Thuật ngữ ung thư đề cập đến một nhóm bệnh liên quan đến việc tăng sinh tế bào một cách mất kiểm soát, có xu hướng lây lan, xâm lấn những mô xung quanh. Ở bài viết này, IIMS Việt Nam sẽ cùng các bạn tìm hiểu ung thư phá hủy cơ thể như thế nào.
Ung thư có thể dẫn đến tử vong bởi chúng phát triển và làm suy giảm chức năng những cơ quan trọng yếu của con người, bao gồm cả dây thần kinh hoặc các mạch máu. Ung thư có thể bắt nguồn trong hầu hết các tế bào trên cơ thể người.
Thông thường, các tế bào mới hình hành thông qua quá trình tăng trưởng và phân chia. Các tế bào cũ chết đi, các tế bào mới sẽ hình thành để thay thế những tế bào cũ. Ung thư làm gián đoạn quá trình phá hủy và đổi mới tế bào. Kết quả là, các tế bào mới ngày càng trở nên bất thường, các tế bào cũ thì vẫn tiếp tục tồn tại trong khi đáng lẽ ra, cơ thể phải phá hủy chúng. Tế bào mới cũng được hình thành khi không có nhu cầu. Những tế bào dư thừa này có thể bắt đầu phân chia không kiểm soát, tạo thành khối u.
1. Ung thư bắt đầu như thế nào?
Ung thư được sinh ra bởi sự biến đổi của các gen kiểm soát chức năng tế bào, đặc biệt là các gen kiểm soát quá trình phát triển và phân chia tế bào.
Một người có thể thừa hưởng những thay đổi di truyền này từ cha mẹ. Lỗi di truyền cũng có thể phát sinh, xảy ra trong quá trình phân chia tế bào hoặc khi môi trường phơi nhiễm với những chất độc hại làm hư hại DNA của tế bào.
Khi một gen đột biến hoặc nhân bản vượt mức, nó có thể bị biến đổi vĩnh viễn. Những gen bất thường này, được gọi là gen sinh ung thư, có khả năng gây ung thư. Các loại gen sinh ung thư khiến các tế bào phát triển không kiểm soát, có thể gây ung thư và hình thành các khối u.
Những thay đổi trong các gen ức chế khối u cũng có thể kích hoạt sự phát triển của các khối u ung thư.
2. Hình thành khối u
Trong nhiều trường hợp, khối u là tập hợp của những khối cứng của mô bất thường. Cũng có một vài loại ung thư hình thành trong máu, và những loại này không tạo nên những khối u cứng.
Có một vài điểm khác biệt giữa tế bào ung thư và tế bào bình thường. Những điểm khác biệt này đã tạo điều kiện cho các tế bào ung thư hình thành nên những khối u, gây tổn thương, hư hỏng các cơ quan nội tạng và cuối cùng dẫn đến tử vong.
Không giống như những tế bào khỏe mạnh bình thường, những tế bào ung thư có thể phát triển với tốc độ rất nhanh và phân chia không thể kiểm soát. Chúng cũng không thể phát triển hay hoàn thiện để thực hiện những chức năng chuyên biệt như những tế bào bình thường.
Tế bào ung thư cũng có thể trốn tránh hệ thống miễn dịch – hệ thống có chức năng tiêu diệt và loại bỏ những tế bào bất thường hoặc hư hại.
Hơn nữa, các tế bào ung thư đôi khi cũng có thể ảnh hưởng tới những tế bào khỏe mạnh, các mạch máu và các phân tử nuôi dưỡng bao quanh khối u. Ví dụ, tế bào ung thư có thể khiến các tế bào bình thường tạo nên các mạch máu mới để cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng cho khối u để khối u có thể phát triển.
Các khối u ung thư cũng có thể vỡ ra và di chuyển khắp cơ thể theo máu hoặc hệ bạch huyết, hình thành nên những khối u mới tại những vị trí khác. Những khối u ác tính cũng có thể tái phát sau điều trị.
