“Kinh nguyệt không đều uống thuốc gì?” chính là mối quan tâm hàng đầu của chị em mỗi khi đến tháng.
Kỳ kinh đầu tiên trong đời chứng tỏ những cô gái chính thức bước vào tuổi dậy thì. Chu kỳ kinh mỗi tháng lặp đi lặp lại theo chu kỳ khoảng 28 - 35 ngày tùy vào thể trạng mỗi người. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng suôn sẻ và những lúc gặp sự cố, người ta thường đặt câu hỏi: “Kinh nguyệt không đều uống thuốc gì?” vì tin rằng chỉ có thuốc là phương pháp nhanh, hữu hiệu nhất.
Dưới đây là một số lời khuyên cũng như những loại thuốc giúp bạn đều kinh mỗi tháng.
Kinh nguyệt không đều uống thuốc gì hiệu quả?
Kinh nguyệt không đều là gì?
Trước khi tìm hiểu về tình trạng kinh nguyệt không đều uống thuốc gì, chúng ta nên hiểu như thế nào là kinh nguyệt không đều. Thực chất, trường hợp này còn gọi là rối loạn kinh nguyệt, đây là tình trạng nguyệt san xuất hiện mà không theo bất kỳ chu kỳ nào. Thay vì cố định hoặc xê dịch khoảng 1, 2 ngày theo khung thời gian của tháng trước thì rối loạn kinh nguyệt là tới sớm hoặc tới trễ. Thậm chí, hội chị em còn hết sức đau đầu khi một tháng có khi nguyệt san xuất hiện tới 2 lần, hoặc 3, 4 tháng mới có một lần.
Những dạng kinh nguyệt không đều
Chậm kinh: Kinh nguyệt tới trễ hơn bình thường, sau chu kỳ kinh trước khoảng 35 ngày. Có trường hợp trễ 1, 2 tháng hoặc trễ lâu hơn nữa.
Kinh nguyệt tới sớm: So với ngày kinh tháng trước và tháng này “chị nguyệt” tới sớm hơn, thậm chí là có 2 lần trong cùng tháng.
Kinh nguyệt bất định: Đây là trường hợp kinh nguyệt thất thường và lúc ngắn, lúc dài, lượng máu khi ít khi nhiều.
Không đều kinh gây nên tình trạng lo âu, khó chịu. Ảnh minh họa
Rong kinh: Là tình trạng kinh nguyệt kéo dài quá 7 ngày bởi thông thường chỉ khoảng 3 - 7 ngày là kết thúc.
Vô kinh: Chị em không thấy kinh nguyệt dù đã vào độ tuổi dậy thì.
Thống kinh: Trường hợp này rất dễ gặp và khiến chị em lo lắng mỗi khi tới tháng. Đó là lúc bụng dưới đau dữ dội trong 1, 2 ngày đầu hành kinh khiến chị em mệt mỏi, lo sợ và hoang mang.
Bất thường về màu sắc, tính chất kinh nguyệt
Kinh nguyệt bình thường sẽ có màu đỏ sẫm, mùi hơi tanh và không đông. Còn tất cả những thay đổi khác về màu sắc kinh nguyệt trên đều bị coi là bất thường như: Kinh có màu hồng nhạt, trong, màu nâu sẫm, đỏ tươi, kèm theo cục máu đông,...
Kinh nguyệt không đều uống thuốc gì?
Để có kỳ kinh đều đặn và nhẹ nhàng, chị em có thể giải quyết câu hỏi “kinh nguyệt không đều uống thuốc gì?” bằng các loại thuốc sau đây. Tất nhiên là trước khi tìm mua, chị em nên hỏi qua ý kiến của bác sĩ về tình trạng của mình để xin lời khuyên:
Thuốc nội tiết: Đây là loại thuốc chứa estrogen, progestatif hoặc kết hợp cả hai. Loại thuốc này có công dụng điều chỉnh hormone nội tiết tố trong cơ thể, giúp ổn định chu kỳ kinh nguyệt.
Có nhiều cách điều trị tình trạng kinh nguyệt không đều. Ảnh minh họa
Thuốc tránh thai: Biện pháp này điều trị rối loạn kinh nguyệt phổ biến được nhiều chị em phụ nữ lựa chọn. Thuốc tránh thai hằng ngày có chứa estrogen và progestin giúp chu kỳ kinh nguyệt đều hôn, giảm tình trạng rong kinh không rõ nguyên nhân và đau bụng kinh.
Thuốc sắt: Chị em cần bổ sung sắt để tái tạo máu và giúp chu kỳ kinh nguyệt trở lại bình thường đối với những trường hợp chị em ra nhiều máu một cách bất thường (trên 80ml) trong mỗi kỳ kinh hoặc rong kinh thì sẽ bị thiếu máu.
Thuốc chống viêm không steroid: Thuốc này được dùng để hạ nồng độ prostaglandin trong cơ thể của chị em xuống thấp, giúp cải thiện tình trạng rong kinh và các cơn đau bụng kinh hiệu quả. Có thể giảm 20 - 50% lượng máu ra trong thời gian hành kinh.
>>> Có thể bạn quan tâm: Kinh nguyệt không đều và cách chữa trị kinh nguyệt không đều hiệu quả
Dẫu biết rằng, câu hỏi kinh nguyệt không đều uống thuốc gì là chuyện khiến chị em trăn trở mỗi khi kỳ kinh của mình không được suôn sẻ. Thế nhưng trước khi dùng bất cứ loại thuốc này cũng nên có sự tham vấn rõ ý kiến của bác sĩ và làm theo chỉ dẫn. Bởi thuốc ra kinh được sản xuất dựa trên cơ chế tác động của hormone nên khi sử dụng sẽ làm thay đổi nội tiết cơ thể dù là một lượng rất nhỏ. Cho nên, cần có sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.
Bài viết có liên quan:
Cách chữa kinh nguyệt không đều không cần dùng thuốc
3 triệu chứng đau bụng kinh nguyệt vô cùng nguy hiểm với phụ nữ
Tắc kinh nguyệt sau sinh là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ sau sinh