Rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng khá phổ biến ở nữ giới độ tuổi sinh sản. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài có thể là vấn đề khiến nhiều chị em lo lắng. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về tình trạng Rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới trong bài viết dưới đây.
1.Rối loạn kinh nguyệt là gì?
Kinh nguyệt là hiện tượng bong tróc lớp niêm mạc tử cung làm chảy máu từ buồng tử cung ra ngoài âm đạo. Kinh nguyệt xuất hiện lần đầu tiên ở bé gái từ 10-15 tuổi, trung bình một chu kỳ kinh nguyệt là 28 ngày, tuy nhiên có một số trường hợp ngắn hơn hoặc dài hơn. Mỗi kỳ kinh thường kéo dài từ 3-5 ngày, lượng máu mất đi khoảng 50-80 ml.
Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng bất thường của chu kỳ kinh nguyệt, biểu hiện qua sự thay đổi về số ngày hành kinh và lượng máu chảy ra từ âm đạo. Các tình trạng thường gặp là:
- Vô kinh: Không có kinh nguyệt trong nhiều tháng
- Kinh thưa: Hành kinh không đều, mỗi chu kỳ có thể trên 35 ngày hoặc ít hơn 9 chu kỳ kinh nguyệt trong một năm
- Rong kinh: Thời gian hành kinh kéo dài hơn 7 ngày hoặc lượng máu của chu kỳ kinh nguyệt nhiều hơn 80 ml.
- Đau bụng kinh: Có cảm giác đau đớn khi đến giai đoạn “rụng dâu”.
Tình trạng này thường gặp ở các giai đoạn:
- Tuổi dậy thì
- Giai đoạn tiền mãn kinh
- Giai đoạn sau sinh
Rối loạn kinh nguyệt tuy khá phổ biến nhưng trong một số trường hợp là dấu hiệu của các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm, mọi người cần theo dõi, thăm khám khi tình trạng có diễn biến xấu.
2. Rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới là do đâu?
2.1. Hormone nội tiết tố thay đổi
Hormone nội tiết tố nữ đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới. Nội tiết tố thay đổi cũng dẫn đến quá trình đào thải máu kinh từ tử cung cũng bị ảnh hưởng. Điều này dẫn đến một số hiện tượng như rong kinh, thống kinh, bế kinh,…
- Giai đoạn dậy thì: Ở giai đoạn này, cơ thể sẽ phải mất một vài năm để progesterone và estrogen có thể cân bằng. Tình trạng rối loạn kinh nguyệt thường diễn ra trong khoảng thời gian này.
- Giai đoạn mang thai: Phụ nữ trong giai đoạn này sẽ không có kinh, kể cả thời điểm đang cho con bú.
- Giai đoạn tiền mãn kinh: Thời điểm này, buồng trứng đã bị suy giảm chức năng, chu kỳ và lượng máu kinh của phụ nữ ở giai đoạn này sẽ có thay đổi. Kinh nguyệt sẽ dần ít đi và mất hẳn, lúc đó sẽ là giai đoạn mãn kinh.
2.2. Yếu tố tâm lý
Hệ thần kinh người có mối liên hệ mật thiết với hệ nội tiết, tuyến yên và tuyến thượng thận. Do đó, khi bị căng thẳng và stress kéo dài, cơ thể có thể điều khiển tuyến thượng thận tiết ra hormone cortisol. Đây là loại hormone ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất estrogen và progesterone trong cơ thể, làm mất cân bằng chu kỳ kinh nguyệt.
2.3. Thói quen ăn uống
Thói quen ăn uống thất thường, ăn không đủ chất khiến cơ thể giảm khả năng tiết ra estrogen, điều này làm cho kinh nguyệt ít đi thậm chí có thể gây ra mất kinh
2.4. Vận động quá sức
Các động tác thể dục thể thao có thể gây ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới. Cụ thể, việc vận động quá sức có thể khiến thời gian bị hành kinh giảm xuống, thậm chí là không có kinh trong nhiều tháng.
2.5. Sử dụng thuốc không đúng cách
Một số thuốc như thuốc tránh thai, thuốc giảm cân, thuốc chữa bệnh trầm cảm,… chứa nhiều hoạt chất ảnh hưởng đến quá trình điều tiết hormone của cơ thể. Sử dụng sai cách hoặc quá liều lượng có thể làm chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn.
