Nhiều bà bầu bị rụng tóc khi mang thai vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Từ sự thay đổi của cơ thể mẹ đến ảnh hưởng của môi trường bên ngoài. Vậy tình trạng này có nguy hiểm không và cách phòng tránh như thế nào? Hãy cùng dalieuhanoi.vn tìm hiểu trong bài chia sẻ dưới đây nhé!
Mang thai có rụng tóc không?
Khi mang thai, cơ thể bạn trải qua rất nhiều thay đổi như nổi mụn, giãn tĩnh mạch trên mặt và ngực, nám da, rạn da, tóc mọc nhanh, dày hoặc ngược lại, tóc rụng nhiều, thưa dần…
Mang thai có bị rụng tóc không? Rụng tóc nhiều khi mang thai là hoàn toàn bình thường đối với cơ thể. Có rất nhiều lý do dẫn đến rụng tóc nhưng bạn đừng quá lo lắng. Vì đôi khi sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai cũng như những lo lắng về rụng tóc (căng thẳng) dẫn đến tóc rụng nhiều hơn.
Theo chu kỳ tự nhiên, nang tóc phát triển, tóc dài ra (khoảng 3-5 năm), thoái hóa đi rồi rụng. Có khoảng 1-150.000 nang tóc trên đầu của chúng ta.
Mỗi nang tóc có thể phát triển và rụng tới 20 lần. Bình thường mỗi ngày, tóc rụng trung bình khoảng 50 sợi. Nếu tóc rụng từ hơn 100 sợi mỗi ngày hoặc có khi chỉ cần vuốt nhẹ mà tóc dễ rụng thành từng búi, đó là hiện tượng rụng tóc do bệnh lý. Ở phụ nữ mang thai, rụng tóc nhiều hơn bình thường có thể do thay đổi nội tiết tố, thiếu dinh dưỡng, thiếu vitamin,… Tình trạng này gặp ở khoảng 30-50% phụ nữ có thai. Bà bầu có thể bị rụng tóc trong 1-5 tháng đầu của thai kỳ, hoặc có thể kéo dài sang giai đoạn sau sinh. Điều này là hoàn toàn bình thường.
Nguyên nhân rụng tóc khi mang thai
Nhiều người đã phải đối mặt với tình trạng rụng tóc trong nhiều năm. Tình trạng này phổ biến hơn ở phụ nữ mang thai. Những người trước đây tóc không bị rụng nhiều nhưng sau khi mang thai lại bị rụng nhiều tóc. Đối với những người đã từng bị rụng tóc, khi mang thai tóc họ rụng nhiều hơn trước.
Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng tóc rụng khi mang thai. Một số lý do phổ biến nhất bao gồm:
Thay đổi nội tiết tố
Ngay cả với những người bình thường, nếu sống lâu với tinh thần căng thẳng, mệt mỏi sẽ khiến tóc rụng nhiều hơn. Tình trạng này là rụng tóc telogen effluvium (TE). Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ mắc bệnh này.
Sở dĩ bị rụng tóc khi mang thai là do khi mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu, các mẹ thường bị căng thẳng do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Sự thay đổi này ảnh hưởng đến tóc. Nếu ngày trước mẹ rụng 100 sợi tóc thì giai đoạn này có thể lên tới 300 sợi tóc.
Căng thăng khi mang thai là nguyên nhân gây rụng tócBà bầu không nên quá lo lắng. Rụng tóc do thay đổi nội tiết tố khi mang thai nhìn chung không kéo dài quá 6 tháng và không gây rụng tóc vĩnh viễn. Tình trạng này được cải thiện trong vài tháng cuối của thai kỳ hoặc sau khi mẹ sinh con.
Đọc thêm: Viêm nang tóc là bệnh gì? Tìm hiểu để tránh hậu quả đáng tiếc
Chế độ dinh dưỡng
Khi mang thai, người mẹ không chỉ phải nuôi sống bản thân mà còn cả sinh mạng bé bỏng trong bụng. Vì vậy, mẹ cần bổ sung thật nhiều chất dinh dưỡng để cả mẹ và bé đều khỏe mạnh.
