Bé bị tiêu chảy phải xử trí ra sao ? Bé bị tiêu chảy nên ăn gì? Bé bị tiêu chảy nên kiêng ăn gì?… Đó là những mối lo lắng và băn khoăn của rất nhiều các bậc cha mẹ khi bé nhà mình gặp phải tình trạng tiêu chảy. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem bé bị tiêu chảy nên ăn gì và kiêng gì qua bài viết dưới đây.

<mẹ cần biết></mẹ cần biết> Bé bị tiêu chảy nên ăn gì ? kiêng gì để nhanh hồi phục 1

I. Đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ nhỏ bị tiêu chảy

Khi bé gặp phải tình trạng tiêu chảy, hệ tiêu hóa bị tổn thương và có những thay đổi lớn so với trẻ không bị bệnh:

  • Tăng nhu động tiêu hóa do rối loạn co bóp ở ruột. Thức ăn được đẩy qua dạ dày và ruột non xuống đại tràng nhanh hơn, giảm thời gian thức ăn được chuyển hóa, hấp thu. Do đó trẻ không hấp thu được đầy đủ dưỡng chất.
  • Rối loạn trao đổi nước và điện giải giữa lòng ruột và máu. Sự thay đổi này gây ra giảm tái hấp thu và tăng bài tiết. Gây tình trạng mất nước và điện giải.
  • Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Khi bé bị tiêu chảy, môi trường trong ruột thuận lợi cho hại khuẩn phát triển, tăng sinh các độc tố gây tổn thương niêm mạc ruột. Ngoài ra những vi khuẩn gây hại còn cạnh tranh vị trí bám và tiết độc tố tiêu diệt những vi khuẩn có lợi, gây loạn khuẩn đường ruột.
  • Giảm khả năng tiêu hoá và hấp thu thức ăn. Ruột bị tổn thương sẽ tiết ít men tiêu hoá hơn so với bình thường. Thức ăn không được phân cắt và tiêu hoá hoàn toàn khi xuống ruột già sẽ bị acid hoá, gây ra tình trạng hăm loét hậu môn ở trẻ tiêu chảy.

II. Chế độ dinh dưỡng dành riêng cho trẻ tiêu chảy

Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp trẻ hồi phục nhanh, làm giảm thời gian và độ nặng của bệnh tiêu chảy. Những nguyên tắc quan trọng trong chế độ dinh dưỡng khi điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ là:

  • Tích cực theo dõi bổ sung nước và điện giải
  • Cho trẻ ăn với khẩu phần được duy trì và tăng dần lên
  • Cách chế biến và thói quen ăn uống hợp lý

1. Bù nước và điện giải đường uống

1. Bù nước và điện giải đường uống 1

Trẻ khi đi ngoài phân lỏng nhiều thường bị mất nước, điện giải. Tình trạng này rất nguy hiểm và có thể gây tử vong nếu không được xử lý kịp thời. Vì vậy, mẹ phải bù nước và điện giải cho con ngay khi trẻ có dấu hiệu bị tiêu chảy.

Cách loại dịch mẹ có thể dùng cho trẻ thường nằm ở một trong hai nhóm sau:

  • Các dung dịch chứa điện giải: dung dịch Oresol, nước cháo muối, các loại súp.
  • Các dung dịch không chứa điện giải: nước sạch, các loại súp không mặn hoặc nước ngũ cốc khác, nước hoa quả tươi (thường dùng đối với trẻ không uống được dịch có vị khó uống như ORS)

Dung dịch bù nước và điện giải Oresol (ORS) là loại dịch được các chuyên gia y tế khuyên dùng. ORS bù dịch mà không ảnh hưởng đến chức năng thận của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Thông thường đối với trẻ dưới 2 tuổi, mẹ có thể dùng từ 50 – 100ml sau khi bé đi ngoài. Còn đối với trẻ lớn hơn thì có thể tăng lên 100 – 200ml. Có thể cho trẻ uống thêm nếu trẻ có nhu cầu.