Tế bào ung thư hoặc khối u có thể làm gián đoạn chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Chúng có thể phá hủy các tế bào khỏe mạnh khác trong các bộ phận, ngăn chặn sự cung cấp oxy và chất dinh dưỡng, cho phép các chất thải tích tụ trong cơ thể.
Nếu ung thư trở nên nghiêm trọng, nó sẽ làm suy giảm hoặc ngăn chặn hoạt động của các bộ phận cơ thể, có thể dẫn tới tử vong.
Dưới đây là ví dụ về một số loại ung thư dẫn đến tử vong:
- Ung thư đường tiêu hóa: Những bệnh này gây tử vong do suy dinh dưỡng liên quan đến tắc nghẽn hệ thống tiêu hóa hoặc nhiễm trùng.
- Ung thư phổi: Những bệnh này có thể dẫn đến tử vong do xẹp phổi, nhiễm trùng hoặc thiếu oxy.
- Ung thư xương: Tăng nồng độ canxi trong máu và giảm tủy xương, làm giảm khả năng cơ thể chống lại nhiễm trùng, cầm máu và cung cấp oxy đến các mô.
- Ung thư gan: Những bệnh này gây tử vong do tích tụ các chất độc và chất hóa học trong cơ thể.
- Ung thư máu: Chúng gây tổn thương đến các thành phần của máu dẫn đến chảy máu không kiểm soát được.
3. Những khối u lành
Có những khối u lành tính, hoặc không phải ung thư.
Những khối u lành tính, kích thước có thể khá lớn nhưng thường không lây lan. Hầu hết chúng không phát triển lại sau khi bị cắt bỏ, và đa phần không dẫn đến tử vong, mặc dù những khối u não đôi khi có thể đe dọa tính mạng.
Các khối u ác tính có xu hướng lan rộng, xâm lấn, ảnh hưởng đến chức năng hoặc trạng thái của các mô xung quanh.
4. Các giai đoạn của ung thư và triệu chứng
Với việc điều trị sớm, giai đoạn sớm của ung thư thường không gây nên những triệu chứng nghiêm trọng hoặc dẫn đến tử vong.
Tuy nhiên, ung thư giai đoạn muộn, không được điều trị thường gây nên những triệu chứng nghiêm trọng và có khả năng cao dẫn đến tử vong.
4.1. Ung thư giai đoạn sớm
Giai đoạn 0
Đây là giai đoạn ung thư hoặc các khối u đang ở nguyên vị trí ban đầu, chưa lây lan.
Ở giai đoạn này khả năng chữa khỏi cao, thường thông qua phẫu thuật loại bỏ khối u hoặc các tế bào gây ung thư.
Giai đoạn 1
Thường được gọi là ung thư giai đoạn đầu, ung thư giai đoạn 1 hoặc các khối u nhỏ, chưa lây lan vào các mô xung quanh. Chúng cũng chưa lây lan tới các bộ phận khác trong cơ thể hoặc hệ bạch huyết.
Những bệnh nhân ở giai đoạn 0 và 1 có thể không nhận thấy bất kì triệu chứng nào. Một số người có một vài triệu chứng hoặc nhận thấy có những thay đổi trong cơ thể, chẳng hạn như:
- Xuất hiện những cục u, vết sưng, có độ cứng bất thường
- Có những thay đổi trên da như xuất hiện nốt ruồi mới, nổi ngứa, nổi vảy, hoặc xuất hiện vết lúm, da đổi màu, sẫm màu, nhăn nheo
- Ho, khàn giọng, không cải thiện
- Núm vú hoặc bộ phận sinh dục tiết dịch bất thường
- Đi tiểu khó, đau, buốt
- Có máu trong nước tiểu hoặc phân
- Xuất hiện những nốt bầm tím
- Thay đổi thói quen đi vệ sinh
- Đau bụng, buồn nôn, ói mửa
- Giảm cảm giác thèm ăn
- Khó ăn hoặc khó nuốt
- Ợ chua hoặc khó tiêu, không cải thiện
- Kiệt sức nghiêm trọng không rõ lí do
- Sốt hoặc đêm đổ mồ hôi không rõ nguyên nhân
- Chảy máu, đau hoặc tê ở miệng hoặc môi
- Đau đầu và co giật
- Thay đổi thị giác và thính giác
- Có những vết trắng hoặc đỏ trên lưỡi hoặc trong mồm
- Xuất hiện những vết loét không lành
- Vàng da, vàng mắt
- Tăng cân hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân
4.2. Ung thư giai đoạn muộn hơn
Giai đoạn 2 và 3
Ở hai giai đoạn này, khối u có xu hướng lớn hơn và phát triển sâu vào các mô xung quanh. Chúng cũng có thể đã lây lan ra những bộ phận khác của cơ thể hoặc hệ bạch huyết.
