Bài viết “Những nguyên nhân gây ra đau bàng quang” được chia sẻ từ cộng đồng Hoovada – nơi chia sẻ và nâng cao kiến thức của chúng ta (hãy tìm hiểu về cộng đồng này để cùng mình trải nghiệm nhiều hơn về cộng đồng này nha).
Gần đây tỷ lệ đau bàng quang đã tăng lên, do việc sử dụng quá nhiều các thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe. Đau bàng quang có thể báo hiệu bất cứ điều gì từ nhiễm trùng nhỏ đến tình trạng sức khỏe nghiêm trọng như ung thư. Các triệu chứng có thể bao gồm từ khó chịu ở vùng bụng dưới đến nóng rát khi đi tiểu.
Những nguyên nhân gây ra đau bàng quang.
1. Nhiễm trùng đường tiết niệu (đa phần phổ biến hơn ở phụ nữ).
Nhiễm trùng đường tiết niệu, đôi khi được gọi là nhiễm trùng bàng quang, tấn công phụ nữ thường xuyên hơn nam giới, và giải phẫu đơn giản là nguyên nhân. Niệu đạo của phụ nữ gần các khu vực có vi khuẩn tự nhiên, chẳng hạn như hậu môn và âm đạo. Nó cũng ngắn hơn niệu đạo của đàn ông, theo Viện Quốc gia về bệnh tiểu đường, tiêu hóa và bệnh thận.
Đau bàng quang do nhiễm trùng tiểu có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, ở phụ nữ trẻ, nó là một triệu chứng phổ biến của nhiễm trùng đường tiết niệu, cùng với đi tiểu thường xuyên và đau đớn. Các triệu chứng ở phụ nữ lớn tuổi có thể khác nhau nhưng thường bao gồm đau cơ, đau bụng, mệt mỏi và suy nhược.
Và mặc dù nhiễm trùng có thể biến mất mà không cần điều trị, thuốc kháng sinh có thể tăng tốc độ chữa lành và nhanh chóng loại bỏ các triệu chứng khó chịu. Đó là uống thêm nước và đi tiểu thường xuyên cũng sẽ giúp điều trị nhiễm trùng và sự khó chịu của chúng ta.
2. Những thay đổi trong quá trình sau khi sinh.
Đã có nhiều bác sĩ chuyên khoa tiết niệu và là người sáng lập chương trình nghiên cứu về phẫu thuật tái tạo và y học vùng chậu nữ cho biết. Sau khi sinh vùng chậu ở nữ thường bị teo và nó phổ biến nhất khi thời mãn kinh làm mất đi estrogen của các mô xung quanh âm đạo. Estrogen đường uống không giúp ích gì, nhưng kem bôi estrogen âm đạo có thể làm giảm các triệu chứng.
3. Ung thư bàng quang ít phổ biến hơn ở phụ nữ.
Trong số khoảng 83.730 ca chẩn đoán mới mỗi năm ở Hoa Kỳ, khoảng 19.450 là ở phụ nữ, theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ. Trong đó triệu chứng phổ biến nhất là tiểu ra máu; một số phụ nữ còn có cảm giác đau, rát khi đi tiểu. Phương pháp điều trị ung thư bàng quang bao gồm phẫu thuật, hóa trị và xạ trị, hầu hết mọi người cần phẫu thuật để loại bỏ một khối u hoặc các khối u. Tất cả hoặc các bộ phận của bàng quang bị cắt bỏ trong những trường hợp nghiêm trọng.
4. Nhận chẩn đoán, không phải tự chẩn đoán về bệnh bàng quang.
Không thể nào bằng những triệu chứng như: đi tiểu ra máu, đau kéo dài, rát những vùng xung quanh có thể nào suy ra được đó là căn bệnh liên quan đến bàng quang.
Thật chất những triệu chứng đó có thể dẫn đến những căn bệnh khác đa phần đều có liên quan đến ung thư, nhưng đa phần mọi người thường quy chụp là bệnh đau bàng quang. Bởi vì những triệu chứng này nằm xung quanh khu vực bàng quang,
các cơ quan khác của hệ thống phụ khoa có thể gây đau bàng quang tùy thuộc việc nhiễm trùng hay căn bệnh liên quan đến bàng quang.
Ngoài ra, việc đau bàng quang có thể do sự rối loạn chức năng sàn chậu, chẳng hạn như căng hoặc co thắt các cơ vùng chậu, thường xảy ra với cơn đau bàng quang và có thể làm cho cơn đau bàng quang tồi tệ hơn. Đau vùng chậu cũng có thể do lạc nội mạc tử cung, bệnh viêm vùng chậu hoặc u nang buồng trứng. Ngoài ra, các vấn đề về đường tiêu hóa như bệnh viêm ruột đôi khi có thể là nguồn gốc của đau vùng chậu thay vì là đau bàng quang.
Nhưng nếu không có tình trạng nào trong số này và phụ nữ bị đau bàng quang liên tục, họ thường được điều trị cho hội chứng đau bàng quang, đề cập đến tình trạng đau của bàng quang mà các nguyên nhân khác như nhiễm trùng tiểu và ung thư đã được loại trừ. Điểm mấu chốt mà chúng ta cần ghi nhớ: Đừng tự chẩn đoán cơn đau bàng quang của mình, khi bạn có cảm giác đau thì hãy đến gặp bác sĩ (đừng để xuất hiện những triệu chứng như đi tiểu ra máu đây là tính trạng chuyến biến nặng) để giải quyết và điều trị vấn đề có thể giúp cơ thể và tâm trí nhẹ nhõm hơn.