Loperamid – thuốc tiêu chảy được sử dụng để kiểm soát, làm giảm triệu chứng tiêu chảy cấp và cũng được dùng để điều trị tiêu chảy mãn tính ở những bệnh nhân viêm ruột. Tuy nhiên, việc dùng thuốc này không đúng liều, lạm dụng dùng loperamid có thể gây ra các vấn đề tim mạch nghiêm trọng, thậm trí tắc ruột do bị liệt ruột và có thể gây tử vong. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách dùng và những lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc loperamid.
1. Loperamid là thuốc gì?
Loperamid là một dẫn chất piperidin tổng hợp, thuốc trị tiêu chảy. Đây là một dạng opiat tổng hợp, ở liều bình thường thì ít gây tác dụng lên thần kinh trung ương. Thuốc loperamid được dùng để kiểm soát và làm giảm triệu chứng trong trường hợp tiêu chảy cấp không rõ nguyên nhân và tiêu chảy mạn tính.
Thuốc loperamid được dùng cho người lớn và trẻ em trên 2 tuổi.
2. Dạng bào chế của thuốc Loperamid
Thuốc loperamid được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau để sử dụng dễ dàng hơn, dưới đây là một số dạng bào chế thường gặp:
2.1. Dạng viên nén
Đối với dạng này thì có các thuốc trên thị trường như:
- Viên nén
Hoạt chất: mỗi viên chứa 2mg loperamide hydrochloride
2.2. Dạng thuốc bột uống: thuốc lopetope
Thành phần 1 gói thuốc lopetope có chứa:
- Hoạt chất: Loperamide hydrochloride 1mg
2.3. Dạng dung dịch uống như: imodium 1mg/5ml
Thành phần dung dịch uống imodium:
- Hoạt chất: Mỗi 5ml chứa 1mg loperamid hydroclorid
2.4. Dạng viên nang: nang cứng và nang mềm
- Viên nang cứng & nang mềm có các thuốc như: Hoạt chất: mỗi viên chứa 2mg Loperamide
3. Chỉ định và chống chỉ định của thuốc loperamid
3.1. Chỉ định
Thuốc trị tiêu chảy Loperamid dùng để điều trị:
- Tiêu chảy cấp ở người lớn
- Tiêu chảy mạn tính do viêm đại tràng
- Tăng thể tích chất thải qua chỗ mở thông hỗng tràng hoặc đại tràng
- Són phân ở người lớn
3.2. Chống chỉ định
Loperamid chống chỉ định trong các trường hợp:
- Mẫn cảm với thuốc tiêu chảy Loperamid hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Người bị viêm đại tràng nặng, viêm đại tràng giả mạc có thể gây đại tràng to do dùng kháng sinh.
- Bụng chướng, đau bụng không do đại tiện được
- Thuốc Loperamid tránh dùng đầu tiên ở bệnh nhân lỵ cấp, viêm loét đại tràng chảy máu giai đoạn cấp, viêm đại tràng giả mạc, viêm ruột do nhiễm khuẩn.
- Trẻ em dưới 2 tuổi.
» Xem thêm: Tiêu chảy cấp ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng, phác đồ điều trị chuẩn
4. Cơ chế hoạt động của thuốc loperamid
Loperamid sẽ làm giảm nhu động ruột, giảm tiết dịch tiêu hoá và tăng trương lực cơ thắt hậu môn. Thuốc này còn có tác dụng kéo dài thời gian vận chuyển qua ruột, tăng vận chuyển dịch và chất điện giải qua niêm mạc ruột. Vì vậy, sẽ làm giảm sự mất nước và điện giải, tăng độ đặc và giảm khối lượng phân.
5. Liều dùng và cách dùng
Liều dùng của loperamid được tính theo dạng loperamid hydroclorid. Đối với từng trường hợp tiêu chảy sẽ có liều dùng và cách dùng phù hợp cho từng đối tượng như sau:
5.1. Đối với trường hợp tiêu chảy cấp:
Người lớn:
- Dạng viên nang, nén, bột:
Khởi đầu là 4 mg (2 viên nang), sau đó mỗi lần đi lỏng uống 2 mg (1 viên nang), tối đa 16mg/ngày. Liều thông thường 6-8 mg/ngày. Nếu tự điều trị tiêu chảy cấp không đặc hiệu ở người lớn, không được uống quá 8mg/24 giờ.
- Dạng dung dịch uống imodium:
Liều nạp ban đầu là 20ml, sau đó 10ml sau mỗi lần đi tiêu chảy. Tổng liều hàng ngày không vượt quá 80ml.
Trẻ em
Điều trị tiêu chảy cấp chủ yếu ở trẻ em là điều trị mất nước. Loperamid không được khuyến cáo dùng cho trẻ em một cách liên tục. Cách dùng cho các dạng bào chế như sau:
- Dạng viên nén, viên nang, bột:
Trẻ em dưới 2 tuổi: không khuyến cáo dùng
- Trẻ từ 2- dưới 6 tuổi (13 – 20kg): 1mg/lần, 3 lần/ngày.
- Trẻ 6-8 tuổi (20 – 30kg): 2mg/lần, 2 lần/ngày.
- Trẻ từ 3-12 tuổi (trên 30kg): 2mg/lần, 3 lần/ngày.
- Trên 12 tuổi: liều dùng như người lớn
- Liều duy trì: 0.1 mg/kg sau mỗi lần đi lỏng, nhưng không quá liều khởi đầu. Ngưng thuốc ỉa chảy nếu không đỡ trong vòng 48 giờ điều trị.
Đối với dạng dung dịch uống imodium:
- Trẻ em trên 8 tuổi: uống 10ml, 4 lần/ngày, dùng trong là 5 ngày.
- Trẻ em 4-8 tuổi: uống 5ml, 3-4 lần/ngày, chỉ dùng trong 3 ngày
- Không nên dùng cho trẻ em dưới 4 tuổi.
Xem thêm: Loperamid: công dụng, cách dùng và những lưu ý quan trọng (imiale.com)