2.6. Mắc các bệnh phụ khoa
Rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới cũng có thể là do mắc phải một số bệnh phụ khoa như viêm nhiễm âm đạo, u xơ tử cung, suy buồng trứng sớm, viêm vùng chậu,…. Đây là nguyên nhân khá phổ biến dẫn đến hiện tượng rong kinh, bế kinh, chậm kinh,… ở phụ nữ.
Một số bệnh lý khác như bệnh tuyến giáp, bệnh tiểu đường,… cũng gây nên nhiều tổn thương ở bộ phận sinh dục và khiến chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn.
2.7. Hội chứng buồng trứng đa nang
Hội chứng buồng trứng đa nang là tình trạng buồng trứng không thể tiết ra được hormone nội tiết tố như bình thường do sự cản trở của những nang trong buồng trứng.
Các dấu hiệu khác của hội chứng buồng trứng đa nang bao gồm da nhờn, mụn trứng cá, tăng cân, thay đổi tâm trạng hoặc trầm cảm. Nếu xuất hiện thêm những biểu hiện khác ngoài rối loạn kinh nguyệt, cần tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và có biện pháp chữa trị kịp thời.
3. Điều trị và phòng ngừa rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới
Rối loạn kinh nguyệt có thể được cải thiện nếu chị em phụ nữ có các phương pháp phòng ngừa và điều trị hợp lý. Dưới đây là một số phương pháp giúp hạn chế diễn tiến của rối loạn kinh nguyệt
- Hạn chế làm việc quá sức, suy nghĩ tích cực, tránh để đầu óc căng thẳng, mệt mỏi quá mức.
- Xây dựng cho bản thân một chế độ ăn uống lành mạnh, phù hợp với thể trạng. Hạn chế sử dụng các loại đồ ăn nhanh, chất kích thích, đồ ăn chứa nhiều chất bảo quản.
- Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý điều trị bệnh tại nhà.
- Thường xuyên thăm khám phụ khoa, sức khỏe định kỳ để nắm được các vấn đề đang gặp phải.
- Điều trị các bệnh lý khác mắc phải
Viên đặt âm đạo Betaclor® hỗ trợ phòng ngừa rối loạn kinh nguyệt, điều trị các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa ở nữ giới. Sự kết hợp hoàn hảo giữa các thành phần hoạt chất vừa giúp tiêu diệt vi khuẩn, vi nấm, virus có hại, đồng thời bảo vệ, phục hồi hệ vi khuẩn âm đạo thúc đẩy quá trình chữa lành, tái tạo cấu trúc biểu mô, ổn định độ pH sinh lý, dưỡng ẩm, giảm thâm, se khít vùng kín hiệu quả. Ngăn ngừa tái phát viêm nhiễm âm đạo.Betaclor Viên đặt phụ khoa
Chlorhexidine digluconate: Tiêu diệt trực tiếp tế bào nấm Candida.albicans ở bệnh nhân nhiễm nấm âm đạo. Chlorhexidine digluconate với tác dụng ức chế sự hình thành màng sinh học và diệt trừ nấm, có thể sử dụng để dự phòng, điều trị âm đạo thường xuyên, ngăn ngừa tái phát tình trạng nhiễm nấm âm đạo.
Chiết xuất Cúc La Mã: Thành phần hoạt chất với nhiều nghiên cứu chứng minh có tác dụng kháng viêm, chống oxy hoá, làm dịu nhanh chóng tổn thương âm đạo, giảm nhanh triệu chứng ngứa rát, kích ứng, mùi hôi âm đạo.
Chiết xuất Cúc Tâm Tư: Chứa các chất chống oxy hóa mạnh như flavonoid, triterpen, carotenoids và polyphenol với khả năng chống viêm nhiễm hiệu quả. Đồng thời giúp tăng cường độ ẩm, tăng cường độ đàn hồi âm đạo, trẻ hoá vùng kín.
Acid Lactic: Duy trì pH âm đạo trong khoảng 3,8 – 4,5, đây là độ axit sinh lý vừa phải ngăn cản vi khuẩn, nấm men phát triển quá nhanh gây viêm nhiễm. Acid lactic còn được chứng minh có khả năng kích thích phản ứng miễn dịch, giúp nâng cao đề kháng, bảo vệ âm đạo khỏi các tác nhân gây bệnh.
Chiết xuất Lô Hội, Glycerin, Vitamin A, E: Giữ ẩm, làm sáng và cân bằng sắc tố da, liền sẹo, giảm lão hóa da; dịu mát, thanh nhiệt làm dịu vết thương nhanh chóng.