Một số phụ nữ không có kinh nguyệt hàng tháng rất lo lắng liệu bản thân có mất đi thiên chức làm mẹ hay không.
Kinh nguyệt gắn liền với sức khỏe và thiên chức làm mẹ của phụ nữ. Nếu kinh nguyệt không đều hàng tháng, chị em thường đối mặt với việc khó mang thai, vô sinh. Do đó, nếu không có kinh nguyệt, chị em không thể lơ là, cần tìm hiểu rõ mình có bị vô kinh không và phải đi khám ngay.
Không có kinh nguyệt đều đặn là thế nào?
1. Hiện tượng không có kinh nguyệt hàng tháng
Trường hợp không có kinh nguyệt hàng tháng còn gọi là mất kinh, vô kinh, nghĩa là không có ngày hành kinh. Đây là tình trạng không xuất hiện kinh nguyệt đúng lứa tuổi, hoặc tắc kinh liên tục một thời gian, hoặc hoàn toàn không thấy kinh nguyệt.
Có nhiều lý do khiến không có kinh nguyệt hàng tháng không đều, phổ biến nhất là do mang thai. Tuy nhiên, ngoài mang thai, vô kinh còn do rối loạn chức năng tuyến yên, buồng trứng, tử cung, âm đạo, nội tiết tố.
Không có kinh nguyệt hàng tháng còn gọi là mất kinh, vô kinh, nghĩa là không có ngày hành kinh
Vô kinh cũng có thể xảy ra với những người quá gầy hoặc quá béo. Một số chị em tập thể dục cường độ cao cũng có thể bị vô kinh. Không có kinh nguyệt hàng tháng đáng báo động với đối tượng 16 tuổi chưa có kinh lần đầu hoặc phụ nữ trưởng thành không có kinh từ 3 tháng trở lên.
Tình trạng kinh nguyệt không đều ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thụ thai. Việc có thể có thai khi không có kinh hay không còn tùy thuộc vào loại vô kinh mà chị em mắc phải.
2. Phân loại chứng vô kinh
- Vô kinh nguyên phát
Rơi vào trường hợp dậy thì chậm, không dậy thì hoặc vì lý do gì đó mà đã quá tuổi đáng lẽ phải có kinh nguyệt lần đầu nhưng mãi vẫn không có.
- Vô kinh thứ phát
Xảy ra ở phụ nữ đã từng hành kinh nhưng 3 chu kỳ liên tục không thấy kinh nguyệt đến. Vô kinh thứ phát thường được tính khi 3 tháng liên tiếp trở lên không bị hành kinh.
- Vô kinh giả
Hiện tượng vô kinh giả nghĩa là vẫn có hành kinh hàng tháng, nhưng máu kinh lại không xuất ra ngoài. Lúc này toàn bộ bị đọng lại bên trong. Lý do là bộ máy sinh dục bị khuyết tật như không có âm đạo, màng trinh bị bịt chặt.
- Vô kinh thật
Nghĩa là không có khuyết tật về bộ phận sinh dục, hoàn toàn như phụ nữ bình thường. Tuy nhiên đã qua tuổi dậy thì, đến lúc trưởng thành vẫn chưa từng có kinh nguyệt.
>>> Có thể bạn quan tâm: Cách khắc phục không có kinh nguyệt sau sinh chuẩn khoa học
Phụ nữ kinh nguyệt hàng thàng không đều có thai được không?
1. Khả năng mang thai khi kinh nguyệt không đều
Với những chị em không có kinh nguyệt hàng tháng, nếu hỏi có khả năng thụ thai không thì có, nhưng tỉ lệ vô cùng thấp. Nghiêm trọng nhất, không có kinh nguyệt còn dẫn đến vô sinh. Vấn đề không có kinh nguyệt liệu có thai được hay không còn tùy thuộc vào phân loại vô kinh nguyên phát hay thứ phát.
- Trường hợp vô kinh nguyên phát
Vô kinh nguyên phát là không có kinh nguyệt hàng tháng từ lúc nhỏ đến lớn. Rất nhiều khả năng buồng trứng không bình thường. Trường hợp này, việc thụ thai sẽ rất khó khăn và có thể vô sinh.
Không có kinh nguyệt hàng tháng do vô kinh nguyên phát sẽ khó có thai hoặc có thể vô sinh
Việc chưa từng hành kinh có thể do trứng không thể rụng. Một khi không thể rụng trứng, sẽ không có gì để thụ tinh với tinh trùng. Cơ hội mang thai là không xảy ra.
