Tại sao sau ngày thứ 3, bệnh nhân sốt xuất huyết thường giảm mạnh tiểu cầu? Nguy hiểm nào tiềm ẩn nếu như tiểu cầu giảm sâu không kiểm soát?

1. Các giai đoạn của sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết có 3 giai đoạn:

  • Thời gian ủ bệnh trước khi sốt là từ 3-7 ngày, thậm chí là 14 ngày từ khi bạn bị lây virus từ muỗi

Giai đoạn 1: Sốt cao (Kéo dài 2-3 ngày)

Bệnh nhân đột ngột sốt cao liên tục từ 39 -40 độ. Khi sử dụng thuốc hạ sốt giảm nhẹ, sau thời gian hiệu lực thuốc lại sốt cao trở lại.

Dấu hiệu đặc trưng đi kèm: Bệnh nhân mệt mỏi, rũ rượi, đau cơ, chán ăn, tiêu chảy, đau đầu dữ dội.

Giai đoạn 2: Giai đoạn nguy hiểm nhất: (từ ngày thứ 3 - 6)

Sốt bắt đầu giảm, từ 37,5 -38 độ. Tuy nhiên đây lại là giai đoạn nguy hiểm nhất vì tiểu cầu giảm mạnh, hematocrit tăng cao, thoát dịch ra ngoài lòng mạch, máu cô đặc, dễ gặp tràn dịch màng phổi, màng bụng, nặng hơn có thể gặp xuất huyết (xuất huyết dưới da, chảy máu răng, xuất huyết tiết niệu, đi tiểu ra máu, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não, ...)

Giai đoạn này cần đảm bảo bù đủ nước, hạn chế vận động mạnh, theo dõi tiểu cầu sát sao.

Giai đoạn 3: Giai đoạn hồi phục (1-2 ngày) bệnh nhân thèm ăn và đi tiểu nhiều lần.

2. Tại sao sau ngày thứ 3, bệnh nhân sốt xuất huyết giảm mạnh tiểu cầu?

Đến ngày sốt thứ 3, tải lượng virus lúc này đã giảm dần, tuy nhiên vì hoạt động của hệ miễn dịch mạnh mẽ chống trọi lại virus Dengue dẫn đến một số hậu quả sau:

  • Chính virus Dengue trong máu đã tấn công và phá hủy tiểu cầu
  • Hệ miễn dịch hoạt động (tế bào bạch cầu) tấn công và phá hủy tiểu cầu
  • Tiểu cầu kết tập vào nội mô thành mạch, giảm hiệu quả hoạt động.
  • Tủy xương bị ức chế hoạt động, giảm sản sinh tiểu cầu mới.

Thông thường trung bình tiểu cầu có đời sống từ 7-10 ngày. Trong thời gian mắc sốt xuất huyết, nồng độ tiểu cầu sụt giảm mạnh nhưng sau 7 ngày mắc bệnh, đến giai đoạn hồi phục số lượng tiểu cầu tăng nhanh trở lại.

3. Giảm tiểu cầu bao nhiêu là nguy hiểm & nguy hiểm như thế nào?

Trong công thức máu bình thường, chỉ số tiểu cầu từ 150 - 400 G/l.

Tiểu cầu được đánh giá giảm nếu nồng độ giảm dưới 150 G/l trong công thức máu của bệnh nhân.

Mức tiểu cầu nguy hiểm: dưới 50 G/l

Mức tiểu cầu cực kỳ nguy hiểm: 10-20 G/l

Chưa có một con số chính xác mức tiểu cầu thấp đến mức độ nào sẽ được ra quyết định truyền tiểu cầu. Tuy nhiên, tùy theo kinh nghiệm của bác sĩ, mức tiểu cầu cần trên mức 50 G/l để đảm bảo không rối loạn hoạt động đông máu.

4. Cần làm gì khi hạ tiểu cầu?

  1. Theo dõi sát sao từng ngày thông số tiểu cầu
  2. Hạn chế vận động và đi lại khi hạ tiểu cầu
  3. Không ăn thức ăn có màu đỏ tươi hoặc sẫm màu (tránh gây hiểu lầm xuất huyết tiêu hóa)
  4. Hạn chế chấn thương trong quá trình hạ tiểu cầu
  5. Liên hệ ngay với bác sĩ nếu có xuất huyết nặng dưới da, chảy máu chân răng, rong kinh, xuất huyết tiết niệu. Nếu mất máu lớn cần được chỉ định truyền tiểu cầu, thậm chí là truyền khối máu.

Xem thêm: https://duocsiviet.com/sot-xuat-huyet-tai-sao-sau-ngay-thu-3-tieu-cau-giam-manh-1181/