Ban đêm nhiệt độ giảm xuống thấp nên tạo ra sự chênh lệch nhiệt độ so với cơ thể. Đặc biệt là việc tắm nước lạnh ngay sau khi vừa đi ngoài trời nóng về hoặc tắm nước nóng trong lúc trời quá lạnh rất dễ khiến cơ thể rơi vào trạng thái sốc nhiệt. Vì vậy mà các chuyên gia khuyên rằng bạn không nên đi tắm sau 23 giờ đêm.

Việc này được giải thích bằng cơ chế: Khi nhiệt độ tắm không phù hợp với nhiệt độ cơ thể sẽ làm cho cơ thể tự điều chỉnh bằng cách co hoặc giãn mạnh để thích nghi dẫn đến nguy cơ mạch máu bị co lại, ngồi máu não hoặc vỡ thành mạch máu dẫn đến đột quỵ.

Với những người trẻ, việc tắm đêm rất dễ dẫn tới hiện tượng co mạch máu, đặc biệt là khi tắm nước lạnh, máu khó lưu thông, từ đó dễ dẫn tới đau nhức toàn thân, thậm chí đau đầu kinh niên.

Vì vậy, tắm đêm không hẳn là nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ nhưng nó gián tiếp thúc đẩy quá trình phát bệnh ở những người đã có bệnh nền sẵn: cao huyết áp, tim mạch, mỡ máu cao, tiểu đường, thiếu máu. Khi có sự chệnh lệch nhiệt độ đột ngột rất dễ phát bệnh đột quỵ.

Tốt nhất để tránh gây đột quỵ bạn nên:

Thứ nhất, không tắm vào buổi đêm nữa: công việc bận rộn khiến bạn về muộn. Vậy bạn có thể tắm vào buổi sáng hôm sau để cơ thể không bị sốc nhiệt khi tắm vào ban đêm. Hoặc nếu căn được thời gian, bạn chỉ nên tắm muộn nhất vào 22 giờ.

Thứ hai, tránh dội nước lên người đột ngột. Bạn hãy dội nước từ hai chân và tay để cơ thể làm quen với nhiệt độ nước rồi mới lên đến đầu và toàn cơ thể.

Thứ ba, phải thiết kế phòng tắm tránh gió lùa, không nên tắm nước quá lạnh hoặc quá nóng. Tốt nhất bạn nên tắm với nhiệt độ nước tương ứng với môi trường.

Thứ tư, sau khi tắm xong phải lau khô người và sấy tóc trước khi ngủ để tránh cơ thể bị nhiễm lạnh.