Tuy nhiên, bác sĩ có thể khắc phục tình trạng vô kinh trong một số trường hợp may mắn. Bằng cách điều trị rụng trứng, điều chỉnh khả năng rụng trứng bằng cách bổ sung hormone, phẫu thuật.
Vô kinh nguyên phát nếu không được chữa thì không bao giờ có kinh nguyệt tự nhiên. Cách để có thai duy nhất là phải dùng trứng hiến tặng để thụ thai.
- Trường hợp vô kinh thứ phát
Với trường hợp vô kinh thứ phát, nghĩa là có kinh nhưng sau đó bị tắc kinh 3 tháng liên tục trở lên cũng ảnh hưởng khả năng sinh sản. Vì lúc này có thể trứng không rụng, chu kỳ rụng trứng rối loạn. Điều này khiến việc thụ thai gặp trở ngại.
Vô kinh thứ phát sẽ khó để tính được ngày rụng trứng, khó quan hệ đúng thời điểm nên sẽ tăng độ khó cho việc mang thai nhanh. Vô kinh thứ phát cũng có thể điều trị và khắc phục. Cách thực hiện là bổ sung hormone, phẫu thuật.
Có thể dùng đến phương pháp thụ tinh nhân tạo, thụ tinh ống nghiệm, xin trứng để có thai khi vô kinh
Nếu bị tắc kinh do buồng trứng đa nang, suy buồng trứng thì phải dùng đến phương pháp hỗ trợ thụ thai như thụ tinh nhân tạo, thụ tinh ống nghiệm, xin trứng.
Tuy nhiên, có trường hợp vô kinh thứ phát không ảnh hưởng đến khả năng mang thai. Đó là trường hợp mất kinh trong thời gian cho con bú. Tuy không thấy hành kinh nhưng vẫn có khả năng rụng trứng và có thể mang thai.
2. Làm sao để mang thai khi vô kinh?
Không có kinh nguyệt thường gây khó khăn cho việc mang thai hoặc nặng nề nhất là vô sinh. Việc không có kinh nguyệt hàng tháng xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân. Chỉ khi xác định được đúng nguyên nhân mới có thể trị dứt điểm, hỗ trợ cho việc mang thai.
Nếu bị vô kinh, tốt nhất chị em nên đi khám bác sĩ, đến các bệnh viện sản uy tín để được thăm khám, điều trị tốt nhất. Không nên tự ý điều trị vô kinh tại nhà hay theo lời truyền miệng, thuốc mẹo. Trị không đúng không chỉ khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn mà còn nguy hiểm tính mạng.
Kinh nguyệt rất quan trọng đối với sức khỏe phụ nữ, đặc biệt là vấn đề mang thai, sinh con. Với những trường hợp không có kinh nguyệt hàng tháng đều đặn, chị em cần đi khám ngay, chữa sớm thì mới có hy vọng mang thai được.
Que thử độ chính xác đến mức nào khi kinh nguyệt không đều?
Hầu hết các que hử đều được thiết kế để phát hiện hormone thai kỳ hCG trong nước tiểu.
Độ chính xác của que thử thai khi kinh nguyệt không đều phụ thuộc vào một số yếu tố:
1. Thời điểm
Thời điểm lý tưởng để thử thai là sau khi bạn trễ kinh, nhưng với chu kỳ không đều thì việc xác định thời điểm này có thể khó khăn hơn. Một số que thừ được cho là đủ nhạy cảm để phát hiện có thai vài ngày trước kỳ kinh nguyệt của bạn, nhưng thông thường bạn nên chờ ít nhất 7 đến 10 ngày sau khi dứt kinh để có kết quả chính xác hơn.
2. Độ nhạy
Độ nhạy của que thử có thể khác nhau giữa các dấu hiệu. Một số thử nghiệm nhạy cảm hơn và có thể phát hiện nồng độ hCG thấp hơn, khiến chúng phát hiện sớm hơn.
3. Mức độ hormone
Trong trường hợp kinh nguyệt không đều, nồng độ hCG có thể tăng chậm hơn nên chu kỳ kinh nguyệt đều đều. Điều này có thể dẫ đến kết quả âm tính nếu bạn thử que quá sớm. Bạn nên thử lại que sau một vài ngày hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ để xét nghiệm máu, xét nghiệm này nhạy cảm hơn và có thể phát hiện ra thai kỳ ở hCG thấp hơn.
