Chốc lở là bệnh nhiễm trùng da rất dễ lây lan, thường gặp nhiều ở trẻ nhỏ. Chúng thường gặp nhiều dưới dạng vết loét đỏ, vỡ dần tạo vảy màu mật ong. Hiểu về bệnh chốc lở sẽ giúp cha mẹ phòng ngừa và điều trị cho con an toàn - hiệu quả nhất.
1. Dấu hiệu nhận biết bệnh chốc lở
Bên cạnh đó, bệnh chốc còn một dạng kém phổ biến hơn: Chốc có bọng nước. Mụn nước phát triển lớn hơn, có nhiều dịch rỉ và thường xuất hiện trên thân. Qua 1-3 ngày, vết mụn mới vỡ ra và trở lại dạng chốc thông thường.
Dạng nghiêm trọng nhất của bệnh chốc lở là chốc loét. Tuy hiếm gặp nhưng chốc loét lại gây tổn thương sâu và vô cùng đau đớn. Đây là dạng chốc khó để chữa lành và chắc chắn để lại sẹo khi khỏi.
2. Nguyên nhân của bệnh chốc lở
Thủ phạm chính gây bệnh chốc là chủng tụ cầu vàng Staphylococcus aureus. Ngoài ra, liên cầu khuẩn Streptococcus cũng là tác nhân gây bệnh quen thuộc. Hai chủng vi khuẩn này có thể tác động riêng rẽ hoặc đồng thời lên da và làm tổn thương.
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ chốc lở ở trẻ bao gồm:
- Tuổi tác: Độ tuổi dễ bị chốc lở nhất là trẻ em từ 2 đến 5.
- Điều kiện đông đúc: Chốc lở dễ lây lan ở các trường mầm non và cơ sở trông giữ trẻ.
- Thời tiết ấm và ẩm: Cuối xuân, đầu hạ là thời điểm bùng phát mạnh mẽ nhất của bệnh.
- Chơi thể thao: Tham gia các môn thể thao tiếp xúc như đấu vật, bóng đá… sẽ dễ bị lây mầm bệnh từ bên ngoài.
- Tổn thương da: Vi khuẩn gây chốc lở thường xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết trầy xước da, muỗi đốt hoặc côn trùng cắn.
Ngoài đối tượng trẻ em, người lớn cũng có thể là nạn nhân của bệnh chốc. Những người bệnh tiểu đường hoặc suy giảm miễn dịch sẽ có tỷ lệ mắc bệnh chốc cao hơn.
3. Biến chứng của bệnh chốc lở
Tuy vậy, nếu không chăm sóc cẩn thận, bệnh cũng tiềm ẩn nguy cơ để lại nhiều biến chứng:
- Viêm mô tế bào: Đây là tình trạng nhiễm trùng ăn sâu xuống các tổ chức dưới da. Chậm trễ trong điều trị có thể khiến vi khuẩn lan cả xuống hạch bạch huyết và các mạch máu. Tình trạng này có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.
- Viêm cầu thận cấp: Khi lan tràn xuống thận, liên cầu có nguy cơ gây viêm cầu thận cấp. Tổn thương thận sẽ dẫn đến suy thận mạn nếu không được theo dõi, điều trị kịp thời.
- Sẹo: Chốc lở ở thể nặng (chốc loét) chắc chắn để lại sẹo trên da và không thể phục hồi.
4. Cách phòng ngừa bệnh chốc lở
Giữ gìn vệ sinh da là cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh chốc. Nếu trẻ có các tổn thương da như vết cắt, vết xước hay côn trùng cắn, cha mẹ cần ngay lập tức rửa sạch để phòng ngừa vi khuẩn xâm nhập.
Để ngăn ngừa bệnh chốc lây chéo sang người khác, nên áp dụng các biện pháp:
- Rửa sạch vết chốc bằng dung dịch sát khuẩn phù hợp, chú ý lau từ ngoài vào trong, sau đó phủ lại bằng băng gạc.
- Thay quần áo, khăn mặt của trẻ bị chốc mỗi ngày, thay ga gối thường xuyên. Không dùng chung đồ vật với bất kỳ ai trong gia đình.
- Cắt móng tay, vệ sinh tay sạch sẽ, hạn chế sờ gãi vết chốc để tránh bội nhiễm vi khuẩn.
- Cho trẻ nghỉ học hoặc tránh tiếp xúc với người khác cho đến khi khỏi bệnh.
Khi áp dụng đầy đủ các biện pháp trên, bệnh chốc sẽ khó có cơ hội lây lan sang người khác. Nhờ vậy, gánh nặng điều trị sẽ được giảm bớt trong cộng đồng.
