Theo thống kê mới đây, cả nước đang vượt mốc 250.000 ca nhiễm sốt xuất huyết với 102 ca tử vong tính từ đầu năm 2022 đến nay. So với cùng kỳ năm ngoái thì số ca mắc đã tăng mạnh. Không đơn giản như sốt gió mùa, sốt xuất huyết cực kỳ nguy hiểm, đây là loại sốt có khả năng lây truyền và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong ở trẻ em. Tìm hiểu những triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em dưới bài viết để có biện pháp khắc phục và phòng ngừa hiệu quả.
1. Sốt xuất huyết ở trẻ là gì?
Theo WHO (Tổ chức Y tế thế giới) sốt xuất huyết là loại sốt truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Virus lây truyền sang cơ thể người qua vết cắn của muỗi Aedes (muỗi vằn). Sốt xuất huyết có biểu hiện tương tự như cúm với các triệu chứng từ nhẹ đến trung bình.
Ở trẻ em, hầu hết sốt xuất huyết có thể tự khỏi trong vòng 7 ngày. Nhưng trong một vài trường hợp, sốt xuất huyết nặng dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như chảy máu hoặc thoát huyết tương gây sốc, suy tim, suy hô hấp, tổn thương gan, rối loạn tri giác,....Nếu không phát hiện sớm và có phương án xử lý kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
2. Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ
Để phòng tránh sốt xuất huyết, bạn cần tìm hiểu trước những triệu chứng thường gặp ở trẻ để sớm phát hiện và xử lý kịp thời, hiệu quả.
Khi có dấu hiệu của sốt xuất huyết, thường trẻ sẽ khởi phát với tình trạng sốt cao đột ngột 39 - 40 độ C mà trước đó trẻ hoàn toàn mạnh khỏe. Kèm theo các biểu hiện như: da xung huyết, mặt đỏ phừng phực, đau đầu, đau khớp và nhức cơ. Một số trường hợp khác có thể kèm theo đau họng, mệt mỏi, viêm kết mạc mắt và nôn mửa. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng cần để ý những thay đổi bất thường ở trẻ như:
- Sốt cao không hạ nhiệt dù được chườm ấm và uống thuốc hạ sốt.
- Buồn ngủ, dễ cáu gắt, thiếu năng lượng: Khi bị sốt xuất huyết, cơ thể trẻ dễ bị tiêu hao năng lượng dẫn đến buồn ngủ và hay cáu gắt.
- Dấu hiệu mất nước: Cha me cần tìm đến sự tư vấn của bác sĩ khi trẻ có dấu hiệu mất nước. Các dấu hiệu mất nước có thể chuyển biến từ mức độ trung bình đến nghiêm trọng, chẳng hạn như: đi tiểu ít, khô miệng, khô môi, nước mắt chảy ít hoặc không có khi khóc. Triệu chứng này có thể kiểm soát được bằng cách uống nhiều nước và bổ sung điện giải.
- Xuất huyết dưới da: phát ban, chảy máu chân răng, chảy máu mũi, nổi mẩn trên da,...
3. Phân biệt giữa sốt xuất huyết và sốt thông thường
Sốt xuất huyết và sốt thông thường rất dễ bị nhầm lẫn bởi đều do virus gây ra. Hai loại sốt này khó nhận biết bởi đều có đặc điểm chung là triệu chứng sốt cao, mệt mỏi, đau nhức cơ và khớp.
Sốt thông thường: Cơ thể tăng nhiệt độ phản ứng lại với tác nhân virus cảm cúm, cảm lạnh, tình trạng viêm do tổn thương mô,....Mặt khác, thân nhiệt không ổn định mà thay đổi theo từng thời điểm, có thể cao hơn vào buổi chiều. Khi cơ thể có nhiệt độ vượt quá 37.5 độ C thì được coi là sốt. Bên cạnh đó những yếu tố ngoại lai cũng có thể là nguyên nhân gây sốt như: cảm lạnh, cảm nắng, hóa chất hoặc thuốc.
Sốt xuất huyết:
Sốt xuất huyết nguy hiểm hơn ở trẻ em bởi dễ dẫn đến sốc và tái sốc. Thường sốt xuất huyết đi theo 3 giai đoạn cùng với những biểu hiện khác nhau. Ở giai đoạn đầu sẽ khó phân biệt được với sốt thông thường. Điểm khác biệt lớn nhất so với sốt thông thường là ở sốt xuất huyết không có dấu hiệu đau họng, ho và hắt hơi.