Giai đoạn 4
Giai đoạn 4 còn được gọi là ung thư di căn hoặc ung thư tiến triển. Ở giai đoạn này, ung thư hoặc những khối u đã lan tới những bộ phận khác trên cơ thể.
Những người ung thư ở giai đoạn sau thường gặp những triệu chứng khác nhau, tùy thuộc vào loại và vị trí ung thư của họ. Không ai có thể dự đoán được hoàn toàn các yếu tố như:
- Điều gì sẽ xảy ra với bệnh nhân?
- Bệnh nhân sẽ sống được bao lâu?
- Bệnh nhân có khả năng tử vong hay không?
Có những bệnh nhân tử vong do ung thư rất nhanh, đặc biệt là nếu có xuất hiện những biến chứng bất ngờ hoặc tình trạng ung thư đã rất nghiêm trọng. Trong một vài trường hợp khác, người bệnh có thể sống thêm vài tháng hoặc vài năm.
Tuy nhiên, khi ung thư đã phát triển và lan rộng, nó sẽ bắt đầu ảnh hưởng tới nhiều cơ quan và các quá trình cần thiết của cơ thể. Điều này có thể gây ra một loạt các triệu chứng nghiêm trọng, bao gồm:
- Ngày càng kiệt sức và suy nhược
- Giảm khả năng tập trung, suy nghĩ
- Giảm hứng
- Giảm cân, giảm cơ bắp
- Mất vị giác
- Khó nhai, khó nuốt
- Phải nhờ đến sự giúp đỡ trong hầu hết tất cả các hoạt động
- Cần thời gian chủ yếu để ngủ và nghỉ ngơi
- Giảm sự quan tâm với các sự kiện diễn ra ở bên ngoài
- Tăng lo lắng, cô đơn, bồn chồn hoặc sợ hãi vào ban đêm
- Giới hạn thời gian khách thăm
- Thay đổi nhịp tim
- Hạ huyết áp
Khi ai đó trải qua những ngày cuối đời vì ung thư, họ có thể sẽ gặp các tình trạng:
- Da có màu lạnh, hơi xanh hoặc sẫm màu, đặc biệt là ở bàn tay và bàn chân
- Thở chậm, đôi khi có những khoảng dừng kéo dài từ 10 – 30 giây
- Giảm lượng nước tiểu
- Bồn chồn
- Khô miệng và môi
- Mất kiểm soát đại tiểu tiện
- Ảo giác hoặc có những trải nghiệm giống như trong mơ liên quan đến việc đi đâu đó, được chào đón bởi những người đã khuất, v.v. hoặc chuẩn bị cho một chuyến đi
- Nhầm lẫn về địa điểm, thời gian và danh tính của những người xung quanh
- Ít phản ứng hơn với các tín hiệu bên ngoài, chẳng hạn như giọng nói hoặc xúc giác
- Xu hướng mất ý thức
- Giảm khả năng nói hoặc thính giác
- Tầm nhìn mờ
- Khó đóng mí mắt
- Đau dữ dội
Khi ai đó tử vong vì ung thư, họ sẽ:
- Mạch ngưng
- Ruột và bàng quang trống rỗng, không kiểm soát được
- Mắt ngừng chuyển động, đồng tử mở rộng và giữ nguyên như vậy, ngay cả trong ánh sáng gay gắt
- Ngừng thở
- Huyết áp không thể phát hiện được
Điều quan trọng cần lưu ý là các triệu chứng rất khác nhau, tùy thuộc vào loại ung thư mà một người mắc phải cũng như các cơ quan mà nó ảnh hưởng.
