- Đặc điểm nhận dạng
- Cây vối hay còn gọi là trâm ô có tên khoa học là Cleistocalyx operculatus llaf, thân gỗ, chiều cao tối đa đạt được khoảng 12-15m.
- Vối phát triển mạnh ở miền nhiệt đới, điển hình như Trung Quốc, Lào, Campuchia và Việt Nam.
- Hoa vối có màu trắng nhỏ( 3-5mm)mọc thành từng cụm và thường tập trung ở kẻ lá.
- Quả vối có màu đỏ sẫm, hoạc tím kích thước 7-10 (mm).
- Cây vối rất dễ trồng và sinh trưởng rất nhanh.
- Các thành phần hóa học có trong cây lá vối:
- Thành phần hóa học rất đa dạng, 1 số chất nổi bật có thể kể đến như:
- Polyphenol: là chất chống oxy hóa với khả năng chống thương tổn của tế bào
- Flavonoid: Chống oxy hóa mạnh mẽ
- Axit oleanoit: có thể gọi là omega3 – chất quan trọng trong cấu tạo và phát triển não bộ con người.
- AHA:hoạt động chủ yếu ở biểu bì trên cùng như một chất loại bỏ tế bào chết, chống lão hóa và giúp làm sáng da.
- Mùi và vị :Lá vối vị đắng, hơi chát
Tác dụng của cây lá vối:
Cùng với các thành phần hóa học của mình cũng như tính kháng khuẩn mạnh, Vối có tác dụng hiệu quả như:
- Bảo vệ niêm mạc ruột, kháng khuẩn và chống lại các loại vi khuẩn gây hại trong niêm mạc ruột.
- Trong lá và nụ vối có chứa chất kháng sinh thực vật có thể tiêu diệt được nhiều mầm vi khuẩn gây bệnh.
- Polyphenol có trong lá vối giúp kiểm soát lượng đường trong máu tăng cao hiệu quả.
- Ức chế men độc thanh lọc gan tốt cũng như hạn chế các bệnh về da như ngứa, ghẻ lở, chóc…
- Chống hâp thu độc tố kìm hãm sự hấp thu 1 lượng chất béo và bình ổn lượng axit uric người mắc bệnh guot.
- Với bản chất chống hấp thu lượng mỡ vào cơ thể nên lá vối còn có tác dụng hỗ trợ tốt trong ddieuf trị mỡ máu và gan nhiễm mỡ.
- Giải độc và giải nhiệt hiệu quả với những người bị nóng gan.
Những người không nên dùng lá vối:
Không thể phủ nhận những lợi ích mà lá vối mang lại cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, Nhóm đối tượng sau đây không nên dùng lá vối bao gồm:
- Phụ nữ có thai: các chất trong lá vối sẽ kích thích nhu động ruột rất mạnh và đào thải qua đường tiết niệu, từ đó dẫn đến việc các bà bầu sẽ đi ngoài nhiều hơn thậm chí là tiêu chảy cấp.
- Những người đang trong tình trạng đói bụng cũng hạn chế uống trước ăn. Vì khi nhu động ruột tăng dẫn dến việc kích thích tiết nhiều dịch vị dạ dày khiến càng thêm đói và mệt mõi hơn.
Cách dùng – Liều lượng
Cách dùng:
- Lá dùng là trà, hãm nước sôi, uống nóng. Hoa nhỏ thu hái sau đó cũng được dùng pha trà uống. Ngoài ra, có thể hãm lá, nụ, hoa vối với lá Bạch đàn, Hoắc hương để hỗ trợ tiêu hóa.
- Sắc nước lá vối đặc có thể kháng sinh, sát trùng để rửa, vệ sinh mụn nhọt, lở loét, ghẻ, chốc lở.
- Lá, vỏ, thân, nụ, hoa vối có thể ứng dụng để sắc thuốc chữa đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, mụn nhọt, viêm đại tràng mãn tính, kiết lỵ.
- Có thể bào chế thành dạng siro dùng thoa vào các khớp đau, sưng, đỏ và uống trong để điều trị phong thấp.