Nếu mẹ không cung cấp đủ protein, vitamin và khoáng chất trong quá trình mang thai, mẹ có thể bị rụng tóc khi mang thai. Tuy nhiên, không phải cứ cung cấp nhiều là tốt. Ngược lại, nếu thừa vitamin A, tóc và da có thể bị ảnh hưởng, có tác dụng ngược lại. Vì vậy, để an toàn, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ dinh dưỡng, bác sĩ sản khoa để được tư vấn chế độ ăn uống hợp lý và an toàn.
Yếu tố di truyền
Yếu tố di truyền có thể ảnh hưởng đến việc rụng tóc ở phụ nữ mang thai. Nếu bố mẹ bạn gặp phải vấn đề này thì nguy cơ bạn bị rụng tóc là rất cao.
Đọc thêm bài viết bệnh về tóc tại: https://dalieuhanoi.vn/benh-rung-toc
Vấn đề sức khỏe
Ngoài những nguyên nhân trên, nếu thai phụ gặp một số bất thường về sức khỏe cũng có thể dẫn đến tình trạng rụng tóc khi mang thai.
Một số bệnh tuyến giáp khiến tóc bị rụngKhi mang thai, mẹ bầu có thể khó phát hiện ra các rối loạn tuyến giáp như cường giáp, suy giáp… Tuy nhiên, bệnh khá phổ biến, đặc biệt là suy giáp. Cứ 100 phụ nữ mang thai thì có 2 hoặc 3 người mắc bệnh tuyến giáp. Bệnh tuyến giáp có thể gây ra nhiều triệu chứng, chẳng hạn như táo bón, chuột rút và thậm chí là rụng tóc.
Thiếu sắt
Khi mang thai, bà bầu cần bổ sung nhiều sắt hơn bình thường để nuôi dưỡng thai nhi phát triển. Nếu không có đủ sắt sẽ dẫn đến tình trạng thiếu sắt, dẫn đến thiếu máu. Khi thiếu sắt, không có đủ hồng cầu để vận chuyển oxy đến các mô trong cơ thể.
Thiếu sắt được biểu hiện bằng cảm giác mệt mỏi, thiếu năng lượng, nhịp tim không đều, chóng mặt, hoa mắt và rụng tóc.
Thiếu sắt thường gặp ở phụ nữ ốm nghén nặng, mang đa thai hoặc song thai, hoặc mang thai hai lần liên tiếp.
Chấn thương da đầu
Đối với nhiều phụ nữ mang thai, việc bị rụng tóc không liên quan gì đến quá trình mang thai. Rụng tóc nhiều cũng có thể do uốn, ép tóc hoặc buộc tóc quá chặt. Lý do này rất dễ khắc phục.
Cách khắc phục rụng tóc khi mang thai
Rụng tóc khi mang thai có thể khiến mẹ bầu khó chịu và đôi khi lo lắng vì nghĩ mình có thể mắc bệnh nguy hiểm. Hãy đến gặp bác sĩ để biết tình hình sức khỏe của bản thân và hiểu rõ nguyên nhân gây rụng tóc để tìm cách khắc phục.
Dưới đây là một số cách mẹ bầu có thể làm để giúp cải thiện tình trạng rụng tóc khi mang thai đồng thời cung cấp dưỡng chất để nuôi dưỡng tóc chắc khỏe và mềm mại.
- Sử dụng dầu gội, dầu dưỡng organic phù hợp với mẹ bầu.
- Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, hạn chế lo lắng, căng thẳng.
- Massage da đầu để tạo cảm giác thư thái, dễ chịu.
- Tăng cường bổ sung các loại hoa quả, rau xanh để tăng cường sức khỏe.
- Hạn chế tối đa tạo kiểu tóc, buộc tóc quá chặt, không sử dụng hóa chất làm đẹp tóc.
Nguồn tham khảo: https://dalieuhanoi.vn/rung-toc-khi-mang-thai-co-nguy-hiem-khong.html