Tóm lược
- Những người bị ung thư tử vong khi các khối u hoặc tế bào ung thư làm suy giảm chức năng của cơ quan đến mức không thể thực hiện các quá trình quan trọng của cơ thể.
- Những người ung thư giai đoạn sớm có thể không nhận thấy bất kì triệu chứng nào, hoặc họ có thể gặp triệu chứng tinh vi hơn.
- Khi ung thư đã tiến triển và lây lan sang nhiều bộ phận trên cơ thể, các triệu chứng có xu hướng gia tăng và dễ dẫn đến tử vong.
5. Nâng cao khả năng điều trị ung thư
Theo thống kê của GLOBOCAN, trong năm 2020, số ca mắc mới ung thư tại Việt Nam là 182.563, số ca tử vong là 122.690. Tỉ lệ tử vong cao do hầu hết phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, khó điều trị thành công và kéo dài sự sống.
Chính vì thế, bên cạnh sinh hoạt theo thói quen, lối sống lành mạnh, mọi người cũng cần nâng cao nhận thức về việc tầm soát ung thư sớm cũng như tham khảo thêm về việc điều trị ung thư tại các nước y tế phát triển hoặc tham khảo dịch vụ Ý kiến y tế thứ 2 – Lắng nghe tư vấn từ các chuyên gia y tế quốc tế.
Khi nào bạn nên sử dụng dịch vụ Ý kiến y tế thứ 2:
- Chẩn đoán bệnh chưa thực sự rõ ràng
- Lo ngại sai sót trong y khoa, muốn lắng nghe ý kiến từ những chuyên gia y tế khác
- Băn khoăn không biết phương án điều trị đã thực sự tối ưu chưa, muốn tìm hiểu về những phác đồ, và phương án khác trên thế giới
- Kết quả điều trị trước đây không được như mong đợi
- Được đề nghị phẫu thuật hoặc can thiệp lớn có thể không cần thiết
- Đang mắc phải bệnh hiếm gặp
- Có nguy cơ đe dọa đến tính mạng hoặc gánh chịu những tác động ảnh hưởng nặng nề nếu điều trị không đúng
- Đang mắc phải nhiều vấn đề bệnh lý nghiêm trọng cùng 1 lúc
- Tình trạng bệnh hiện tại phức tạp
- Mong muốn tiếp cận với nền y tế phát triển nhưng hạn chế về thời gian, sức khỏe, tài chính.
Ý kiến y tế thứ 2 là dịch vụ giúp khách hàng tham khảo thêm từ các chuyên gia y tế thuộc bệnh viện/ cơ sở y tế khác với nơi/ bác sĩ chẩn đoán ban đầu. Trong thực tế, những trường hợp sai sót y khoa chiếm tỉ lệ không hề nhỏ. Việc tham vấn ý kiến từ các bác sĩ chuyên khoa tại Tập đoàn y tế IMS và các bệnh viện liên kết hàng đầu tại Nhật Bản sẽ giúp người bệnh cảm thấy an tâm, tin tưởng hơn.
(*) Các bệnh viện liên kết:
- Bệnh viện Trung tâm Ung thư Quốc gia Higashi
- Bệnh viện Ariake - Hiệp hội nghiên cứu ung thư
- Trung tâm điều trị Ion nặng – Gunma
- Bệnh viện đại học Keio
- Bệnh viện Đại học và phúc lợi quốc tế MITA, v.v.
Xem thêm: