹo lõm, săn da, mờ những sẹo thâm.



Tuy nhiên, nếu bé nào lỡ mà không được chăm sóc và ngừa sẹo như lời khuyên kể trên thì khi sẹo lõm đã hình thành lâu, có thể sử dụng phương pháp vi mài mòn da. Trong phương pháp này, phần sẹo lõm sẽ được mài mòn bớt đi, công việc này phải kéo dài nhiều tuần. Hằng ngày phải thay băng và đắp nước muối lạnh. Cần tránh nắng trong nhiều tuần, sẹo lõm giảm nhưng có điều bất lợi có thể xảy ra là làm giảm sắc tố, làm da trắng hơn các vùng da khác, một số trường hợp bị thâm da.



Dù áp dụng phương pháp nào thì sẹo lõm cũng khó có thể mất hết hoàn toàn, một số trường hợp sau khi bị sẹo lõm thì tự nhiên biến mất dần trong khoảng thời gian một năm. Thế nên để làn da của con tránh bị thương tổn thì chúng ta cần biết cách phòng ngừa thủy đậu sớm, và nếu bị thủy đậu thì biết cách giữ gìn để hạn chế sự hình thành sẹo lõm như lời khuyên trên nhé!





Xin mời xem thêm:


Đã có người biến chứng nguy hiểm tính mạng trong mùa dịch thủy đậu


Những bệnh da liễu có nguy cơ lây nhiễm tăng cao khi trẻ đi học trở lại sau Tết


Đây là thời điểm con dễ bị sởi nhất, bố mẹ thấy có dấu hiệu sau thì đưa đi viện gấp kẻo biến chứng



Xem video tại đây:



Bệnh thuỷ đậu - Cẩn thận biến chứng


http://www.webtretho.com/video/wp-content/uploads/sites/43/2018/03/FQ6TFLJXkP-480x360.jpg