Khi bị viêm đại tràng nên ăn gì để cảm thấy dễ chịu, mau phục hồi? Đây có thể là câu hỏi rất nhiều người đang băn khoăn. Vì một số thực phẩm sẽ làm tình trạng bệnh càng nghiêm trọng hơn như: gây suy nhược cơ thể, tăng tình trạng viêm loét đại tràng, đầy hơi, chướng bụng,…Vì vậy, bài viết dưới đây giải đáp cho người đọc nên ăn gì khi viêm đại tràng và kiêng ăn gì?
1. Viêm đại tràng là gì? Các triệu chứng điển hình?
Viêm đại tràng là tình trạng lớp niêm mạc ở đại tràng bị viêm nhiễm và tổn thương ở nhiều mức độ khác nhau:
- Trường hợp nhẹ: gây mệt mỏi, khó chịu, lớp niêm mạc dễ chảy máu
- Trường hợp nặng: đại tràng xuất hiện các vết loét bị xung huyết và xuất huyết, có thể xuất hiện thêm các ổ áp xe nhỏ,…
Viêm đại tràng được chia làm 2 loại là: cấp tính và mãn tính.
Các triệu chứng điển hình của bệnh viêm đại tràng như:
- Đau thắt bụng dưới, đau từng đoạn hoặc đau dọc theo khung đại tràng
- Đau do co thắt đại tràng, có khi cứng
- Tiêu chảy đột ngột, có khi phân toàn nước, có thể có máu hoặc nhầy
- Người hay mệt mỏi
- Gầy sút nhanh
2. Bệnh viêm đại tràng nên ăn gì?
Khi bị viêm đại tràng thường có các biểu hiện như: đau bụng, chán ăn, kén ăn,…nên việc lựa chọn các thực phẩm rất quan trọng giúp cải thiện được tình trạng bệnh, bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho người bệnh. Vậy khi bị viêm đại tràng co thắt nên ăn gì? Dưới đây là một số thực phẩm có thể tham khảo như:
2.1. Cá
Cá là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng như: canxi, vitamin D, acid béo Omega-3 DHA và EPA. Trong đó, acid béo Omega-3 có lợi cho trí não, tim mạch, đại tràng của bệnh nhân và có tác dụng giảm viêm rất tốt, nhất là trường hợp bị viêm đại tràng.
Một số cá nên bổ sung khi bị đại tràng như:
- Cá hồi
- Cá rô phi
- Cá bơn
§ Đối với trẻ:
Mẹ nên cho trẻ ăn từ 1-2 lần/tuần, trẻ từ 2-3 tuổi cho trẻ ăn 30 gam, 4-7 tuổi 60 gam,…
Mẹ có thể làm các món cá cho trẻ như:
- Cháo cá hồi nấu rong biển
Chuẩn bị: 1 miếng cá hồi, rong biển không ướp gia vị, dầu ăn, gạo tẻ
Cách làm: cá hồi hấp qua rồi lọc bỏ xương, ướp gia vị và xay nhỏ. Sau đó, ngâm lá rong biển 3-4 phút, hấp chín rồi xay nhuyễn. Khi cháo đã chín nhừ thì mẹ hãy cho cá hồi và rong biển vừa xay nhuyễn vào, nêm gia vị vừa ăn, nấu đến khi cá chín thì tắt bếp.
- Lườn cá hồi kho tương
Chuẩn bị: lườn cá hồi tươi, nước tương, đường và 1 thìa nhỏ nước màu
Cách làm: lườn cá hồi rửa sạch và khử mùi bằng sữa tươi không đường, rửa bằng nước lạnh rồi cắt nhỏ cá. Pha 3 thìa nước tương với 1 thìa đường, khuấy cho tan hết. Sau đó, cho cá với hỗn hợp nước tương vừa pha rồi đến sôi, cho nước màu vào. Vặn nhỏ lửa, đun 10-15 phút cho đến khi đặc lại, rồi tắt bếp.
§ Đối với người lớn:
Một tuần chỉ nên ăn từ 2-3 cá: khẩu phần là 100-150g/lần ăn.
Món cá đơn giản và dễ làm nhất là: hấp hoặc luộc cá, hay có thể kho cá. Khi nấu nên hạn chế cho ớt, tỏi, tiêu,…do các đồ cay nóng có thể làm tăng tình trạng viêm loét.
2.2. Trái cây ít chất xơ
Người bệnh ăn các loại trái cây giàu chất xơ dễ bị đầy hơi, chướng bụng và đi tiêu nhiều hơn. Từ đó, có thể dẫn tới mất nước và kiệt sức. Ngoài ra, trái cây chứa nhiều chất xơ khi vào đến đại tràng sẽ gây cọ xát là thành ruột làm cho tình trạng viêm càng nghiêm trọng hơn.
Một số trái cây ít chất xơ như:
- Quả bơ
- Chuối
- Dưa lưới
Với các loại trái cây ít chất xơ có thể bỏ vỏ rồi ăn luôn hoặc hấp lên ăn,…và có thể ăn mỗi ngày.
2.3. Trứng
Trứng là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều chất đạm và dễ hấp thu. Trong lòng đỏ của trứng cung cấp nhiều chất béo, các vitamin và khoáng chất cần thiết cho hoạt động hàng ngày và phát triển thể chất như: sắt, vitamin A, kẽm,…
Khi bị viêm đại tràng, ăn trứng rất tốt nhưng không vì thế mà mà bổ sung vào bữa ăn hàng ngày. Do hàm lượng chất béo trong trứng cao dễ gây đầy bụng, khó tiêu và gây rối loạn tiêu hoá.
Xem them: Viêm đại tràng nên ăn gì, kiêng gì để mau khỏi? (imiale.com)