Bên cạnh đó, sốt xuất huyết có dấu hiệu đặc trưng là xung huyết trên da, chảy máu chân răng, phát ban trên da. Khi ở giai đoạn nặng, sẽ có triệu chứng gan to, nôn mửa, tiểu ít, có dấu hiệu đau bụng. Trong khi đó, người nhiễm virus cúm thì cơ quan bị ảnh hưởng nhiều nhất là phổi và khí quản.
Một điểm quan trọng cần lưu ý là sốt thông thường sẽ thuyên giảm các triệu chứng khi hết sốt. Ngược lại, sốt xuất huyết khi hạ sốt là lúc bệnh đi vào giai đoạn biến chứng nguy hiểm cần theo dõi và thăm khám kịp thời.
4. Chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết như thế nào?
Hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị để ngăn ngừa sốt xuất huyết, chỉ có thể làm thuyên giảm các triệu chứng bằng cách dùng hạ sốt và uống nhiều nước. Các trường hợp sốt xuất huyết được chăm sóc tại nhà cần lưu ý một số điều sau:
Hạ sốt cho trẻ đúng cách: Trẻ sốt cao vượt ngưỡng 38.5 độ C cần cho trẻ uống hạ sốt đúng liều lượng chuyên gia y tế khuyên dùng, uống lặp lại 4-6 giờ/lần, hạ nhiệt cơ thể bằng cách lau người bằng nước ấm.
Chế độ dinh dưỡng thích hợp: Cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể trẻ, đặc biệt các nhóm vitamin A, B, C để tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể. Nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa như súp, sữa, cháo và chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Bên cạnh đó, cần bổ sung nhiều nước cho trẻ hơn bình thường. Khuyến khích cho trẻ uống nước điện giải oresol, nước trái cây, nước sôi,...
Theo dõi sát sao, tái khám đúng hẹn: Theo dõi những phản ứng bất thường trên cơ thể trẻ, khi có những biểu hiện sau cần lập tức đưa trẻ đến cơ sở uy tín, gần nhất:
_ Đau bụng, quấy khóc, mệt mỏi, ngủ nhiều
_ Chảy máu chân răng, chảy máu cam, tiêu phân đen
_ Bỏ ăn, tay chân lạnh,...
Tránh các tác động xấu: Một số tác động xấu có thể làm tình trạng sốt xuất huyết ở trẻ trở nên nghiêm trọng cần hạn chế như:
_ Không tự ý cho trẻ uống thuốc không theo chỉ định bác sỹ
_ Không cho trẻ đi truyền dịch tại các cơ sở y tế kém chất lượng.
_ Hạn chế cho trẻ uống các loại nước có gas, có phẩm màu để tránh bị nhầm lẫn với tình trạng xuất huyết tiêu hóa
_ Không cạo gió, cắt lễ để tránh gây chảy máu, nhiễu trùng.
_ Tuyệt đối không sử dụng hạ sốt bằng Ibuprofen và Aspirin bởi dễ gây xuất huyết nặng.
5. Cách phòng tránh sốt xuất huyết ở trẻ
Sốt xuất huyết chưa có vacxin phòng ngừa, hãy chủ động bảo vệ cơ thể trẻ bằng cách tiêu diệt và phòng tránh bị muỗi đốt:
- Loại bỏ nơi sản sinh của muỗi bằng cách đậy lắp các dụng cụ chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn để loại bỏ muỗi và bọ gậy.
- Phòng tránh muỗi đốt bằng cách mặc quần áo dài và buông màn khi ngủ kể cả ban ngày.
- Phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun khử khuẩn, phun hóa chất phòng chống dịch.
- Giữ gìn không gian sống thoáng đãng, sạch sẽ. Loại bỏ các vật liệu phế thải các hốc nước tự nhiên để không tạo chỗ trú ngụ cho muỗi đẻ trứng.
Ngoài ra, cũng cần ăn uống đầy đủ để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giữ gìn vệ sinh, hạn chế tiếp xúc với người bị sốt xuất huyết, dùng khăn che mũi và miệng khi ho, hắt xì,..