Bệnh đau dạ dày không chỉ khiến người bệnh thường xuyên chịu những cơn đau, khó chịu, mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống và công việc của người bệnh. Vậy làm sao giảm đau dạ dày?
Đau dạ dày (hay còn gọi là đau bao tử) là tình trạng phổ biến và thường gặp ở nhiều người. Đó là cảm giác đau từ nhẹ đến đau bỏng rát vùng thượng vị, sau đó đau lan dần đến xương ức, kèm theo cảm giác buồn nôn, khó chịu, khó thở, tức ngực, ợ nóng, chán ăn… Hầu hết các cơn đau dạ dày có thể tự khỏi mà không cần đến sự can thiệp y tế, số khác lại kéo dài vài giờ, thậm chí vài ngày. Do đó, việc biết cách xử lý cơn đau dạ dày sẽ giúp bạn thoát khỏi cơn đau nhanh hơn. Vậy, làm sao giảm đau dạ dày? Cùng tìm hiểu ngay 5 cách giảm đau dạ dày hiệu quả qua bài viết sau đây nhé!
1. Thay đổi thói quen ăn uống
Bổ sung nhiều chất xơ hòa tan: Điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp là điều quan trọng trong việc cải thiện và điều trị bệnh đau dạ dày. Do đó, bạn hãy ưu tiên bổ sung rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt, nhất là các thực phẩm chứa nhiều chất xơ hòa tan như yến mạch, các loại đậu, bơ, măng tây, rau có lá màu xanh đậm... Chất xơ hòa tan sẽ giúp đường ruột hoạt động trơn tru, làm mềm phân, giúp thức ăn dễ dàng di chuyển qua đường ruột từ đó giúp giảm táo bón, cải thiện bệnh đau dạ dày.
Bổ sung chất xơ hòa tan giúp cải thiện bệnh đau dạ dày
Uống đủ nước mỗi ngày: Nước cũng rất cần thiết với người mắc bệnh đau dạ dày. Nước (nhất là nước ấm) giúp thư giãn cơ dạ dày, trung hòa axit dạ dày, làm loãng thức ăn hiệu quả.
Chia nhỏ bữa ăn trong ngày: Ngoài ra, bạn hãy chia nhỏ bữa ăn thành 5 – 6 bữa nhỏ trong ngày. Việc làm này không chỉ giúp giảm tải cho hệ tiêu hóa, mà còn giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn và giảm tình trạng trào ngược axit dạ dày- nguy cơ phổ biến khiến bạn khó chịu ở đường tiêu hóa.
Tránh xa chất kích thích như cồn, caffeine, đồ ăn quá cay nóng: Đau dạ dày kiêng ăn gì? câu trả lời chính là các loại thức ăn, thực phẩm kém lành mạnh như thức ăn quá nhiều chất béo, đồ cay nóng, thức uống có ga, rượu bia, cà phê… Vì các loại thực phẩm này sẽ kích thích dạ dày, khiến những cơn đau trở nên tệ hơn.
2. Thay đổi thói quen sinh hoạt
Ngủ đúng giờ, không thức khuya: Thức khuya là một trong những nguyên nhân khiến dạ dày tăng tiết dịch vị. Khi lượng dịch vị tăng quá cao sẽ khiến niêm mạc dạ dày dễ bị tổn thương, không tốt cho người bị viêm loét dạ dày, đau dạ dày. Ngoài ra, thức khuya cũng làm mất sự cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn có trong dạ dày, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn HP (helicobacter pylori) tăng trưởng. Vi khuẩn HP là một loại vi khuẩn gây đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng và tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Do đó lời khuyên dành cho bạn chính là hãy sinh hoạt điều độ, tránh thức quá khuya, làm việc quá sức.
Một mẹo hay dành cho người hay bị đau dạ dày chính là hãy nằm nghiêng về bên phải khi ngủ để cải thiện tình trạng của mình. Nếu bạn nằm nghiêng bên trái, dịch dạ dày sẽ dễ trào ngược lên thực quản và gây viêm loét, cũng như khiến cơn đau dạ dày trở nên trầm trọng hơn.
Ngủ muộn cũng là nguyên nhân khiến cơn đau dạ dày trở nên trầm trọng hơn.
Hãy bỏ hút thuốc lá: Nếu bạn đang mắc phải bệnh về đường dạ dày thì hãy bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt. Vì trong khói thuốc lá chứa hàm lượng nicotin rất cao, loại hóa chất này khi vào cơ thể sẽ kích thích sản sinh chất cortisol, đây là tác nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng và làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm dạ dày do vi khuẩn HP. Bên cạnh đó, khói thuốc lá còn là nguyên nhân kích thích niêm mạc dạ dày sản sinh ra chất endothelin, chất này làm suy yếu cơ chế tự bảo vệ của niêm mạc dạ dày.
