Khi điều trị ung thư quan trọng nhất là vấn đề tinh thần và làm đúng theo những chỉ dẫn của bác sĩ, từ việc uống thuốc cho đến kiêng kị thức ăn để tránh việc tạo thêm độc tố trong cơ thể khiến cho khối u phát triển nhanh hơn. Trong quá trình điều trị và dự phòng ung thư,người bệnh cần tìm hiểu rõ để thực hiện chế độ ăn uống cho phù hợp vào loại ung thư, giai đoạn của bệnh và thể trạng của người bệnh. Ăn uống đúng cách và giữ tinh thần lạc quan là điều mà bác sĩ luôn khuyên bệnh nhân ung thư. Những thực phẩm như thế nào bệnh nhân nên tránh, để hiểu rõ hơn cùng đọc bài viết dưới đây.

hình ảnh

Kiêng măng, cà để tế bào ung thư không gia tăng thêm

Măng là thực phẩm khó tiêu hóa. Với bệnh nhân xơ gan, măng gây khó chịu, làm tổn hại dạ dày và thực quản. Những người mắc bệnh tiêu hóa khi ăn măng sẽ khó tiêu, đầy bụng, trào ngược axit, thậm chí bị chảy máu thành bụng. Người già có hệ tiêu hóa kém cũng được khuyến cáo không nên ăn măng.

Bệnh nhân phải kiêng tất cả các loại cà: cà tím, cà trắng, cà bát, chỉ có cà chua là vẫn ăn bình thường nhưng không nên ăn vỏ cà chua vì vỏ, hạt cà chua, hạt cà đều không tiêu hoá được.

Đu đủ, thực phẩm không tốt cho bệnh nhân ung thư, đặc biệt là dạ dày

Trong các trường hợp bị  ung thư dạ dày hoặc phổi ăn đu đủ vào sẽ gây khó thở, nghẹt khí. Ăn quá nhiều đu đủ sẽ làm đảo lộn hệ tiêu hóa, có thể gây ra rối loạn dạ dày với các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, đầy hơi, bụng trướng… Thủ phạm chính của các triệu chứng này là sự dồi dào của chất xơ và nhựa đu đủ có trong dạ dày khiến dạ dày phải co bóp nhiều. Đu đủ không an toàn nếu ăn quá nhiều trong giai đoạn bị tiêu chảy. Nguy hiểm hơn cả là sẽ rơi vào trạng thái mất nước trầm trọng.

Bún và chuối khiến dạ dày khó tiêu hoá

Đối với người bình thường ăn chuối rất tốt vì chuối bổ sung vitamin và kali giúp cơ thể rắn chắc. Những bệnh nhân bị bệnh về dạ dày hay đường ruột khi ăn chuối và bún sẽ khiến bụng đầy ách, khó chịu, không tiêu hoá được. Khi đó dạ dày của bạn sẽ bị đau, thường xuyên trong tình trạng như vậy bệnh của bạn sẽ ngày càng tiến triển xấu đi, thầy thuốc khó theo dõi trong quá trình điều trị.

Thịt chó, nội tạng và da bì động vật – kẻ thù của bệnh nhân ung thư

Những người bị bệnh gút, huyết áp, tiểu đường nếu ăn thịt chó thì bệnh sẽ càng tăng nặng, nên cần phải kiêng tuyệt đối. Người bị bệnh mạch máu não cũng không nên “nghiện” món ăn này vì thịt chó thuộc tính nóng dễ dẫn đến huyết áp tăng cao.

Người cao tuổi, thừa cân béo phì nên hạn chế ăn nội tạng. Đặc biệt, người mắc các bệnh tăng mỡ máu, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh, thận hư nhiễm mỡ, suy tim và mắc bệnh rối loạn chuyển hóa như tiểu đường, tăng huyết áp, gout…  tuyệt đối không nên ăn các loại phủ tạng. Ngoài ra, chúng còn tiềm ẩn nhiều vi khuẩn có thể gây bệnh cho người.

