1. Ăn nhiều đường có bị tiểu đường không?

Thực phẩm có hàm lượng đường cao

Nếu lượng đường được nạp vào cơ thể quá nhiều, nó sẽ được dự trữ dưới dạng mỡ.

Đường không chỉ là thành phần xuất hiện trong nhiều món ăn, đồ uống hàng ngày mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra năng lượng cho cơ thể hoạt động. Tuy nhiên, sử dụng đồ ăn, đồ uống có đường liên tục sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn khoảng 25%.

Khi chúng ta ăn đồ ăn chứa đường, lượng đường trong máu tăng lên và báo hiệu cho tuyến tụy tiết ra insulin. Insulin giúp đưa đường vào tế bào để sinh ra năng lượng. Nếu lượng đường được nạp vào cơ thể quá nhiều, nó sẽ được dự trữ dưới dạng glycogen ở gan hoặc axit béo trong mô mỡ. 

Bạn có thể bị thừa cân, béo phì nếu ăn quá nhiều đường. Và đây là nguy cơ khiến có các tế bào trong cơ thể bạn không dung nạp được insulin. Insulin sinh ra không đủ đáp ứng sẽ khiến đường máu tăng cao, dẫn đến bệnh tiểu đường.

Vậy thì ăn nhiều đường có bị tiểu đường? Nếu bạn là người thích ăn đồ ngọt thì đừng quá lo lắng, bởi không phải cứ ăn nhiều đồ ngọt là sẽ bị tiểu đường. Thực tế cho thấy rằng rất nhiều người ăn nhiều đồ ngọt mà không bị tiểu đường. Có thể do sự dung nạp của mỗi cơ thể là khác nhau, do họ ăn đồng thời ăn nhiều rau xanh, hoa quả, uống nhiều nước và tập luyện hàng ngày…

Tóm tại, ăn nhiều đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Bạn nên tìm hiểu và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, đặc biệt là lượng đường sao cho hiệu quả đặc biệt là những lưu ý khi dùng gạo cho người tiểu đường . Vậy người bệnh thường nên ăn bao nhiêu đường mỗi ngày?

2. Người bình thường nên ăn tối đa bao nhiêu đường mỗi ngày?

Thực phẩm chứa nhiều đường

Tùy vào thể trạng cơ thể mà lượng đường đưa vào cơ thể sẽ khác nhau

Người bình thường nên ăn tối đa bao nhiêu đường mỗi ngày? Người tiểu đường ăn đường phèn được không? Thực thế, không có câu trả lời cụ thể cho từng người.

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), lượng đường tối đa bạn nên ăn mỗi ngày là:

  • Nam giới: Không nên dùng quá 37,5g đường (tương đương 9 thìa cà phê đường).
  • Nữ giới: Không nên dùng quá 25g đường (tương đương 6 thìa cà phê đường).

Tuy nhiên, chúng tôi sẽ mách bạn một số mẹo để đơn giản hóa việc tính toán lượng đường cần bằng mỗi ngày bằng cách thực hiện chế độ dinh dưỡng như sau:

  • Hạn chế sử dụng nước ngọt, nước có ga, nước hoa quả: Trong các đồ uống này chứa lượng đường tương đối cao. Bạn có thể thay thế chúng bằng nước lọc hoặc sữa không đường.
  • Hạn chế ăn các loại bánh, kẹo ngọt, socola, siro: Những thứ này có xu hướng rất cao về đường, tăng nguy cơ tiểu đường mà bạn nên tránh.
  • Không ăn quá nhiều thức ăn chứa nhiều tinh bột như: cơm, khoai tây, khoai lang, bún, phở, miến, bánh mì, pizza,… bởi tinh bột vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành đường.
  • Sử dụng chất tạo ngọt nhân tạo như: aspartame, sucralose, saccharin, stevia,… để thay thế đường. Bạn có thể sử dụng chúng để tạo vị ngọt cho đồ ăn, đồ uống mà không làm tăng đường trong máu. (Xem chi tiết: cách loại đường dành cho người tiểu đường)

Tóm lại, việc giảm lượng đường đưa vào cơ thể có thể giúp kiểm soát mức đường huyết, tuy nhiên, đường cũng có vai trò nhất định trong quá trình tạo ra năng lượng cho cơ thể. Vì vậy, bạn không nên cắt giảm hoàn toàn lượng đường khỏi chế độ ăn mà cần bổ sung đường và các chất dinh dưỡng khác theo hướng dẫn để có một cơ thể khỏe mạnh.