Tóm lại, các xét nghiệm mang thai có thể xác định chính xác đối với những người có chu kỳ kinh nguyệt không đều, nhưng thời điểm và độ nhạy đóng vai trò quan trọng, và bạn không the73 kiểm soát được điều này.
Làm sao biết có thai khi kinh nguyệt không đều?
Dấu hiệu mang thai là gì nếu tôi có kinh nguyệt không đều?
Mặc dù có thể gặp khó khăn khi dựa vào chu kỳ không đều, nhưng có nhiều dấu hiệu và triệu chứng khác nhau có thể cho thấy bạn đang mang thai. Hãy nhớ rằng những triệu chứng này có thể khá quan trọng và có thể khác nhau tùy theo từng người.
Dưới đây là danh sách một số dấu hiệu mang thai phổ biến:
- Ngực căng, mềm hoặc đau có thể là dấu hiệu sớm của thai kỳ.
- Buồn nôn: Nhiều bà bầu bị buồn nôn, đặc biệt là vào buổi sáng.
- Đi tiểu thường xuyên : Như cầu đi tiểu tăng lên là một triệu mang thai phổ biến.
- Mệt mỏi: Cảm thấy mệt mỏi bất thường, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của thai kỳ.
- Đau bụng nhẹ
- Thay đổi khẩu vị: Cảm giác chán ăn hoặc thèm ăn có thể là dấu hiệu mang thai
- Tâm trạng thất thường: Sự thay đổi nội tiết tố có thể dẫn đến cảm xúc thăng trầm.
- Tăng khứu giác: Một số người mang thai trở nên nhạy cảm hơn với mùi.
- Táo bón hoặc tiêu hóa trục trặc: Những thay đổi về tiêu hóa có thể xảy ra khi mang thai.
- Trễ kinh: Mặc dù không phải là dấu hiệu đáng tin cậy đối với những người có chu kỳ không đều nhưng đây vẫn là một dấu hiệu phổ biến.
Điều quan trọng cần nhớ là những triệu chứng này cũng có thể liên quan đến các tình trạng khác hoặc có thể xảy ra do các yếu tố không liên quan đến mang thai.
Kinh nguyệt không đều và cố gắng thụ thai: Khi nào cần tìm sự giúp đỡ
Bạn nên đặt lịch hẹn với bác sĩ nếu:
- Chu kỳ kinh nguyệt của bạn đã không xuất hiện từ ba tháng trở lên.
- Bạn phải đối mặt với chu kỳ kéo dài hơn một tuần.
- Bạn nhận thấy mình phải thay băng vệ sinh mỗi một hoặc hai giờ trong kỳ kinh nguyệt.
- Cảm giác khó chịu đặc biệt trong suốt kỳ kinh
- Bạn đã cố gắng hết sức để thụ thai trong một năm nhưng không thành công và bạn dưới 35 tuổi. Nếu bạn từ 35 tuổi trở lên , sáu tháng cố gắng có thể là thời điểm tốt để kiểm tra với bác sĩ.
Mang thai có thể là khoảng thời gian hồi hộp và đôi khi lo lắng, đặc biệt nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt không đều. Hiểu được các sắc thái của việc phát hiện mang thai đối với những người có chu kỳ không đều là điều cần thiết. Chu kỳ kinh nguyệt không đều không có nghĩa là bạn không có khả năng mang thai. Điều quan trọng là bạn phải biết các dấu hiệu và triệu chứng, thực hiện xét nghiệm mang thai chính xác và tham khảo ý kiến bác sĩ. Hãy nhớ rằng cơ thể của mỗi người là duy nhất và những gì có thể mang lại hiệu quả cho người này không thể áp dụng cho người khác. Nếu bạn nghi ngờ mình có thể mang thai, bất kể chu kỳ kinh nguyệt không đều, hãy tìm lời khuyên và hỗ trợ từ bác sĩ sản khoa uy tín
Xem thêm bài viết liên quan:
Vì sao kinh nguyệt không đều, điểm mặt 13 nguyên nhân khiến chu kỳ rối loạn
Điều trị kinh nguyệt không đều tại nhà thế nào cho hiệu quả?
Kinh nguyệt không đều do nội tiết tố, ăn ngay 8 thực phẩm rẻ tiền giúp cân bằng nội tiết