Bệnh sởi ở TP.HCM chưa có dấu hiệu giảm, hầu hết bệnh nhi chưa được tiêm vaccine, nhiều ca biến chứng nặng, phải thở máy.

Con trai chị NTM (42 tuổi, ngụ Long An) bị bại não, động kinh, điều trị tại khoa Thần kinh (Bệnh viện Nhi đồng Thành phố) được khoảng 4 ngày thì xuất hiện các phát ban nên bác sĩ cho chuyển khoa Nhiễm cách ly, điều trị.

Nhiều ca sởi biến chứng nặng


“Bác sĩ nói thời gian ủ bệnh sởi từ 1-3 tuần, con tôi có thể đã nhiễm bệnh trước khi vô bệnh viện. Vì cháu đang có bệnh nền nên khi mắc sởi bị chuyển nặng, biến chứng viêm phổi phải thở máy đến 2 tuần” - chị M kể.

Hiện con chị đã cai thở máy, tiếp tục điều trị bệnh động kinh và viêm phổi tại khoa Nhiễm. Sắp tới hội chẩn khoa Thần kinh, nếu tình trạng ổn trẻ sẽ được xuất viện.

hình ảnh
Bác sĩ Dư Tuấn Quy, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, điều trị cho bệnh nhi sởi ở Bệnh viện Nhi đồng 1. Ảnh: THẢO PHƯƠNG

Con gái chị LTKA (37 tuổi, ngụ Đồng Nai) đang điều trị bệnh sởi tại phòng Hồi sức tích cực, khoa Nhiễm - Thần kinh (Bệnh viện Nhi đồng 1). Chị A cho biết vài ngày trước con chị có dấu hiệu sốt, ho, sổ mũi. Tưởng chỉ sốt thông thường nên chị mua hạ sốt cho con uống nhưng không khỏi.

Sau đó tay chân trẻ bắt đầu nổi các nốt ban đỏ, chị A lo lắng nên đưa con lên thẳng bệnh viện ở TP.HCM. Bệnh chuyển nặng, trẻ phải thở ôxy lưu lượng cao. Hiện sức khỏe trẻ tiến triển tốt, tự thở, dự kiến xuất viện vài ngày tới.

Hầu hết chưa tiêm vaccine sởi


Mỗi ngày, khoa Nhiễm – Thần kinh (Bệnh viện Nhi đồng 1) tiếp nhận điều trị nội trú trung bình 5-7 ca bệnh sởi. Tính đến ngày 25-7, tại khoa có khoảng 26 ca sởi, 6 ca trong số đó nặng phải thở ôxy, CPAP (thở áp lực dương liên tục).

Bác sĩ Dư Tuấn Quy, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, cho biết hầu hết bệnh nhi ở tỉnh chuyển lên, chỉ có 3 ca sởi ở TP.HCM. Cùng kỳ năm ngoái khoa không có ca sởi nào, nhưng năm nay tình hình bệnh sởi tăng đều. Đặc biệt các ca mắc sởi hầu như chưa được tiêm ngừa, trong đó có một số trẻ có bệnh nền như thận, tim bẩm sinh…

Khi không tiêm ngừa, lúc trẻ mắc sởi sẽ có nhiều biến chứng, trong đó viêm phổi là biến chứng thường gặp nhất. Những trẻ này phải nằm viện khá lâu, kéo dài khoảng 2 tuần, tốn kém chi phí điều trị.

hình ảnhBệnh sởi ở TP.HCM vẫn còn tăng đều, chưa có dấu hiệu giảm. Ảnh: THẢO PHƯƠNG

Tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc bệnh viện, cho biết khoa Nhiễm đang điều trị 12 ca sởi, có 3 ca nặng biến chứng phải thở máy. Đa số ca bệnh ở tỉnh đến, đáng chú ý có đến 70% số ca không tiêm vaccine hoặc tiêm chưa đủ liều.

Còn tại Bệnh viện Nhi đồng 2, ThS.BS Nguyễn Đình Qui, Phó Trưởng khoa Nhiễm, cho biết cùng kỳ năm ngoái khoa không có ca sởi nào. Năm nay số lượng bệnh nhân sởi có dấu hiệu tăng, đáng ngại là hầu hết chưa tiêm ngừa sởi do chưa đủ tuổi hay do có bệnh nền, không đủ điều kiện tiêm ngừa.

Nguy cơ sởi lây thành dịch mùa tựu trường


Bác sĩ Quy nhận định...

Xem thêm chi tiết tại đây: https://plo.vn/benh-soi-o-tphcm-van-tang-deu-nguy-co-lay-thanh-dich-post802255.html

Nguồn: THẢO PHƯƠNG - Báo Pháp luật TP.HCM