Có thể bạn quan tâm:

3. Thèm đồ ngọt có phải là bị tiểu đường không?

Người bình thường thèm đồ ngọt

Người bình thường thèm đồ ngọt không phải là “dấu hiệu báo trước” tiểu đường

Nếu ai đó nói hỏi bạn rằng ăn nhiều đồ ngọt có bị tiểu đường không? Thì chúng tôi xin khẳng định, đó là thông tin hoàn toàn sai. Thèm đồ ngọt KHÔNG PHẢI là “dấu hiệu báo trước” tiểu đường. Triệu chứng này có thể do cơ thể bạn đang thiếu năng lượng, căng thẳng hoặc ăn kiêng không đúng cách,..

Dưới dây là các dấu hiệu báo trước để nhận biết bệnh tiểu đường bạn nên lưu ý:

  • Mệt mỏi: Khi đường đưa vào cơ thể không được insulin chuyển vào thế bào để tạo ra năng lượng, cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi nhiều và thèm ăn.
  • Mờ mắt: Dù trước đó bạn không bị, nhưng khi bị tiểu đường, thị lực của bạn có thể sẽ bị giảm đi.
  • Khát nước: Cảm giác liên tục khát nước, dù uống nhiều nước nhưng cảm giác khát vẫn còn báo hiệu rằng cơ thể bạn đang cần bổ sung nước để pha loãng lượng đường dư thừa trong cơ thể.
  • Tiểu nhiều: Các chuyên gia cho rằng đường máu cao khiến thận phải làm việc nhiều hơn để loại đường ra khỏi cơ thể. Nếu bạn thường xuyên đi tiểu nhiều hơn 7 lần một ngày thì có thể bạn đã bị tiểu đường. 
  • Sút cân bất thường: Khi khả năng dung nạp đường của cơ thể giảm đi, nó buộc phải chuyển mỡ và cơ dự trữ để tạo ra năng lượng cho các hoạt động của cơ thể.  Điều này dẫn đến tình trạng sụt cân. 

Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, bạn không có bất kỳ dấu hiệu nào kể trên nhưng vẫn có thể bị tiểu đường. Vì vậy, chúng ta nên quan sát và chú ý đến các dấu hiệu từ cơ thể mình dù là nhỏ nhất, đồng thời cần đi khám sức khỏe định kỳ để phòng ngừa tiểu đường từ sớm.

4. Cách phòng tiểu đường ở những người ăn nhiều đồ ngọt

Theo dõi cân nặng ở người thèm đồ ngọt

Theo dõi cân nặng ở người thèm đồ ngọt để kịp thời phát hiện sự thay do

Để chúng tôi tiết lộ cho bạn một tin tốt đó là bệnh tiểu đường phần lớn có thể phòng ngừa được. Có khoảng 9 trong 10 trường hợp ở Mỹ có thể tránh được tiểu đường bằng cách thay đổi lối sống. Chìa khóa để phòng ngừa bệnh tiểu đường được tóm gọn trong tám từ: Giữ tinh thần thoải mái và vận động. 

Các bước đơn giản để phòng ngừa tiểu đường có thể bạn chưa biết:

  • Thường xuyên theo dõi cân nặng: Thừa cân khiến nguy cơ tiểu đường tăng lên 7 lần, béo phì khiến nguy cơ tiểu đường tăng lên 20-30 lần người bình thường. Đó là lý do bạn nên thường xuyên theo dõi và kiểm soát cân nặng của mình.
  • Tăng cường vận động và tập luyện: Hoạt động cơ bắp thường xuyên sẽ giúp cơ thể cải thiện khả năng sử dụng insulin và hấp thu glucose. Điều này có ý nghĩa to lớn trong việc kiểm soát đường máu của bạn.
  • Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya: Hãy tập thói quen đi ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc. Người trưởng thành nên đi ngủ trước 23h00 và ngủ khoảng 7-8 giờ mỗi ngày để có một cơ thể khỏe mạnh và tinh thần thoải mái.
  • Giải tỏa căng thẳng, stress: Căng thẳng và stress khiến đường máu tăng, gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Vì vậy, chúng ta nên học cách kiểm soát cảm xúc cá nhân, giải tỏa lo âu, căng thẳng để vui sống và khỏe mạnh.

Vậy ăn nhiều đồ ngọt có bị tiểu đường không? Ăn nhiều đường sẽ làm gia tăng nguy cơ dẫn đến bệnh tiểu đường và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Để có một cơ thể khỏe mạnh, chúng ta nên thực hiện chế độ ăn giảm đường, tăng cường chất xơ, protein và thường xuyên luyện tập. Đồng thời, mỗi người cần luôn chú ý đến những dấu hiệu của bản thân và đi khám sức khỏe định kỳ.

Nếu còn bất cứ băn khoăn gì về ăn nhiều đường có bị tiểu đường không? Bạn vui lòng liên hệ Dược sĩ Gia đình MyPharma 1800.2004 hoặc đặt câu hỏi tại đây để được đội ngũ chuyên gia của chúng tôi giải đáp nhanh chóng và chính xác nhất.

Nguồn tham khảo: https://mpsuno.vn/an-nhieu-duong-co-bi-tieu-duong-khong/