Tại Sao Lại Bị Táo Bón ?

Đi ngoài là một hoạt động thường ngày của con người. Nhưng đôi khi chúng ta lại bị Táo bón. Nó là một tình trạng tắc nghẽn ở hệ thống tiêu hóa tuy không đến mức nguy hiểm nhưng lại gây ra sự bất tiện trong cuộc sống hàng ngày.

Khi bị táo cơ thể của chúng ta phải mất đến vài ngày để tiêu hóa và đào thải thức ăn.

hình ảnh

Ảnh minh họa

Với một vài trường hợp, tình trạng bị táo bón trở thành mãn tính. Đồng nghĩa với việc đi tiêu với tình trạng phân cứng, khô ráp, và cảm giác khó chịu.

Táo bón bắt đầu xuất hiện ở đại tràng, hay còn gọi là ruột già và Đại tràng được chia thành bốn phần:

kết tràng lên, kết tràng ngang, kết tràng xuống, đại tràng sigma.

chúng được kết nối với trực tràng và các cơ thắt hậu môn.

hình ảnh

Ảnh minh họa

Đầu Tiên ruột non vận chuyển phân có chứa thức ăn, mật và dịch tiêu hóa tới đại tràng. Khi phân tới đại tràng thì đại tràng sẽ hút hết lượng nước trong phân và khiến cho phân biến đổi từ dạng lỏng sang rắn.

Quy trình biến đổi này diễn ra càng lâu, đại tràng càng hút nhiều nước và khiến phân càng rắn hơn.

Khi đến phần đại tràng sigma, phân tiếp tục bị hút nước một lần nữa trước khi đi đến trực tràng.

Lúc này dưới áp lực của phân, trực tràng sẽ căng phồng và làm các cơ thắt hậu môn giãn ra.

đây cũng là lúc mà bạn đưa ra quyết định: đi tiêu hay là nhịn.

Điều này được quyết định bởi các cơ thắt hậu môn gồm:

Cơ mu trực tràng và cơ thắt hậu môn ngoài. Khi bạn giãn cơ thắt hậu môn ngoài, phân sẽ được thải ra.

Cơ mu trực tràng có hình dạng như một chiếc võng thắt ngang qua trực tràng và tạo thành một góc gọi là góc trực tràng.

Với người bị táo bón cơ chế này gặp một chút vấn đề khi hoạt động dẫn đến việc khó đi ngoài.

Có hai nguyên nhân thường thấy cho vấn đề này:

Thứ nhất là do sự di chuyển chậm của phân trong ruột già, ruột già đã hút quá nhiều nước từ phân và làm phân khô cứng quá mức.

Nguyên nhân còn lại là do sự bất thường của cơ mu - trực tràng, khiến phân khó chuyển xuống trực tràng. Có thể do cơ quá căng hoặc bị sa cơ. Điều này thường xảy ra ở phụ nữ sau khi sinh hoặc người già do ảnh hưởng của quá trình lão hóa.

Những vấn đề này khiến góc trực tràng hẹp hơn và khiến khó thải phân ra ngoài hơn. để xác định nguyên nhân táo bón, các nhà nghiên cứu đã phát triển một hệ thống đo lường về các loại phân.

biểu đồ này cho chúng ta biết mình bị táo bón ở mức độ nào:

hình ảnh

Ảnh minh họa: thang điểm Bristol đánh gia mức độ táo bón.

Với những người bị táo bón, khi đi vệ sinh nên ở tư thế ngồi kê cao chân bằng một cái ghế và thẳng lưng ngả người về phía trước. Điều này làm thẳng góc trực tràng và khiến phân dễ ra ngoài hơn.

Nếu bị táo bón thường xuyên hay còn gọi là táo bón mạn tính thì tốt nhất nên thay đổi cách ăn uống và lối sống. Bạn có thể bổ sung nhiều chất xơ, thường xuyên tập thể dục, mát xa vùng bụng và uống 6 đến 8 cốc nước mỗi ngày. điều này sẽ giúp bạn giảm nguy cơ táo bón.