Các thực phẩm như gà, vịt, ngan, ngỗng trước khi ăn bạn hãy loại bỏ da vì trong da bì động vật chứa nhiều chất tạo keo, vi khuẩn và độc tố, không tốt cho bệnh nhân ung thư.

Bệnh nhân ung thư nên hạn chế đồ nếp

Có nhiều quan điểm dùng cơm nếp để chữa dạ dày nhưng trên thực tế những người đang bị đau dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản hoặc những người bị nóng trong, hay bị nổi mụn cũng được khuyên hạn chế sử dụng đồ nếp. Gạo nếp có cấu tạo tinh bột dạng nhánh nên tinh bột thường chắc và khó chia cắt nên khi ăn nhiều cảm thấy no lâu, khó tiêu, ợ nóng và làm trầm trọng thêm các triệu chứng của những bệnh trên.

Cá mè và cá biển không tốt cho bệnh nhân ung thư

Cá mè tính ôn nhiệt, ăn nhiều sinh nội nhiệt, khát nước, loét miệng. Vì vậy, người thể trạng dương thịnh, nội nhiệt táo bón, lở ngứa, mụn nhọt không nên ăn. Không ăn gỏi cá mè hoặc ăn cá chưa nấu chín do cá thường mang ấu trùng sán lá gan.

Cá biển đa số là được đánh bắt lâu ngày đem về chứa nhiều chất bảo quản, và đôi khi cá bị nhiễm độc thuỷ ngân mà người mua không thể biết được. Khi không biết rõ nguồn gốc của thực phẩm chúng ta nên tránh tuyệt đối để giữ sức khoẻ cho bệnh nhân.

Rau cải, rau muống làm giảm tác dụng của thuốc khi điều trị

Nếu đang sử dụng thuốc Đông y, ăn rau muống sẽ làm giã thuốc, nhất là khi trong thuốc có vị độc cần thiết để chữa bệnh (độc trị độc) và sẽ làm giảm hiệu quả điều trị. Đặc biệt với những bệnh nhân ung thư tuyến giáp thì không được ăn rau cải bắp bởi nó có thể tăng tế bào ung thư tuyến giáp. 

Tuyệt đối kiêng bia, rượu, thuốc lá và các chất kích thích

Khi sử dụng các chất kích thích này sẽ gây độc hại cực kì lớn cho gan, tim mạch, thận, tụy, thậm chí là ảnh hưởng tới cả não nên tuyệt đối tránh xa 3 loại chất nguy hiểm này để tế bào ung thư trong cơ thể, độc tố không bị tăng thêm.

Không bỏ đói tế bào, bởi bỏ đói tế bào sẽ hại tới chính bạn

Hiện nay trên một số trang mạng có thông tin rằng ăn gạo lứt, muối mè 100% để “bỏ đói tế bào”, nhịn đói để chữa ung thư. Nhưng trên thực tế, bỏ đói tế bào cũng chính là bỏ đói cơ thể, cơ thể không được cung cấp chất dinh dưỡng, lại thêm phải điều trị khiến bạn mệt mỏi, không đủ sức khoẻ để tiếp tục điều trị. Hãy nạp các chất dinh dưỡng cần thiết để luôn có năng lượng, miễn dịch tăng lên và quan trọng nhất là kiểm tra nguồn thực phẩm an toàn và kiêng các thức ăn đã nhắc tới ở bài viết.

Trên là những kiến thức cần thiết để quá trình điều trị ung thư đạt hiệu quả tốt nhất. Chúc bạn và gia đình luôn có một sức khoẻ tốt.

Để các bệnh về dạ dày không tiến triển nhanh thành ung thư, bạn hãy điều trị dứt điểm ngay ở giai đoạn đầu. Các loại thuốc về trào ngược dạ dày, viêm dạ dày bạn nên tìm hiểu kĩ trước khi sử dụng nhé! Kofacins hiện nay đang là một trong những sản phẩm dược liệu tiêu chuẩn GACP – WHO được chứng nhận của Bộ Y Tế an toàn.

Tham khảo tại đây