2. Cung cấp khẩu phần ăn hợp lý cho trẻ bị tiêu chảy

2. Cung cấp khẩu phần ăn hợp lý cho trẻ bị tiêu chảy 1

Trẻ bị tiêu chảy cần có chế độ ăn đảm bảo đủ dinh dưỡng và năng lượng. Để có một thực đơn hợp lý, mẹ có thể tham khảo các nhóm thực phẩm thiết yếu dưới đây:

Nhóm thực phẩm bổ sung tinh bột: Gạo, bánh mì nướng bơ, khoai tây,… Đây là các loại thực phẩm dễ tiêu hóa mà lại tốt cho sức khỏe khi bé bị tiêu chảy.

Nhóm thực phẩm bổ sung đạm: Thịt gà, thịt lợn nạc, thịt bò …

Nhóm chứa chất béo: Bữa ăn cho trẻ vẫn cần có chất béo để tăng thêm năng lượng khẩu phần. Vì trẻ đang bị đi ngoài, mẹ nên thay mỡ bằng các loại dầu ăn thực vật như dầu lạc, dầu vừng, dầu hướng dương,…

Nhóm bổ sung vitamin: Cà rốt, hồng xiêm, chuối, táo, ổi…Ngoài cung cấp các chất dinh dưỡng như vitamin, glucid, chúng còn chứa nhiều pectin  săn se bề mặt niêm mạc, giảm kích ứng niêm mạc tiêu hóa.

3. Cách chế biến và thói quen ăn uống hợp lý cho bé

Trong thời gian này mẹ chỉ nên chế biến các món ăn dưới dạng mềm, nghiền nhỏ dễ tiêu hoá như cháo súp, các món ninh, hầm nhừ, cơm nát… Thức ăn cho trẻ bị tiêu chảy cần được nấu kỹ để đảm bảo an toàn.

Khi chế biến thức ăn cho trẻ bị tiêu chảy, mẹ đừng quên rửa tay sạch bằng xà phòng và đảm bảo vệ sinh các dụng cụ nhà bếp: Bát, đũa, cốc, chén, muôi, thìa…

Cho trẻ ăn theo nhu cầu và chia thành nhiều bữa trong một ngày, cách khoảng 3-4 giờ cho trẻ ăn một lần. Cho ăn lượng ít trong nhiều lần sẽ giúp trẻ hấp thu thức ăn tốt hơn.

Nếu trẻ nôn nhiều, nên cho trẻ ăn với lượng ít hơn mỗi lần và chế biến thức ăn loãng hơn. Bổ sung đủ nước có thể cải thiện được tình trạng nôn ở trẻ tiêu chảy.

III. Những thực phẩm trẻ bị tiêu chảy cần tránh

Các thực phẩm mẹ nên tránh cho trẻ bao gồm:

  • Thực phẩm chiên xào rán. Do dầu chất béo khi chiên rán khó tiêu hơn và có thể làm nặng thêm tình trạng tiêu chảy.
  • Thực phẩm chứa nhiều đường và chất ngọt nhân tạo như bánh kẹo, siro. Các loại đường đi vào đại tràng có thể làm gián đoạn các vi khuẩn đã nhạy cảm ở đó, làm tăng thẩm thấu nước gây tiêu chảy thêm.
  • Quá nhiều chất xơ. Chất xơ nếu ăn một lượng vừa đủ thì rất tốt cho hệ tiêu hoá. Nhưng khi trẻ bị tiêu chảy, hệ tiêu hoá đang bị suy giảm chức năng, việc cho ăn quá nhiều chất xơ có thể dẫn đến tình trạng khó tiêu, đầy chướng bụng.
  • Đồ uống có ga hay nước giải khát công nghiệp. Vì chúng sẽ khiến trẻ bị đầy hơi khó chịu, dễ bị no bụng nên ăn uống kém hơn.