>>> Có thể bạn quan tâm: 5 tư thế kéo giãn trước khi ngủ chữa trào ngược dạ dày, khó tiêu: Đêm ngủ ngon không còn trằn trọc
3. Chườm ấm và massage bụng
Chườm ấm: Chườm ấm được xem là cách làm giảm cơn đau dạ dày ngay lập tức. Hãy dùng khăn ấm, túi chườm ấm để chườm lên vùng bụng, lăn qua lăn lại nhiều lần khoảng 15-20 phút. Chính hơi ấm sẽ giúp thư giãn cơ dạ dày, thúc đẩy máu huyết lưu thông và giúp cơn đau dạ dày thuyên giảm.
Chườm ấm được xem là cách làm giảm cơn đau dạ dày ngay lập tức
Massage vùng bụng: Một cách khác để làm dịu cơn đau dạ dày chính là dùng tay áp và xoa nhẹ lên bụng theo chiều kim đồng hồ với lực vừa phải để kích thích hệ tiêu hóa và làm dịu cơn đau hiệu quả. Bạn có thể dùng thêm dầu nóng hoặc dầu xoa bóp để tăng hiệu quả giảm đau.
Khi massage bạn cũng nên kết hợp hít thở sâu để cơ thể thư giãn, giúp dạ dày giảm tiết dịch vị và giải phóng Endorphins – một chất dẫn truyền thần kinh giúp giảm đau tự nhiên.
4. Dùng thảo dược trị đau dạ dày
Theo Very Well Health (Mỹ), dưới đây là một số thảo mộc tự nhiên có thể giúp ngăn ngừa hoặc cải thiện tình trạng đau dạ dày:
- Thực phẩm chứa flavonoid: Thực phẩm giàu flavonoid có thể kế đến như táo, hành, tỏi, bông cải xanh, cà chua, cà rốt, nha đam… Trong đó, nha đam được xem là thực phẩm tốt giúp điều tiết dịch dạ dày, giảm đau và giảm viêm đường tiêu hóa.
- Mật ong: Mật ong không chỉ có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm, mà còn kháng virus và chống oxy hóa rất tốt. Vì thế, mật ong được sử dụng rộng rãi trong việc giảm các triệu chứng của bệnh đau dạ dày.
- Cam thảo: Có tác dụng ức chế hoạt động và ngăn ngừa sự hình thành vết loét của vi khuẩn HP trong ruột. Ngoài ra, cam thảo còn hỗ trợ duy trì nồng độ axit trong dịch dạ dày, từ đó hạn chế bệnh dạ dày tiến triển nặng hơn.
- Tinh bột nghệ: Nghệ dồi dào chất Curcumin với đặc tính kháng viêm, chống oxy hóa và phòng ngừa bệnh đau dạ dày hiệu quả. Curcumin trong nghệ còn được sử dụng hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh.
- Gừng: Với đặc tính chống viêm mạnh mẽ, gừng giúp làm dịu cơn đau dạ dày, đồng thời giảm viêm cho cơ thể.
5. Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc giảm đau dạ dày
Nếu bạn đã áp dụng hết những cách trên mà cơn đau dạ dày vẫn không cải thiện, thậm chí cơn đau còn dày đặc và tái phát liên tục, bạn cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn dùng thuốc đau dạ dày phù hợp.
Để làm giảm triệu chứng đau dạ dày, người bệnh thường được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc kháng axit dạ dày. Thuốc kháng axit dạ dày là loại thuốc không kê đơn giúp trung hòa axit trong dạ dày, từ đó cải thiện và điều trị các triệu chứng ở đường tiêu hóa điển hình như:
- Cải thiện triệu chứng nóng rát, ợ nóng, ợ chua
- Khó tiêu
- Đau và nặng bụng do ăn uống quá nhiều, nhai không kỹ
- Đầy hơi, chướng bụng
- Rối loạn tiêu hóa
Khi dùng thuốc kháng axit bạn cũng cần lưu ý, các loại thuốc kháng axit chỉ có thể làm dịu các triệu chứng bệnh, không thể điều trị nguyên nhân tận gốc nguyên nhân của bệnh. Không riêng gì thuốc kháng axit, bất cứ loại thuốc nào dù là thuốc không kê đơn cũng nên có sự chỉ định của bác sĩ, chuyên gia y tế.
Hy vọng với những thông tin vừa chia sẻ trong bài viết sẽ phần nào giúp bạn biết làm sao giảm đau dạ dày và tình trạng đau dạ dày sẽ không còn là nỗi “ám ảnh” với bạn và gia đình nhé!
Xem thêm bài viết liên quan:
Thuốc kháng axit có an toàn cho mẹ bầu không?
Thuốc kháng axit an toàn với trẻ không? Mẹ có con bị trào ngược dạ dày cần biết