5. Cách điều trị bệnh chốc lở
5.1. Điều trị chốc bằng kháng sinh
Chốc là bệnh do vi khuẩn, trong đó 99% là tụ cầu vàng và liên cầu. Vì vậy, để trị chốc triệt để, mục tiêu hàng đầu là tiêu diệt các chủng vi khuẩn này.
Để chữa chốc cho con, nhiều cha mẹ thường tìm đến giải pháp dùng kháng sinh. Trên thực tế, kháng sinh có khả năng diệt tụ cầu không cần phải bàn cãi, nhưng thường cho tác dụng rất chậm. Lý do là bởi kháng sinh thường được dùng theo đường tiêm hoặc đường uống. Vì vậy, chúng lại tác động không nhiều lên các vết chốc ngoài da. Bên cạnh đó, dùng kháng sinh còn để lại nhiều tác hại, đặc biệt làm tăng tỷ lệ kháng thuốc. Từ những nguyên nhân đó, kháng sinh được quy định chỉ dùng cho những trường hợp chốc nặng, có tổn thương nhiều và lan tỏa.
5.2. Sử dụng dung dịch sát khuẩn
- Hiệu quả trực tiếp trên vùng tổn thương, cho tác dụng diệt vi khuẩn nhanh.
- Khả năng sát khuẩn mạnh, loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn gây chốc.
- Không gây xót da, niêm mạc vùng bị chốc.
- Không ảnh hưởng đến quá trình tái tạo da tự nhiên của cơ thể.
Tuy vậy, đây chỉ là các điều kiện lý tưởng, vì phần nhiều dung dịch sát khuẩn hiện nay không đáp ứng đủ các yêu cầu đó. Xanh methylen cho tác dụng sát khuẩn quá yếu, cồn lại gây xót và tổn thương mô mới hình thành. Do vậy, việc lựa chọn dung dịch sát khuẩn cần phải được thực hiện rất cẩn thận. Một số sản phẩm được tin dùng nhiều hiện nay là: Dizigone, Povidon iod, Chlorhexidine…
Xem thêm bài viết: Cách chữa chốc lở ở trẻ em an toàn, không dùng kháng sinh
6. Các biện pháp hỗ trợ phục hồi nhanh cho bệnh chốc lở
Bên cạnh việc sử dụng các dung dịch sát khuẩn ngoài da, cha mẹ cần kết hợp thêm nhiều biện pháp để hỗ trợ phục hồi. Những biện pháp đó là:
6.1. Thoa kem dưỡng ẩm
Khi vết chốc không còn chảy dịch, quá trình tái tạo da sẽ được bắt đầu, Lúc này, da cần được dưỡng ẩm để kích thích hình thành mô mới nhanh hơn. Vì vậy, cha mẹ nên thoa kem dưỡng ẩm cho con sau bước sát khuẩn để giúp chốc nhanh khỏi.
Một số kem dưỡng ẩm phù hợp dành cho trẻ bị chốc: Dizigone nano bạc, Vitamine E, Vaselin, Lanolin…
6.2. Chế độ ăn uống
Trừ bỏ những nhóm thực phẩm trên, cần bổ sung cho trẻ nguồn dinh dưỡng đầy đủ. Khi cơ thể được cung cấp đầy đủ năng lượng, trẻ sẽ có sức đề kháng khỏe mạnh để đẩy nhanh bệnh tật.
6.3. Cách vệ sinh vết chốc
Để đảm bảo hiệu quả trị chốc, cha mẹ cũng cần biết cách vệ sinh rất khoa học. Khi lau rửa vùng tổn thương do chốc, cần lau từ ngoài vào trong để khu trú vi khuẩn. Do đặc điểm bệnh dễ lây lan nên việc vệ sinh cần được thực hiện với cả những vùng da chưa bị chốc và đồ chơi, đồ dùng của con.
Nếu gia đình có nhiều trẻ em, cần cách ly và vệ sinh tay, chân cho cả các bé khác. Biện pháp này nhằm tránh chốc lây chéo và kéo dài trong gia đình.
7. Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Khi dùng dung dịch sát khuẩn nhiều ngày không khỏi, chốc lan rộng và gây tổn thương khắp cơ thể, trẻ cần được đưa đến bệnh viện để khám và điều trị.
Cha mẹ tuyệt đối không nên cho con dùng kháng sinh bừa bãi để tránh tác dụng phụ.
Bài viết cung cấp đầy đủ những thông tin cha mẹ cần biết về bệnh chốc. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc thêm về bệnh, gọi ngay HOTLINE 1900 9482 (trong giờ hành chính) hoặc 0964619482 (ngoài giờ hành chính).