Một số trẻ tiêu chảy kéo dài do không dung nạp đường lactose trong sữa hoặc dị ứng đạm sữa bò. Với riêng trường hợp này mẹ cần tìm loại sữa phù hợp thay thế cho trẻ.

  • Nếu trẻ bất dung nạp lactose: Nên cho trẻ uống các loại sữa free lactose (sữa không chứa lactose hoặc có thêm men lactase để trung hoà đường lactose)
Dòng sữa freelactose
  • Nếu trẻ dị ứng đạm sữa bò: Nên chọn loại sữa công thức đạm thuỷ phân (Sữa có thành phần là đạm bò đã được phân cắt thành dạng nhỏ hơn và dễ tiêu hoá hơn).

IV. Lợi khuẩn nào tốt nhất cho trẻ bị tiêu chảy

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy ở trẻ, có thể kể đến như nhiễm rota virus, vi khuẩn, kí sinh trùng, sử dụng kháng sinh, trẻ dị ứng, ngộ độc thức ăn,… Cho dù là nguyên nhân gì thì cũng dẫn đến những tổn thương đáng kể hệ tiêu hóa của trẻ và đặc biệt là làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Lượng hại khuẩn gia tăng trong khi đó lượng lợi khuẩn lại suy giảm đáng kể, chức năng hệ tiêu hóa của bé lại càng kém. Vòng xoáy bệnh lý của bé lặp đi lặp lại và không thể dứt điểm.

1. Cách lựa chọn lợi khuẩn hiệu quả với tình trạng tiêu chảy của bé

Để hỗ trợ cải thiện tình trạng tiêu chảy của bé một cách hiệu quả nhất, mẹ nên sớm bổ sung lợi khuẩn cho con. Tuy nhiên, hệ vi khuẩn đường ruột rất đa dạng, có hàng ngàn loại lợi khuẩn khác nhau, không phải lợi khuẩn nào cũng cho hiệu quả và an toàn với tình trạng tiêu chảy của trẻ.

Một lợi khuẩn tốt với bé bị tiêu chảy là phải đáp ứng tiêu chí dưới đây:

  • Chiếm tỷ lệ cao tại hệ tiêu hóa của bé.
  • Có khả năng thích nghi cao, bền vững trong môi trường bất lợi: acid dạ dày, dịch mật ở ruột.
  • Cơ chế tác dụng đối với tình trạng của bé thể hiện rõ ràng và được kiểm chứng.
  • Cho khả năng bám dính niêm mạc và cho tác dụng nhanh.
  • Dễ sử dụng, phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ.
  • An toàn, thân thiện với bé.

2. Bifidobacterium- lợi khuẩn dành cho trẻ bị tiêu chảy

Đối với hệ vi sinh đường ruột của bé, Bifidobacterium chiếm đến 90% tổng lượng lợi khuẩn đường ruột và chiếm đến 99% lợi khuẩn tại đại tràng. Trong đó, chủng Bifidobacterium lactis BB-12 có khả năng cải thiện đá kể tình trạng của bé nhờ những cơ chế đã được kiểm chứng bởi hơn 307 nghiên cứu khoa học và 180 thử nghiệm lâm sàng.

Bifidobacterium lactis BB-12 có vai trò:

  • Ức chế sự phát triển của hại khuẩn bằng cách cạnh tranh vị trí bám và môi trường dinh dưỡng.
  • Kích thích quá trình tái tạo tế bào niêm mạc ruột, tạo ra lớp chất nhầy giúp bảo vệ và phục hồi niêm mạc ruột sau tổn thương.
  • Điều tiết lượng nước trong phân, cải thiện tình trạng phân lỏng.
  • Tiết ra nhiều loại enzym tiêu hoá giúp hấp thu triệt để chất dinh dưỡng
  • Tăng cường sức đề kháng cho trẻ

Nguồn: imiale.com